Các thuốc chống nôn cho bà bầu

Thuốc chống nôn dùng trong thai kỳThuốc chống nôn dùng trong thai kỳ

SKĐS – Nôn thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ chiếm 90% trường hợp. Nguyên nhân là do tăng nội tiết tố hCG.

1. 90% phụ nữ mang thai gặp triệu chứng buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 50% đến 90% phụ nữ mang thai. Phụ nữ thường bị ảnh hưởng trong ba tháng đầu của thai kỳ, thường trong khoảng từ 6 – 8 tuần đầu thai kỳ. Buồn nôn và nôn có xu hướng giảm dần sau tuần thứ 12 và hiếm khi kéo dài đến 3 tháng giữa thai kỳ. Chỉ có 1% phụ nữ mang thai sẽ tiếp tục phát triển các triệu chứng đủ nghiêm trọng để đảm bảo chẩn đoán chứng nghén nặng cần điều trị tại bệnh viện.

Nghén thông thường: Khoảng 80% thai phụ bị nghén ở dạng này. Trong thai kỳ, thai phụ luôn thấy mệt mỏi do nôn ói.

Tuy nhiên, tình trạng nôn ói chỉ diễn ra ở mức độ vừa phải, vẫn còn giữ thức ăn bên trong dạ dày. Do đó, thai phụ không sút cân, toàn thân ít thay đổi. Sau khoảng 12 tuần sẽ thấy triệu chứng nôn ói giảm dần.

Nghén nặng: Gặp trên khoảng 1 -1,5%. Thai phụ thường xuyên nôn ói với mức độ trầm trọng khiến thức ăn bị tống ra hết bên ngoài, nôn liên tục, ăn gì cũng nôn, kết hợp với tình trạng chán ăn do ốm nghén khi mang thai khiến thai phụ sút cân. Điều đó dẫn đến thai phụ dễ bị suy nhược, hay mệt mỏi, chóng mặt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai.

photo-1654393505488

Nhiều phụ nữ mang thai gặp tình trạng buồn nôn và nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ.

2. Triệu chứng thường gặp của cơn nghén

Phụ nữ mang thai thường gặp các triệu chứng:

  • Ói mửa liên tục.
  • Giảm cân> 5% trọng lượng trước khi mang thai.

  • Mất nước.

  • Rối loạn điện giải.

Các triệu chứng ốm nghén khi mang thai có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhất là khi có sự kích thích về mùi vị ở các loại thực phẩm như thịt sống, cá sống… dễ có cảm giác buồn nôn và nôn.

Khi nôn quá nhiều, sản phụ sẽ bị mất nước. Đồng thời, chính sự nhạy cảm về mùi vị thức ăn nên sẽ không thấy ngon miệng, thậm chí chán ăn. Bên cạnh đó, nôn nhiều cũng có thể dẫn đến hoa mắt, chóng mặt. Thêm vào đó là hiện tượng sút cân do không ăn uống đầy đủ, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng khiến cơ thể mệt mỏi. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống của sản phụ.

3. Các thuốc điều trị nôn ở phụ nữ mang thai

Đầu tiên cần phải nhấn mạnh rằng: Thai phụ không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

3.1. Một số biện pháp không dùng thuốc

– Tránh các tác nhân có khả năng làm trầm trọng thêm buồn nôn và nôn, bao gồm một số loại thức ăn hoặc mùi nhất định.

– Hạn chế ăn thực phẩm béo và chế độ ăn nhiều carbohydrates do có nguy cơ làm tăng nặng thêm tình trạng nghén. Chế độ ăn ít carbohydrate và hàm lượng protein cao có thể làm giảm nguy cơ buồn nôn và nôn.

– Cần chia nhỏ bữa ăn hằng ngày khoảng 5-6 bữa ăn/ngày và không nên ăn quá no nhưng không nên để bụng đói.

Các thuốc chống nôn cho bà bầu - Ảnh 4.

Gừng có tác dụng chống nôn.

– Gừng là vị thuốc tự nhiên có thể điều trị buồn nôn và nôn do nghén trong thai kỳ. Có thể sử dụng khoảng 1g gừng mỗi ngày dưới dạng gừng tươi hoặc bánh gừng, kẹo gừng, trà gừng… Sau các bữa ăn có thể ngậm ít kẹo gừng sẽ làm dễ chịu hơn.

– Uống đủ nước (2-3 lít/ngày): Nước chanh, nước hoa quả sẽ dễ chịu hơn.

– Có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, trứng, rau củ có màu xanh đậm, táo, chuối, bánh mì nướng…; thực phẩm giàu vitamin C để chống nôn.

– Không nằm ngay sau khi ăn.

– Tinh thần thoải mái là điều rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Do đó, cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, làm những việc mình thích, tránh căng thẳng, lo lắng.

– Tập luyện nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường sức khỏe ở thai phụ, vừa giảm các triệu chứng ốm nghén. Nên lựa chọn các bài tập như tập hít thở, đi bộ, bơi lội, yoga để thư giãn.

3.2. Biện pháp dùng thuốc

Các loại thuốc chống nôn dưới đây có thể được sử dụng trong thai kỳ với liều chuẩn để điều trị buồn nôn và nôn:

Vitamin B1: Vitamin B1 (thiamine) được chỉ định cho những phụ nữ mang thai bị buồn nôn hoặc nôn liên tục. Có thể bổ sung thiamine dưới dạng uống. Nếu bệnh nhân không hấp thụ được thiamine đường uống thì có thể truyền tĩnh mạch.

Vitamin B6: Được ưu tiên sử dụng cho phụ nữ mang thai bị buồn nôn và nôn, vì không có tác dụng phụ ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Thai phụ không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Nhóm thuốc đối kháng thụ thể H1: Promethazine có thể sử dụng để ngăn ngừa và điều trị buồn nôn và nôn trên phụ nữ có thai.

Thuốc chống chỉ định với người bệnh mẫn cảm với thuốc chống nôn promethazine hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc, tiền sử mất bạch cầu hạt và glôcôm góc đóng.

Tác dụng phụ thường gặp của promethazine là ngủ gà, nhìn mờ, tăng hoặc hạ huyết áp, nổi ban do tính chất kháng cholinergic.

Lưu ý: Chỉ nên dùng promethazine cho người có thai khi mà lợi ích điều trị vượt trội nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.

Thuốc đối kháng dopamine: Metoclopramide là loại thường dùng để dự phòng, điều trị buồn nôn và nôn có thể dùng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, khi dùng thuốc vào cuối thai kỳ có thể xuất hiện triệu chứng ngoại tháp ở trẻ sơ sinh. Do đó, cần theo dõi thận trọng trẻ sau khi sinh nếu dùng thuốc trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Tác dụng phụ của thuốc chống nôn metoclopramide thường gặp là tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi và yếu cơ bất thường. Ngoài ra, thuốc còn gây ra trạng thái ngủ gà, rối loạn trương lực cơ cấp tính đặc biệt ở những người bệnh nữ trẻ, bồn chồn và chứng đứng ngồi không yên, trầm cảm.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những đối tượng nào là nhóm nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ?

Rate this post

Viết một bình luận