Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cây trồng

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cây trồng

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cây trồng

Một cây trồng khỏe là nó ít bị tổn thương khi có sâu bệnh hại quấy phá. Vì thế, mục tiêu chính của nông dân là tạo các điều kiện để giữ cho cây trồng khỏe mạnh. Sự tương tác giữa các sinh vật sống và môi trường là yếu tố cốt lõi đối với sức khỏe của cây trồng. Trong điều kiện thuận lợi, cây trồng tự có các cơ chế bảo vệ đấu tranh với sự lây nhiễm của sâu bệnh hại. Đây là lý do vì sao một hệ sinh thái được quản lý tốt có thể là một cách làm giảm mức độ sâu hoặc bệnh hại hiệu quả. Một số giống cây trồng nhất định có các cơ chế bảo vệ hiệu quả hơn so với một số khác và vì vậy chúng có nguy cơ nhiễm sâu bệnh hại thấp hơn .

Điều kiện sức khỏe của một cây trồng phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất. Khi chất dinh dưỡng được cân bằng tốt, hệ vi sinh vật đất phát triển ổn định, cây trồng khỏe sẽ ít bị nhiễm sâu bệnh hại hơn. Ngoài ra khí hậu, nhiệt độ, nước là các yếu tố rất cần thiết cho một cây trồng khỏe mạnh.

Nếu một trong số các yếu tố này không phù hợp, cây trồng có thể bị căng thẳng từ đó làm suy yếu cơ chế tự vệ và khiến chúng dễ dàng trở thành mục tiêu của sâu bệnh hại. Một trong những điểm quan trọng nhất đối với nông dân hữu cơ là trồng cây khỏe. Trồng cây khỏe sẽ tránh được nhiều vấn đề về sâu bệnh hại.

2. Hệ thống miễn dịch của cây trồng

Cây trồng có cơ chế của riêng chúng để tự vệ chống lại sâu hại và bệnh dịch. Cơ chế này được xem như là hệ thống miễn dịch của cây trồng. Sâu hại và bệnh dịch không ngẫu nhiên tấn công tất cả các cây trồng, mà chúng chỉ tấn công những cây trồng không có khả năng đấu tranh với chúng. Một số cây có khả năng ngăn chặn hoặc hạn chế sự xâm nhập của một số sâu bệnh hại. Khả năng này được gọi là sức đề kháng. Canh tác các giống có sức đề kháng là một biện pháp phòng ngừa quan trọng trong canh tác hữu cơ để giảm những thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế kháng cự của cây trồng. Một số có nguồn gốc gien di truyền; một số khác do các yếu tố môi trường trợ giúp. Một số cây trồng có khả năng kháng nhiều loại sâu hại và bệnh dịch. Một số khác chỉ có thể đấu tranh với một loại côn trùng hoặc mầm bệnh mà thôi. Một số cây trồng kháng cự được qua suốt vòng đời cây trồng. Một số khác chỉ có thể kháng cự ở những giai đoạn sinh trưởng nhất định.

Các cơ chế bảo vệ Các cơ chế bảo vệ khác nhau của cây trồng làm cho chúng kháng lại một số sâu bệnh hại nhất định, có thể được phân loại như sau:

2.1. Không thích ứng

Là những cây có các yếu tố cản trở sâu hại hoặc ít kích thích dẫn dụ chúng. Các yếu tố của cơ chế này gồm:

  • Màu sắc không hấp dẫn một loại sâu hại nào đó;
  • Thiếu những yếu tố dinh dưỡng cần thiết nào đó đối với sâu bệnh, hình thái tăng trưởng không hấp dẫn làm cho sâu bệnh không có nơi trú ngụ v.v…
  • Lá có chất dính hoặc có lông dài ngăn cản khả năng di chuyển hoặc ăn cây của côn trùng;
  • Có mùi hắc hoặc dầu thơm làm cho sâu hại tránh xa;
  • Lá phủ sáp làm sâu bệnh khó xâm nhập.

2.2. Bảo vệ chủ động

Cây trồng kháng cự bằng cách ngăn chặn, gây hại hoặc thậm chí phá hủy sự tấn công của sâu hại. Cách này đòi hỏi cây trồng có sự tiếp xúc với sâu hoặc bệnh hại. Các cơ chế này gồm:

  • Trong lá có các chất hạn chế các bước trao đổi chất cần thiết của sâu hoặc bệnh hại;
  • Các chất độc trong lá gây hại sâu bệnh khi chúng ăn vào;
  • Lông bài tiết ra chất dính ngăn cản sự di chuyển của sâu hại.

2.3. Chịu đựng được

Thay vì các cách đấu tranh với sâu hại đề cập phía ở trên, cây có khả năng chịu đựng tái tạo lá đủ nhanh để bù đắp lại sự tấn công của sâu bệnh hại mà không bị ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng và năng suất của cây trồng.

Vân Hồng

Xem thêm về: Chăm sóc cây trồng, Quản lý sâu bệnh

Danh mục: Cách trồng và chăm sóc, Kỹ thuật chăm sóc cây

Rate this post

Viết một bình luận