Cách chấm câu


Dấu chấm
phẩy  (;)

Thí
dụ

1.  Chia nhiều phần câu, mệnh đề (clauses), trong mỗi phần
câu đã diễn tả hết ý tưởng, nhưng những ý tưởng này có liên quan đến
nhau.

Khi bé, con là
con của mẹ cha; lớn lên, con là con của quốc gia.

2.  Trước
trạng tự nối hay từ chuyển tiếp.

Nay con đã
trưởng thành; tuy nhiên, con vẫn là bé con của
Mẹ.

3.  Chia một câu quá dài thành nhiều
phần câu, trong mỗi phần câu có thể đã dùng dấu phẩy rồi.  Dùng liệt kê, xếp loại thứ
tự.  [3]

Hồ sơ ứng thí
gồm có:

  1. Đơn xin ứng thí
    đánh máy, không được viết tay;

  2. Trích lục khai
    sanh, bản sao hợp lệ vì không hoàn lại;

  3. Bản sao văn bằng
    Trung Học, nếu có;

Dấu nhiều
chấm/lửng (…)

Thí
dụ

1.  Dùng ở
cuối câu diễn tả một ý tưởng
bỏ lửng, sự liệt kê còn nữa
nhưng không cần nói đến.

Có bao nhiêu thứ
giải trí lành mạnh như ca kịch, âm nhạc, hội họa, du ngoạn… 
[4]

2.  Dùng ở
giữa câu diễn tả sự thay thế một phần câu, một hay
nhiều câu hoặc cả một đoạn văn, đã được người đọc biết rồi, không cần nhắc
lại trọn vẹn từng chữ.

Lời khuyên học
trò của Nguyễn Bá Học “Đường đi khó, ….. ngại núi e sông” đã là bài học
quý giá cho hanh niên trên đường lập chí, tạo dựng sự nghiệp. 
[5]

3.  Dùng
kéo dài suốt một hàng kẻ hay ba hàng kẻ để diễn tả sự thay thế một đoạn hay nhiều đoạn
văn, thường dùng trong văn vần.

Trăm năm trong cõi người
ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

………………………………………

………………………………………

………………………………………

Lời quê chắp nhặt dông
dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh.  [
Truyện Kiều]

4. Trong lối văn nói, dấu nhiều chấm diễn tả
sự im lặng của một nhân vật trong cuộc đối thoại hay kéo dài âm thanh của
một từ ngữ.

Vừa thấy Nam về,
bà Hai đã lớn tiếng:

<![if !supportLists]>-         
<![endif]>Tại sao mãi
giờ này mày mới về học?

<![if !supportLists]>-         
<![endif]>………………………………….

<![if !supportLists]>-         
<![endif]>Sao tao
hỏi, mày không trả lời?  Mày
câ … âm hả?

<![if !supportLists]>-         
<![endif]>Da …
ạ!  Thư …ưa má
….

Dấu hai
chấm  (:)

Thí
dụ

1.  Cắt nghĩa, giải thích, hay chứng
minh.

Tết Nguyên đán:
Nguyên là đầu tiên, đán là sáng sớm; tết Nguyên đán là tết đầu năm âm
lịch, ngày mồng một tháng giêng ta.

2.  Kể lể.

Người ta có biết
bao nhiêu thứ lo âu: Ốm đau, nghèo đói, tai nạn rủi ro,
v.v…

3.  Diễn tả
mối tương quan nhân quả giữa
hai ý tưởng hay nhiều ý tưởng.

Anh Ba buôn bán
thua lỗ lại đau ốm liên miên: anh chợt có ý tự sát.

[Trường hợp này, dấu hai chấm tương đương với nghĩa từ
ngữ:
vì vậy, do đó, vì thế,
nên, thế cho nên…
]

Rate this post

Viết một bình luận