Sữa chua không đường có vị béo béo, nhưng không quá ngọt sẽ rất phù hợp cho những ai đang trong chế độ ăn kiêng. Cách làm sữa chua không đường mịn, không tách nước mà Dạy Pha Chế Á Âu chia sẻ, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
Cách làm sữa chua không đường mịn màng, không tách lớp (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu làm sữa chua không đường
- Sữa chua cái: 1 hộp
- Sữa tươi không đường: 1 lít
- Dụng cụ: hủ thủy tinh đựng sữa chua, nồi nấu, muỗng gỗ khuấy…
Cách làm sữa chua không đường
Bước 1: Khử trùng dụng cụ
Bước này rất quan trọng, bởi vì sữa chua tách nước và không mịn là do nhiễm khuẩn. Do đó bạn nên tráng sơ bình thủy tinh, dụng cụ nấu qua nước sôi. Sau đó bạn để ráo nước rồi sử dụng.
Bước 2: Cách làm sữa chua không đường
Tiếp đến, bạn cho sữa chua cái và sữa tươi không đường vào nồi nấu. Dùng muỗng gỗ khuấy đều cho sữa chua cái tan hoàn toàn để sữa chua mịn hơn.
Sau đó bạn đun sôi hỗn hợp sữa trên bếp ở lửa nhỏ liu riu để sữa chín và không nên để sữa sôi mạnh. Tắt bếp và vớt phần bọt nổi trên bề mặt sữa chua.
Rót sữa chua ra hủ đựng thủy tinh (Ảnh: Internet)
Bước tiếp theo của cách làm sữa chua không đường là rót lần lượt sữa chua vào từng hũ thủy tinh và đậy nắp kín.
Bước 3: Cách ủ sữa chua đúng cách
Bạn có thể dùng thùng xốp hoặc nồi cơm điện để làm sữa chua đều được. Quan trọng nhất là nhiệt độ ủ sữa chua dao động từ 40 – 60 độ C. Bạn đặt từng hủ sữa chua vào trong thùng ủ và rót thêm nước đến gần ½ hủ thủy tinh để giữ nhiệt độ cố định. Thời gian ủ sữa chua lí tưởng là khoảng 7 – 8 tiếng.
Đậy nắp kín và ủ sữa chua khoảng 7 – 8 tiếng (Ảnh: Internet)
Những lưu ý khi ủ sữa chua
- Luôn tiệt trùng sạch sẽ các dụng cụ bằng nước nóng.
- Để sữa chua nguội rồi mới cho vào hủ thủy tinh.
- Nhiệt độ ủ sữa chua dao động khoảng 40 – 60 độ. Khi ủ bằng thùng xốp thủ công thì bạn nên kiểm tra nước thường xuyên và châm thêm nước nếu cần.
- Sữa chua cái nên chọn mua hủ mới để con men hoạt động tốt. Cho nên khi mua bạn nhớ kiểm tra thời hạn sản xuất.
- Không di chuyển sữa chua khi đang ủ.
- Khi ủ sữa chua dẻo hay sữa chua uống trong vòng 7 – 8 tiếng. Bạn có thể ủ qua đêm để tiết kiệm thời gian.
- Thời gian ủ khoảng 5 – 6 tiếng sẽ không đông đặc và lên men đủ. Sữa chua sẽ không đảm bảo đủ lượng acid lactic tốt cho tiêu hóa.
Sữa chua không đường tự làm bảo quản được bao lâu?
Sữa chua sau khi ủ lên men thì bạn cho vào ngăn mát hoặc ngăn đông dùng dần. Nếu bạn muốn ăn sữa chua mềm thì nên để dưới ngăn mát nhé. Sữa chua có thể bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 7 – 10 ngày là được.
Sữa chua không đường có vị béo, ít ngọt (Ảnh: Internet)
Tác dụng của sữa chua là gì?
Thành Phần Dinh DưỡngNăng Lượng (%)Total Fat 2.6gSaturated Fat 1.7gPolyunsaturated Fat 0.1 gMonounsaturated Fat 0.7 gCholesterol 10 mg3%Sodium 119 mg5%Potassium 398 mg11%Total Carbohydrates 12 g4%Dietary Fiber 0 gSugars 12 gProtein 8.9 gVitamin A1.7%Vitamin C1.7%Vitamin C2.3%Calcium24%Iron0.8%
Nguồn: Nutritionix
Sữa chua có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Mỗi mẻ sữa chua chứa rất nhiều nguyên tố và vitamin. Trong đó:
- Sữa chua có tác dụng giảm cholesterol trong máu: Sữa chua có lợi cho vi khuẩn, khả năng phân hủy axit mật giúp dịch tiêu hóa chứa cholesterol sẽ đẩy lượng dư thừa ra khỏi cơ thể.
- Thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn: Men vi sinh có trong sữa chua làm giảm triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích, rối loạn đại tràng… Một nghiên cứu về bệnh nhân mắc hội chứng ruột, nhưng khi dùng sữa chua thường xuyên thì nhanh chóng cải thiện chứng đầy hơi.
- Sữa chua kiểm soát cân nặng: Sữa chua không có khả năng giảm cân, nhưng sữa chua cung cấp đầy đủ khoáng chất, vitamin… để giảm năng lượng đưa vào cơ thể.
- Bảo vệ răng lợi: Sữa chua không đường có chất axit litic sẽ giúp bảo vệ nướu rất tốt và không gây hại cho rằng.
- Làm đẹp: Sữa chua có thể dùng để làm mặt nạ, xóa mờ vết nhăn, làm mịn da, giảm tình trạng lão hóa…
Bên cạnh cách làm sữa chua không đường mà Dạy Pha Chế Á Âu chia sẻ, bạn có thể sử dụng để sáng tạo thành nhiều món như sữa chua trái cây, sữa chua nếp cẩm, sữa chua không cần ủ…