Cách cải thiện hệ tiêu hóa cho bé

Hệ tiêu hoá đang trong thời gian phát triển và hoàn thiện nên các bé thường hay gặp các vấn đề khi hấp thụ thức ăn. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là điều cần thiết nhằm cải thiện đường tiêu hoá cho bé, giúp trẻ hấp thụ toàn diện các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

1. Tránh ăn quá nhiều cùng một lúc

Phụ huynh cho trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ khiến cho đường tiêu hoá và dạ dày nhỏ bé phải làm việc hết công suất nhằm hấp thụ hết dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các chức năng hệ tiêu hoá và dạ dày của trẻ. Vì thế, phụ huynh nên chia nhỏ từng bữa, cho bé ăn nhiều bữa với một ít thức ăn, tránh để bé ăn quá nhiều trong một lần. Đồng thời nên tập cho trẻ ăn chậm hơn, nhai kỹ thức ăn sẽ rất tốt cho hệ tiêu hoá, tránh cho hệ tiêu hoá phải làm việc quá tải.

2. Khi ăn không uống nước

Trong quá trình cho ăn, các mẹ thường cho bé cầm một bình nước để uống. Thực ra đây là một thói quen không tốt, có thể làm gián đoạn quá trình ăn của bé, khiến thức ăn trong dạ dày bị pha loãng, dẫn tới quá trình tiêu hoá diễn ra chậm hơn. Các bậc phụ huynh có thể cho con uống một ít nước trước lúc ăn khoảng 15 – 20 phút và sau khi ăn tầm 30 – 40 phút nhằm cải thiện hệ tiêu hóa cho bé được khỏe mạnh hơn.

3. Không dùng thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn hay thức ăn nhanh chứa một lượng chất bảo quản và chất béo rất lớn, gây nhiều trở ngại cho hệ tiêu hoá của con. Đồng thời, một số loại thức ăn nhanh cũng có thể chứa chất gây bệnh, nhưng lại ít dinh dưỡng, làm trẻ thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Hơn nữa, khâu chế biến của đồ ăn bên ngoài không được đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguy cơ khiến trẻ bị tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi,… Vì thế, bố mẹ nên loại bỏ đồ ăn nhanh, những loại thực phẩm chế biến sẵn ra thực đơn của con.

Xem ngay: Nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của bé kém phát triển

cải thiện hệ tiêu hóa cho bé

4. Hạn chế các thực phẩm khó tiêu hoá

Các loại thực phẩm khó tiêu hóa như thịt hoặc sản phẩm từ sữa khiến đường ruột phải làm việc rất nhiều nếu trẻ ăn liên tục trong một tuần. Chính vì thế, bố mẹ nên bổ sung cho con ăn nhiều rau và hoa quả – như chuối chín hay bông cải xanh, giúp giảm viêm đường tiêu hoá và tránh táo bón, hấp thụ dinh dưỡng tốt và tăng cường khả năng miễn dịch. Lưu ý, không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn chuối và ăn quá nhiều bông cải vì có thể dẫn đầy hơi.

Nếu có thể, cha mẹ nên cho con ăn 1 – 2 bữa chay mỗi tuần để cải thiện hệ tiêu hoá, giúp đường ruột được nghỉ ngơi sau một tuần làm việc. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng, an toàn nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Do hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn chưa phát triển, các mẹ có con nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên cho bé uống thật nhiều sữa nhằm bổ sung và cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh.

5. Thiết kế thực đơn khoa học

Để cải thiện đường hệ tiêu hoá cho bé các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý khi thiết kế thực đơn hàng ngày của con. Có những loại thực phẩm nếu kết hợp với nhau sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hoá. Ví dụ,như không nên kết hợp thịt bò với khoai tây hay bánh mì để tránh làm cho quá trình tiêu hóa bị chậm và yếu đi. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để thiết kế thực đơn cho con rõ ràng và hiệu quả.

6. Tập trung trong khi ăn

Những thói quen tốt nên được thiết lập và cho trẻ tập luyện ngay từ nhỏ. Nhiều bậc cha mẹ thường cho con vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại để con ăn được nhiều hơn. Nhưng đây chỉ là lợi ích trước mắt, thói quen xấu này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá vì cơ thể không tập trung vào nhiệm vụ thức ăn. Vì vậy, các bạn nên rèn thói quen cho trẻ không làm việc khác trong khi ăn để bé có thể ăn chậm rãi, từ tốn và cảm nhận hương vị của món ăn, từ đó cải thiện hệ tiêu hoá cho bé tốt hơn.

Xem ngay: Cách chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ

cải thiện hệ tiêu hóa cho bé

7. Ăn nhiều sữa chua

Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột non nớt của bé. Nếu trẻ bị nôn trớ, tiêu chảy hay táo bón thì ăn sữa chua có khả năng khắc phục các triệu chứng trên. Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn sữa chua, trẻ dưới 1 tuổi thì nên ăn sữa chua không đường dành riêng cho trẻ nhỏ, đối với trẻ trên 1 tuổi phụ huynh có thể cho con thử đa dạng các loại sữa chua phù hợp.

Hệ tiêu hoá đóng vai trò rất quan trọng bởi trẻ nhỏ cần dinh dưỡng để hoạt động và phát triển. Hệ tiêu hoá phải làm việc hết công suất để tiếp nhận và hấp thụ thức ăn nhằm nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy, muốn con cao lớn, khỏe mạnh phụ huynh cần lưu tâm hơn về vấn đề cải thiện đường tiêu hoá cho bé.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết như: Kẽm Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi – Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

Rate this post

Viết một bình luận