Cách Chăm Sóc Cây Tiểu Quỳnh

Vào dịp cuối năm, đầu năm mới cũng là lúc hoa đẹp nhất nên có ít nhất một chậu cây tiểu quỳnh đặt trong nhà sẽ mang lại cảm giác ấm áp, yên bình bởi sắc hoa này mang lại.

Là cây ưa bóng râm thích hợp làm cây nội thất, cây thường được trồng vào chậu treo hoặc chậu để bàn. Cây tiểu quỳnh cùng họ với xương rồng nên còn có ý nghĩa trừ tà mang đến cảm giác bình yên thoải mái hơn.

Với những người yêu hoa nhưng lại không có thời gian chăm sóc cũng như không biết cách chăm sóc thì cây tiểu quỳnh là sự lựa chọn tốt nhất. Vì tiểu quỳnh là cây cùng họ với xương rồng nên rất dễ chăm sóc đã vậy cây còn có khả năng chịu hạn tốt. Cây tiểu quỳnh mọc thành bụi nhỏ, gốc hóa gỗ mập, thân dẹp, có hoa ở đỉnh. Hoa có rất nhiều màu để bạn lựa chọn, như là màu đỏ, hồng, trắng, tím, xanh, vàng cam. Ngoài ra cây được mệnh danh là nữ hoàng bóng đêm vì hoa nở vào ban đêm và nở được nhiều ngày vẫn chưa tàn. Cây tiểu quỳnh nở hoa vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Là cây dạng rủ nên thường được trồng làm chậu treo trang trí ban công, cửa sổ hay đặt trong phòng khách. Vào dịp cuối năm, đầu năm mới cũng là lúc hoa đẹp nhất nên có ít nhất một chậu đặt trong nhà sẽ mang lại cảm giác ấm áp, yên bình bởi sắc hoa này mang lại.

cach cham soc hoa tieu quynh

Hình thái: Cây tiểu quỳnh hay còn gọi là nhật quỳnh, là loài hoa đa dạng về màu sắc. Thân dẹp màu xanh, có 2 cánh, mép khia răng, thắt lại ở đốt, phân cành nhiều. Cây mọc thành bụi, có hoa ở đỉnh với tràng hoa uốn ra ngoài. Hoa thường có màu hồng, màu đỏ, màu trắng và còn nhiều màu khác nữa. Cây tiểu quỳnh là cây lai giữa hoa quỳnh hương và thanh long nhưng khác với hoa quỳnh hương hoa tiểu quỳnh có nhiều màu, tuy không thơm nhưng nở nhiều ngày chưa tàn. Hoa nở vào ban đêm, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

cach cham soc hoa tieu quynh

Điều kiện sống: Cây không ưa sáng, thích nơi bóng râm, độ ẩm cao, đặc biệt cây tiểu quỳnh này không chịu được rét. Nhiệt độ lý tưởng của cây là 25℃. Vì vậy có thể trồng trong chậu treo ở ban công, mái hiên cạnh cửa sổ hoặc trồng chậu để trang trí phòng khách cũng rất đẹp.

cach cham soc hoa tieu quynh

Chăm sóc: Cây phải được trồng trong đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí và hơi chua. Đối với cây tiểu quỳnh nên dùng phân hữu cơ để bón lót. Và vào thời điểm trước khi ra hoa nên bổ sung thêm ít phân lân để cây ra hoa nhiều và đẹp hơn. Sau khi hoa nở thì hạn chế tưới nước và nếu thời tiết lạnh phải đem cây vào nhà để cây sống tốt. Là cây sống lâu năm, cây tiểu quỳnh chịu khô hạn rất tốt, dù không chăm sóc cây vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó cần chăm sóc thường xuyên để cho hoa và mang lại tuổi thọ lâu dài cho cây.

cach cham soc hoa tieu quynh

Nhân giống: Bằng cách giâm thân hoặc ghép. Mùa xuân, mùa hè và mùa thu là thời điểm thích hợp để giâm thâncây tiểu quỳnh trong đó mùa thu là tốt nhất. Để giâm, bạn cắt vài đốt thân cây rồi hong khô 1-2 ngày, sau đó cắm vào đất cát tơi xốp và tưới ít nước. Cách khoảng 3-5 ngày thì tưới nước 1 lần, sau 1 tháng chăm sóc đều dặn cây sẽ ra rễ và nảy chồi mới. Nếu muốn ghép cây tiểu quỳnh thì nên ghép vào mùa xuân hoặc thu và chọn thân cây thanh long hay xương rồng để ghép. Dùng dao đã khử trùng cắt ngang thân cây chủ rồi cắt hình chữ V, sau đó chọn cànhcây tiểu quỳnh có độ tuổi trung bình (không non cũng không già, gồm 2 đốt), lưu ý là thân cành cây tiểu quỳnh ghép phải dẹt hai bên, bóc vỏ, cắt một nhát hai bên rồi cắm vào gốc ghép sau khoảng 2-3cm. Rồi lấy tấm nilon buộc chặt, để nơi mát tránh mưa. Không nên tưới nước nhiều, không tưới vào vết ghép, sau nửa tháng là sống. Cây được ghép sẽ có hoa đẹp, sinh trưởng nhanh hoa nhiều, thường nở hoa trong năm.

Rate this post

Viết một bình luận