Tổng hợp những cách câu cá lóc cắm ngâm rê bằng mồi tự nhiên, mồi giả tại hồ, đồng hiệu quả nhất. Với những kỹ thuật câu ngâm, câu cắm, câu rê được đúc kết của một số anh em hay câu cá lóc. Blog câu cá xin hướng dẫn một số cách câu cá lóc, điểm câu cá lóc sao cho phù hợp với từng kiểu câu nhằm thỏa mãn đam mê của các cần thủ ưa thích loài cá đặc biệt này.
Cách câu cá lóc cắm ngâu rê và mồi giả tại hồ đồng hiệu quả nhất
Nhận biết: cá lóc thuộc họ ” cá quả ” tùy vào địa phương và kích thước chúng được gọi với những tên khác nhau như cá xộp ,cá sộp, cá chuối, cá tràu với tên khoa học Channidae sống rải rác ở châu phi và châu á với 2 chi chính là Channa và Parachanna. Với thân hình tròn dài khá khác so với các loài cá khác có lẽ vì thế chúng được biết với tên cá quả. Lưng chúng thường có 40-46 tia vây và dưới bụng khoảng 28-30 tia vây với chiếc đầu bẹt hơi giống rắn. Điều này khiến một số cần thủ giật mình khi câu cá lóc ngoài đồng vì chiều dài và cái đầu của chúng làm chúng ta liên tưởng đến loài rắn. Đây là loài cá ăn thịt và chịu được môi trường thiếu oxi do chúng thường xuyên thở trên mặt nước. kích thước cá quả có thể dài hơn 1m và nặng đến 20kg nhiệt độ chịu đựng được của chúng là 7-35 độ và phát triển mạnh khi nhiệt độ lớn hơn 20 độ C.
Một đặc điểm mà cần thủ rất thích về loài cá lóc này là khả năng nuôi con. Mùa sinh sản của cá lóc thường rơi vào tháng tư đến tháng bẩy hàng năm. Cá mẹ chăm con và nuôi con trong khoang miệng đến khi không chứa được nữa cá con sẽ co cụm như một cái ổ hình cầu và được cá mẹ bảo vệ trong thời gian này cá mẹ rất hung dữ chúng có thể tạp hết những con cá nhỏ ở gần khu vực ổ con của chúng, thi thoảng cá mẹ còn lên mặt nước đớp nước pộp một cái khiến kẻ thù kinh sợ chạy xa và làm đàn con xích lại gần nhau mà không tan đàn. Những loài cá nhỏ lại gần ổ con của chúng đều bị xua đuổi thậm chí bị cá mẹ ăn tươi nuốt sống. Cũng chính đặc điểm này của cá lóc mà ông cha mới sử dụng cách câu rê để bắt chúng. Nhưng với những con cá mẹ có kinh nghiệm việc câu rê cũng không phải dễ dàng do bản năng của chúng lúc đó là bảo vệ không phải săn mồi nên chúng có xu hướng tạp xua đuổi kẻ thù chứ không phải ăn thịt chúng nên loại lưỡi câu rê cũng phải chuẩn bị khá kĩ càng.
Câu cá lóc những lưu ý cần biết
để buổi đi câu được hiệu quả nhất bạn cần biết ổ cá lóc và thời tiết cá lóc ăn mồi.
Cách nhận biết ổ cá lóc
ổ cá lóc được sinh ra khi cá lóc có nhu cầu sinh sản những tay câu có kinh nghiệm thường phân làm 2 loại ổ để tiện nhận biết ổ còn cá mẹ hay không.
+ ổ đẻ trứng: cá lóc thường làm ổ với độ sâu khoảng 30-50cm cho dễ bề chăm con. ô thở của ổ chúng thường làm với bán kính rộng khoảng 25cm dưới bụi cây hay xung quanh một lớp bèo, rau muống, cỏ, lau, xậy một đặc điểm để các cần thủ dễ dàng nhận ra là chúng thường cắn một lượng cỏ nhỏ vẫn còn xanh tươi để ngụy trang cho ổ của mình. Sau khi làm ổ xong khoảng 10 ngày cá mẹ sẽ đẻ trứng và chăm con.
+ ổ ròng ròng ( hay ổ đã có cá con ) với những đặc điểm nhận dạng như trên nhưng bạn để ý kĩ. khi trứng mới đẻ sẽ có màu vàng nhạt khi đến ngày nở trứng sẽ màu đen sẫm trong thời gian này cá mẹ sẽ ở quanh ổ. Cá con mới nở thường có màu đen và ít ngoi lên mặt nước sau 3 hôm thì chuyển sang màu đỏ và bắt đầu ngoi lên để thở. ( trong thời gian này cá mẹ rất dữ và cũng là thời điểm dễ câu nhất ) Thời điểm này bạn để ý kĩ nếu cá con còn tụ lại với nhau thì còn cá mẹ. nếu chúng chạy nhanh và đi thành hàng dài thì gần như đã mất cá mẹ
Thời tiết câu cá lóc
+ thời tiết nắng nóng: khó câu nên đi câu vào sáng sớm và khi trời tối
+ trời lạnh dưới 15 độ: cá lười ăn thường đợi mồi rê tới miệng may ra mới đớp
+ trời nắng ấm: cá thường xuyên di chuyển và dễ ăn mồi
+ trời mưa: cá vẫn dễ ăn mồi ( chú ý không ham cá khi trời có sấm sét )
+ trời gió to: thường tạo sóng nước làm cá nhát mồi
Lưu ý theo một số đặc điểm khác:
+ theo thời điểm phát triển của cá lóc: ở miền nam thường rơi vào tháng 10 âm lịch trước cơn mưa đầu mùa là thời gian tích trữ và thúc lớn của đàn cá lóc nên chúng rất ham mồi. nhưng đến thời điểm áp cơn mưa thường cá lóc sẽ cặp đôi, ôm trứng và làm ổ nên cá sẽ lười ăn. Nhưng sau vài cơn mưa đầu mùa chúng sẽ vào giai đoạn nuôi con nên hung dữ và dễ câu hơn. Thêm khoảng 2 tháng nữa cá con lớn và phàm ăn thường câu được khá nhiều.
+ Theo nước: Nước lạnh cá lười ăn kể cả thấy dấu hiệu của cá cũng rất khó câu. Nước đục dễ câu hơn nước trong do trong môi trường nước đục cá lóc có cảm giác an toàn hơn ( ẩn mình )
+ Theo ánh trăng: ( chưa khảo cứu cụ thể ) nhưng có anh em chia sẻ khi trời càng sáng cá lóc cũng lười ăn mồi hơn
+ Đi vài người: dễ gặp cá hơn do câu cá lóc cần sử dụng khá nhiều giác quan mắt nhìn ổ, tai nghe tiếng tợp nước… có bạn đồng hành bạn cũng có nhiều góc nhìn để nhận biết hơn.
Những cách câu cá lóc
Câu cá lóc cắm
Đây là kiểu câu từ ngày xưa và đến nay ở một số vùng quê vẫn còn là một nghề. cắm câu cá lóc.
Lợi thế của việc câu cắm: bạn có thể câu cả ngày lẫn đêm và câu với số lượng lớn nếu chăm chỉ đi cắm. Cá dễ cắn do không gian yên tĩnh, bạn cũng không phải ngồi lì một chỗ hay quăng dê cần liên tục mới có thể câu được cá
Cần chuẩn bị gì khi câu cắm cá lóc:
+ vót tre dài khoảng 1m, gốc vững ngọn dẻo [ tùy vào độ rộng khu vực và lượng cá bạn định đánh nhưng thường mọi các tay cần cắm hay làm ít khi dưới 10 cần có khi đến hơn 100 cần ]
+ buộc lưỡi nhỏ khoảng lưỡi 12 và cước vào cần ( dân cần có kích thước vừa phải gần tương đương với que cắm và chắc chắn hạn chế việc cá làm đứt dây )
+ mồi câu cắm cá lóc sống khá đa dạng có thể là nhái, ếch, dế chũi, gián, thậm chí là cả ruồi nhặng ( cố gắng để mồi sống và còn cử động khả năng được cá sẽ cao hơn VD với ếch, nhái bạn có thể mắc lưỡi vào đùi để chúng vẫn còn sống)
+ mồi trùn câu cá lóc ta nên vo cục đủ lớn để mùi tanh có thể phát tán trong nước dẫn dụ cá đến gần và đớp mồi ( mồi trùn các bạn tham khảo thêm ở mục câu cá lóc ngâm )
Cách cắm cần câu cá lóc: khoảng cách tối thiểu nên là 30m/ cần. bạn cũng cần tạo một khoảng không nhỏ đủ để làm mồi vẫy nước kích thích cá lóc tới. để dưới các bụi cỏ, khóm cây lại càng thích hợp. Kinh nghiệm câu đêm sẽ được nhiều cá hơn câu ngày. Lưu ý khi mắc mồi bạn nên để dây cước vừa phải có xu hướng bám sát mặt nước với mồi ca hay gián thì mắc lưỡi ngang thân, với mồi nhái bạn nên mắc vào đầu và cắm cần sao cho chân nhái chạm mặt nước nhưng không để nhái có đủ không gian để ngồi gỡ lưỡi ” để vậy sẽ khiến chú nhái sống thường xuyên đạp chân xuống nước kích động cá lóc đến đớp mồi ” với cách cắm này sẽ làm cá lóc bị đu lưỡi do độ đàn hồi của đầu cần giống như có người giật vậy sẽ làm lưỡi bám chắc và cá không có đủ không gian để giằng kéo tháo lưỡi.
Thu cần bắt cá: Bạn phải nhớ rõ vị trí cắm cần để tránh trường hợp mất cần ( VD có thể đo bằng bước chân, chụp ảnh hoặc nếu là khu vực của mình có thể đánh dấu lại ) Việc thu cần bắt cá khá thú vị nhưng đôi khi lủi thủi 1 mình sẽ khá buồn tẻ nhất là cắm cần ở những nơi đồng không mông quạnh nên rủ một người nữa đi cùng. Với trường hợp cá cắn câu ta gỡ cá bỏ giỏ và thay mồi mới. Nếu mất mồi ta thay mồi có trường hợp mất lưỡi câu ta thay lưỡi mới. Trường hợp cá tha cả cần đi bạn nên tìm quan sát xung quanh vì thường cá to mới kéo được cần đi ( bỏ rất uổng ) nếu vẫn không tìm thấy cần ta cắm cần mới thay thế.
lưu ý: với cách câu cắm đôi khi ta lại kiếm được cá trê, cá bông, lươn … đôi khi dính cả rắn nên bạn nên quan sát kỹ trước khi kéo cá lên.
Câu cá lóc nhấp
Câu cá lóc nhấp là cách câu để mồi nhảy ở xung quanh khu vực cảm nhận có cá thường ở các bụi lau, vạt cỏ vạt lúa…Người câu thường đứng một chỗ và rung nhẹ đầu cần làm mồi nháy nhẩy tựa con nhái đang nhảy nước. ( bạn có thể dùng mồi sống hoặc mồi giả ) kiểu câu nhấp này cũng đòi hỏi tính kiên trì của người đi săn. Với bản năng cá lóc sẽ không vội tạp mồi mà chúng sẽ phải cảm nhận đó có thực là con mồi không mới lao vào tạp. Thế nên bạn cần nhấp sao cho giống con mồi nhất, đôi khi chờ đợi dừng lại, quay sang bụi lau khác rồi quay lại…và quan trọng bạn cần im lặng để hòa mình vào không gian xung quanh đem lại cảm giác thực sự an toàn cho cá lóc.
Câu cá lóc ngâm
Câu cá lóc ngâm thường áp dụng ở các hồ câu do thường chủ hồ sẽ không cho bạn sử dụng câu rê hay câu cắm. Việc câu cá lóc ngâm đòi hỏi kĩ thuật cao về làm mồi đôi khi phải thử rất nhiều mới ra được bài thính tốt dẫn dụ cá. Thường kiểu mồi câu cá lóc này các cao thủ ém hàng khá kĩ do sợ làm loãng hồ. nhưng những bài thính mồi câu cá lóc ngâm đều có một số nguyên liệu chủ đạo.
+ mồi câu cá lóc ngâm:
- Nhộng ong: loại này thường khá nhậy mỗi tội khó kiếm và khá đắt. thường mắc nhộng ong thành từng chùm vừa miệng cá. ( bạn cũng nên băm nhỏ 1 chút nhộng ong để mùi lan tỏa dẫn dụ cá trước khi thả mồi )
- Mồi cá nục: chọn nửa kg cá nục chuối vẫn còn tươi + xin thêm 2 miếng mang cá ngừ về cho vào tấm vải vắt cho ra máu vào 1 cái hũ, cá lục bạn đem phi lên rồi cho ngâm vào hũ trên ( bạn có thể trộn thêm ngũ vị hương…) để ngoài trời khoảng 2h là có thể đem câu được. ( ngoài ra có nhiều người trộn thêm gan cá đuối, dầu cá, dầu mực) một số người có thể dùng tép, cá lòng tong và một số loại cá nhỏ thay thế
+ lưỡi câu cá lóc ngâm: Lưỡi, phao, chì, thẻo bạn thắt làm 2 thẹo độ dài 40 và 60cm, dùng chì 4g, phao mút giống phao cá trê, lưỡi câu cũng giống lưỡi câu trê.
Câu cá lóc rê
+ cần câu và máy rê nên sử dụng loại từ 2m7 đến 3m và máy câu 2000 đến 4000
+ thẹo câu rê cá lóc được liên kết bằng 1 đoạn cước dài từ 1m-1,5m bao gồm có lưỡi câu, chì rê, cọng chống vướng và hạt chặn chì
+ mồi câu rê: thường sử dụng các động vật sống như thạch xùng, nhái, cóc, mồi giả…
+ địa điểm câu: cần mặt nước trống trải như 1 bãi ruộng lớn hay ao, hồ để mồi có thể chạy trong khoảng15 – 50m. Việc này đôi khi khiến người câu phải chuẩn bị trước như dọn quang các bèo cỏ để tạo một đường đi cho mồi. thường bề ngang đường đi phải rộng 2m.
+ cách câu rê: người câu rê thường tì nạng ở trên đầu gối và đặt gốc cần lên đó cho đỡ mỏi và có thế và thường làm liên tục động tác nhử mồi giống như việc con nhái bơi từ bờ bên này sang bờ bên kia
+ cách móc mồi: thường phải chừa phần chân của nhái hay loại mồi khác để mồi vẫn có thể khỏa chân giống như chúng đang tự bơi. cũng cần phủ kín lưỡi câu để khi đớp mồi cá lóc sẽ không có cảm giác đau đớn mà nhả mồi thoát thân. thường các cần thủ có 3 cách móc mồi là móc trước, móc sau, móc tròn và thả một chân
Mồi câu cá lóc độc đáo và được đánh giá cao
câu cá lóc mồi vịt: mọi người thường khá tò mò khi một số người câu cá lóc bằng mồi vịt thậm chí có người câu bằng cả con vịt to. Nhưng thực sự cá lóc tạp con vịt không phải vì ăn mà vì tưởng vịt đang tấn công đàn con của chúng.
Thường câu bằng mồi vịt mọi người buộc kèm 2 lưỡi câu phía dưới chân vịt hoặc dùng 2 cần để điều khiển cho cá lóc đợp vào lưỡi. chú vịt cần sống nguyên kêu to càng tốt khi dê vịt về phía ổ cá lóc. Với bản năng người mẹ cá lóc sẽ lao đến tạp xua đuổi vịt và tạp nhầm vào 1 trong 2 móc câu phía dưới.
câu cá lóc mồi giả hay còn gọi là câu lure:
Với công nghệ ngày nay câu cá lóc và một số loài cá khác bằng mồi giả khá hiệu nghiệm, công nghệ làm mồi giả giống hệt như một chú nhái đang nhảy trên mặt nước dễ dàng dẫn dụ các loài cá ăn thịt lao đến đớp mồi.
Nên chọn mồi giả có kích thước, màu sắc giống mồi thật và cần nháy cần sao cho giống với động tác của con nhái nhảy nước nhất có thể.
xem thêm:
cách mắc mồi câu cá lóc