Mẹ đang muốn cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nhưng không biết cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm như thế nào? Cho bé dùng cháo rây có những ưu điểm, nhược điểm gì? Cách nấu chúng có khó không? Có cách nào để nấu cháo rây thật nhanh cho mẹ bận rộn không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pinkspoon để có được câu trả lời mẹ nhé!
Khi nào bé có thể bắt đầu ăn cháo rây?
Giai đoạn từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ cho tới khi được 2 tuổi được gọi là “1000 ngày vàng”. Đây là thời kì xây dựng đặt nền móng cho sức khỏe và trí tuệ của bé sau này. Để con thông minh, khỏe mạnh bên cạnh việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất bột đường, thì các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, Vitamin D, canxi, sắt, kẽm…. cũng rất quan trọng.
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất, là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà không một loại thực phẩm nào có thể thay thế được. Nhưng dần dần sữa mẹ sẽ không đáp ứng đủ được nhu cầu phát triển của bé, khi đó mẹ cần cho bé bắt đầu ăn bổ sung hay còn gọi là ăn dặm.
Hiện nay, có 3 phương pháp ăn dặm chính mà chúng ta thường áp dụng đó là: ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm bé tự chỉ huy. Trong đó, món cháo rây cho bé được xuất phát từ ăn dặm kiểu Nhật.
Bé có thể bắt đầu ăn cháo rây ngay trong những ngày đầu tiên tập ăn dặm. Tức là khi bé tròn 6 tháng tuổi. Lúc này, mẹ cần đảm bảo cháo có độ thô phù hợp, tập cho bé làm quen một cách từ từ sau đó tăng dần trong những ngày tiếp theo.
Bé cần ăn bao nhiêu cháo rây một bữa?
Như phần trên Pinkspoon đã chia sẻ, bé sẽ bắt đầu ăn cháo rây ngay trong những ngày đầu tiên tập ăn dặm. Lượng ăn một hai ngày đầu có thể chỉ là 1 – 2 thìa, sau đó tăng dần lên thành 10ml, 20ml trong tuần đầu tiên.
Cụ thể, mẹ có thể tham khảo lượng thực phẩm ăn trong 1 bữa của các bé ăn dặm kiểu Nhật theo khuyến nghị của Hội dinh dưỡng Nhật Bản dưới đây:
Giai đoạn đầu (5 – 6 tháng)Giai đoạn giữa (7 – 8 tháng)Giai đoạn cuối (9 – 11 tháng)Giai đoạn hoàn thành ăn dặm (12 – 18 tháng)Cách cho trẻ ăn1 thìa/ lần sau tăng dần
1 lần/ ngày
Quan sát/ theo dõi trẻ trong quá trình tập ăn
Không hạn chế lượng sữa hàng ngày
Cấu trức thực phẩm: nhuyễn, mịn
2 lần/ngày
Tạo thói quen ăn uống cho trẻ
Cho trẻ trải nghiệm nhiều kiểu cấu trúc và nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Tăng số lượng các loại thực phẩm hơn so với trước đó
Cấu trức thực phẩm: đủ mềm để trẻ có thể nghiền nát được bằng lưỡi.
3 lần/ ngày
Duy trì thói quen ăn uống cũ, tạo một số thói quen mới như ăn cùng gia đình, người thân, bạn bè, kích thích sự thích thú của trẻ với bữa ăn.
Cấu trúc thực phẩm: đủ mềm để có thể nghiền nát bằng lợi
3 lần/ ngày
Duy trì thói quen ăn uống, nhịp ăn uống cho trẻ
Giúp trẻ cảm nhận rằng việc ăn uống là niềm hạnh phúc.
Cấu trúc thực phẩm: đủ mềm để có thể nhai được bằng răng.
Số lượng thực phẩm mỗi bữaNhóm ngũ cốc
Cháo rây/ cháo nguyên hạt/ cơm
- Cháo rây
- Rau xay mềm
- Lòng đỏ trứng, thịt trắng,cá, đậu phụ xay.
Cháo: 50 – 80gCháo: 80 – 90gCơm mềm: 80 – 90gRau/ quả20 – 30g30 – 40g40 – 50gCá10 – 15g15g15 – 20gThịt10 – 15g15g15 – 20gĐậu phụ30 – 40g45g50 – 55gTrứng20g (lòng đỏ)20 – 30g (lòng đỏ)30 – 40g (cả quả)Sữa chua/ phô mai50 – 70g80g100g
Mặc dù đây là khuyến nghị về thành phần thực phẩm trong 1 bữa ăn dặm của các bé ở Nhật. Tuy nhiên, mẹ có thể điều chỉnh lượng ăn của bé để phù hợp với tình trạng dinh dưỡng cũng như khả năng phát triển của bé nhà mình.
Ưu nhược điểm khi cho bé ăn cháo rây
Ưu điểm
- Bé được ăn tách riêng cháo nên trong trường hợp có dị ứng hoặc tiêu chảy có thể dễ dàng phát hiện và tìm nguyên nhân.
- Bé có thể cảm nhận được hương vị của món cháo từ đó giúp phát triển vị giác cho con.
- Mặc dù cháo được rây mịn nhưng vẫn còn độ lợn cợn nhất định giúp trẻ phát triển khả năng nhai, nuốt tốt hơn.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, khi cho bé ăn cháo rây cũng có thể có một số các nhược điểm như:
- Tốn thời gian của mẹ: việc nấu được một bát cháo rây đúng chuẩn sẽ mất nhiều thời gian của mẹ hơn rất nhiều so với việc nấu các món cháo xay truyền thống.
- Thể tích bát cháo có thể bị tăng lên: Rây là một cách giúp cháo mềm, mịn bé có thể ăn được. Nhưng trong quá trình rây có thể vô tình làm bát cháo tăng lên. Nếu bé biếng ăn có thể không ăn hết được phần cháo đó làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm tăng cân.
- Mẹ pha cháo với nước dashi tùy ý nên có thể làm cháo bị quá loãng, đậm độ năng lượng của bát cháo thấp nên trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu vi chất.
- Trẻ có thể gặp một số vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm từ dụng cụ.
3 Cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm phổ biến nhất hiện nay
Trên đây là những thông tin chung nhất về ăn dặm kiểu Nhật cũng như món cháo rây. Bây chúng ta hãy cũng nhau bắt tay vào tìm hiểu cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm ngay thôi ạ.
Cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm từ gạo
Đây là cách nấu phổ biến nhất. Thông thường bé chỉ cần ăn cháo rây trong giai đoạn từ 5 – 6 tháng với tỉ lệ 1: 10 (1 gạo và 10 nước).
Cách nấu
- Mẹ nên ngâm gạo trước khi nấu cháo cho bé từ tối hôm trước để gạo nềm, cháo sẽ ngon hơn. Sau đó mang gạo đi vo qua lại 1 lần nữa rồi cho vào nồi theo đúng tỉ lệ.
- Cho nồi lên bếp, đun nhỏ lửa trong khoảng 40 – 45 phút rồi tắt bếp. Ủ cháo trong nồi thêm 15 phút nữa để cháo mềm nhừ, thơm hơn.
- Cho phần cháo chín ra bát (đủ theo lượng ăn của trẻ), thêm 1 chút nước dashi để cháo không bị quá đặc rồi cho lên rây để rây. Trong những ngày đầu mẹ nên rây cháo 2 lần để bé có thể ăn được.
Kiểm tra độ thô: Cháo chín mềm, nhừ có thế nghiền nát bằng 2 đầu ngón tay, khi cho cháo qua rây mẹ chỉ cần dùng thìa miết nhẹ là được.
Cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm từ cơm
Để tiết kiệm thời gian, công sức nhiều mẹ đã sáng tạo ra cách nấu cháo từ cơm. Tuy nhiên, cháo nấu từ cơm có thể bị sai lệch 1 chút về tỉ lệ, độ thơm ngon và độ kết dính có thể kém hơn so với cháo nấu từ gạo đó mẹ nhé.
Cách thực hiện
Mẹ cho cơm và nước theo tỉ lệ 1 cơm: 5 nước vào nồi. Đun sôi tới khi cơm mềm và nhuyễn, đảm bảo độ thô như Pinkspoon đã hướng dẫn mẹ ở phần trên. Rồi cho cháo đi rây. Cách rây tương tự như khi mẹ nấu cháo bằng gạo mẹ nhé.
Cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm từ bánh mì
Bánh mì cũng là một trong những loại thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc mà mẹ có thể dùng để nấu cháo cho con.
Cách thực hiện
Bánh mì mẹ cắt bỏ phần vỏ, lấy phần ruột, xé nhỏ cho vào nồi cùng với nước lọc hoặc nước dashi theo tỉ lệ 1 bánh mì: 5 nước.
Đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 1 – 2 phút.
Lời kết
Pinkspoon hy vọng qua bài viết này mẹ đã có thể biết được những ưu điểm, nhược điểm khi cho bé ăn cháo rây. Đồng thời biết được cách để nấu cho bé món cháo này một cách nhanh, an toàn và phù hợp với bé nhà mình.
Nếu mẹ có bất cứ câu hỏi, thắc mắc gì về cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm đừng quên để lại comment cho Pinks được biết và hỗ trợ mẹ ngay phía dưới bài viết này mẹ nhé.