1. Nguyên tắc chung về dinh dưỡng cho bà bầu cần lưu ý
Việc cung cấp dinh dưỡng không chỉ với bà bầu, mà với bất kỳ ai cũng cần phải tuân theo các nguyên tắc và dựa trên thông tin khoa học. Dinh dưỡng nên đủ thay vì quá ít hay quá nhiều. Tùy vào thể trạng thực tế, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người sẽ không giống nhau.
Đối với bà bầu, nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng càng khắt khe hơn vì ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ và bé. Để xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu, bạn cần lưu ý các nguyên tắc dưới đây:
1.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với thể chất cơ thể
Cơ thể của bà bầu có nhu cầu lớn về các chất đạm, vitamin và khoáng nhu axit folic, sắt và canxi. Do đó, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu cần xây dựng dựa trên sự ưu tiên đối với nhu cầu về các chất này. Thông thường, các bữa ăn của chúng ta không quá tập trung một vài chất dinh dưỡng, hướng tới sự cân bằng về lượng giữa các chất. Vì thế, trong giai đoạn thai kỳ, chế độ ăn hàng ngày phải được điều chỉnh lại để đảm bảo cho sư phát triển của thai nhi.
Không phải cứ ăn nhiều là sẽ đủ các chất cần thiết. Mỗi giai đoạn thai kỳ cơ thể có nhu cầu khác nhau về dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên cung cấp quá nhiều calo, lượng calo mỗi ngày cho 3 tháng tiếp theo là 300calo, và tăng lên 450 calo một ngày vào 3 tháng cuối. Tuy nhiên cần lưu ý về cân nặng, lượng calo cũng phải điều chỉnh dựa trên tình trạng cân nặng thực tế của thai phụ.
1.2 Cấm tuyệt đối các thực phẩm có hại
Các loại thực phẩm có hại cho thai nhi như đồ uống chứa caffeine, hoặc các loại bia rượu có nguy cơ gây dị tật cho thai nhi, ảnh hưởng tới cảm xúc của trẻ và khả năng học tập, tập trung. Cá rất tốt cho sức khỏe nhưng với phụ nữ mang thai, các loại cá có chứa thủy ngân hoặc nguyên tố kim loại không được đưa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu trong 3 tháng đầu. Do các chất này ảnh hưởng không tốt đến trí nào của thai nhi.
Các loại hải sản, đồ chưa được nấu chín như gỏi, đồ tái, pate, sữa chua chưa tiệt trùng… đều nên tránh trong giai đoạn thai kỳ vì có thể chứa vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
1.3 Không ăn kiêng trong thời kỳ mang thai
Nhiều thai phụ lo ngại bị tăng cân nhanh, nhiều khi mang thai nên cố gắng kiềm chế ăn uống, áp dụng chế độ ăn kiêng với mong muốn giữ cân nặng ổn định. Tuy nhiên, việc làm này rất sai lầm. Vì khi ăn kiêng, lượng chất sắt, axit folic và nhiều loại vitamin, khoáng chất sẽ bị giảm xuống. Trong khi đó, đây lại những loại dinh dưỡng cần cho thai kỳ.
Ăn kiêng không hề tốt khi mang thai. Mẹ bầu có thể giữ được cân nặng mong muốn, nhưng sức khỏe của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.
1.4 Ăn liên tục và ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
Khi mang thai cơ thể bạn có thể gặp phải tình trạng buồn nôn, chán ăn, khó tiêu. Khi bé phát triển trong bụng cũng dẫn tới sự chèn ép lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa của người mẹ. Mẹ bầu sẽ khó có thể ăn nhiều trong một hai bữa chính. Chính vì vậy, trong giai đoạn mang thai mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ (khoảng 5-6 bữa) thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Bạn có thể ăn bất cứ khi nào mà bạn cảm thấy đói. Tuy nhiên cần lựa chọn thực phẩm phù hợp và đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
1.5 Kiểm soát cân nặng theo từng tháng thai kỳ
Mặc dù nên ăn nhiều, không nên ăn kiêng nhưng mẹ bầu vẫn cần kiểm soát chặt chẽ cân nặng của mình. Không sử dụng thực phẩm quá nhiều calo dẫn tới tăng cân nặng trong khi cơ thể vẫn không đủ dinh dưỡng.
1.6 Bổ sung vitamin và khoáng chất trước khi sinh
Không nên cung cấp quá nhiều chỉ một vài loại vitamin, khoáng chất. Mẹ bầu cũng cần phải kiểm tra sức khỏe, tình trạng thể chất cẩn thận trước khi đưa ra chế độ dinh dưỡng bổ sung vitamin, khoáng chất một cách hợp lý, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai .
Một số mẹ bầu chỉ cần bổ sung vitamin tự nhiên, nhưng một số khác cần sử dụng dưỡng chất từ các loại thuốc. Các bà bầu có bệnh lý, cần phải tư vấn bác sĩ trước để có phương án tăng cường vitamin, dưỡng chất hợp lý.
2. Chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu cần đảm bảo gì?
Điều quan trọng nhất trong cách chăm sóc bà bầu ba tháng đầu tiên là phải đảm bảo dinh dưỡng. Thực tế, không ít bà mẹ lần đầu mang thai thường không có sự quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu. Trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai nhi đều cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu bởi vì chế độ ăn hàng ngày chỉ đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể của mẹ.
Vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần bổ sung những nhóm chất gì? Đó chính là Protein, Vitamin A, C, Sắt, Canxi, DHA.
-
Protein: 85g/ngày
-
Vitamin A: 600mcg
-
Vitamin E: 10-15mcg
-
Vitamin C: 70-90mg
-
Canxi: 300mg/ngày
-
Sắt: 36mg/ngày
-
DHA: 200mg/ngày
Ngoài ra, mẹ cần bổ sung thêm nhiều nhóm chất khác như: Iot, Cholin , Axit Folic,… Vậy những chất dinh dưỡng này đóng góp điều gì cho sự phát triển của trẻ?
2.1 Bổ sung thực phẩm giàu axit folic
Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu tiên cần có chất dinh dưỡng Axit folic trong thực đơn mỗi ngày. Axit folic hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là vitamin B9, đây là loại vitamin không thể thiếu trong quá trình phát triển của thai nhi. Mẹ bổ sung vitamin B9 để giúp bé ngăn ngừa khiếm khuyết ống thần kinh, tránh bị dị tật.
Liều dùng vitamin B9 trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu ở khoảng 400 – 600mcg/ngày. Nếu không sử dụng vitamin B9 ở dạng đường uống, mẹ bầu nên bổ sung các chất như gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, cà chua, cam…
2.2 Cách chăm sóc bà bầu ba tháng đầu tiên: Tăng cường thực phẩm giàu sắt
Sắt có vai trò vận chuyển oxy cho thai nhi, giúp não bộ của bé phát triển một cách ổn định. Ngoài ra, sắt có khả năng cấu tạo enzyme của hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của mẹ và bé. Trong thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho bà bầu trong ba tháng đầu sẽ cần lượng sắt nhiều hơn người bình thường để tránh tình trạng mệt mỏi, xanh xao. Nếu kéo dài tình trạng yếu thể trạng sẽ dẫn đến việc sinh non, bé thiếu cân và ốm yếu.
Lượng sắt quy định cho mẹ bầu nằm trong khoảng 36 – 40mg/ngày. Ngoài ra, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, cải xoăn, rau bó xôi, rau dền, ngũ cốc…
2.3 Thực phẩm có canxi
Canxi là một chất không thể thiếu trong hành trình sự phát triển của trẻ. Trong suốt thời gian thai kỳ, mẹ cần bổ sung canxi với liều lượng tăng dần từ tháng thứ 4 trở đi để đảm bảo cấu trúc xương và răng của bé được phát triển vững chắc. Nếu mẹ không bổ sung đầy đủ lượng canxi trong lúc mang thai, bé sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn bình thường, có khả năng mắc các bệnh dị tật về xương cao hơn.
Ngoài canxi ở dạng uống, mẹ có thể ăn thêm các thực phẩm như cua đồng, tôm, sữa tươi…
2.4 Cách chăm sóc bà bầu ba tháng đầu tiên : Ăn nhiều thực phẩm giàu protein và khoáng chất
Chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu khá phức tạp vì đây là lúc bạn cần bổ sung rất nhiều chất để bé được hình thành và phát triển vững vàng hơn. Protein là chất có tác dụng củng cố và sinh sản các mô mỡ mới, tăng cường hệ miễn dịch của cả mẹ và bé, để bạn có thời gian mang thai khỏe mạnh hơn.
Vitamin và các loại khoáng chất khác sẽ giúp mẹ không bị các vấn đề về đường ruột, hệ tiêu hóa và không bị rạn da quá nhiều. Bạn có thể tìm thấy các loại protein trong thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, sữa… Đồng thời, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Vào 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển rất nhanh và bà bầu cũng ăn ngon miệng hơn trước. Lượng thức ăn cũng nên tăng lên trong giai đoạn này. Cần tăng lượng thức ăn chủ yếu hàng ngày lên 800 gam và các món thịt cũng là món ăn chính trong mỗi bữa ăn có thể tăng lên 150 gam.
Tuy nhiên, bà bầu không được uống nhiều thuốc bổ, đặc biệt phải kiểm soát lượng tinh bột, đường, muối để không gây béo phì cho bà bầu dẫn đến đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai nghén….Bà bầu tăng cân 12 kg trong thai kỳ là bình thường, không nên vượt quá 15 kg vì sẽ dễ gây tiểu đường thai kỳ.
Đồng thời, phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối kỳ nhu cầu canxi tăng lên đáng kể, do răng và xương của thai nhi cần rất nhiều canxi (canxi có thể từ gan động vật, trứng và các thực phẩm khác). Ngoài ra cũng cần cung cấp đầy đủ các axit béo thiết yếu để đáp ứng nhu cầu phát triển của não vì 3 tháng cuối của thai kỳ là đỉnh điểm của sự tăng sinh tế bào não của thai nhi. Ăn nhiều cá biển có thể có lợi cho việc cung cấp DHA.
Trong 3 tháng cuối kỳ cần bổ sung đầy đủ vitamin, đặc biệt là vitamin B1 (ăn ngũ cốc thô giàu vitamin B1), nếu thiếu bà bầu sẽ dễ bị nôn mửa, mệt mỏi và các phản ứng sớm của thai kỳ, tử cung co bóp yếu trong lúc sinh đẻ dẫn đến chậm chuyển dạ.
Tránh ăn đồ quá mặn, ngọt, nhiều dầu mỡ. Thức ăn quá mặn có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng phù nề và thức ăn quá ngọt hoặc quá nhiều dầu mỡ có thể gây béo phì. Phụ nữ mang thai phải thêm ít muối vào các món ăn và súp, chú ý hạn chế ăn các thức ăn có nhiều muối; tránh các thức ăn gây kích thích như trà, cà phê, rượu và các gia vị cay, nếu không sẽ dễ dẫn đến phân khô trong phụ nữ mang thai và sau đó xuất hiện hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Ngoài ra, bà bầu cũng nên chú ý xem mình có bị phù nề bàn chân hay không để tránh tình trạng thiếu máu xảy ra.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần ăn nhiều các thực phẩm như:
1. Ăn nhiều thực phẩm như cá diếc, cá chép, củ cải và quả bầu để giúp giảm các triệu chứng phù nề.
2. Ăn nhiều thực phẩm giàu collagen, chẳng hạn như dưa lê, để giúp tăng độ đàn hồi của da.
3. Ăn nhiều thịt gà, cá và các loại thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thụ và giàu chất đạm.
4. Ăn một số cơ quan nội tạng động vật như tim, gan, cật…để đáp ứng nhu cầu về nhiều loại muối vô cơ và vitamin.
5. Ăn thực phẩm giàu i-ốt như rong biển, mực và các loại thực vật biển khác.
6. Chọn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như cần tây và rau diếp.
7. Ăn nhiều đậu phộng, hạt mè, đậu Hà Lan, rau bina và các loại thực phẩm khác có chứa nhiều loại vitamin và axit béo không bão hòa để tránh thai nhi phát triển bất thường và teo cơ.
4. Những điều kiêng kỵ trong ba tháng đầu mang thai
Cách chăm sóc bà bầu ba tháng đầu tiên cần chú ý gì? Ngoài việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì thì bạn cũng cần lưu ý mang thai ba tháng đầu nên kiêng gì để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé tốt nhất. Thời điểm 3 tháng đầu mang thai là lúc thai nhi vô cùng yếu ớt. Nếu như bạn ăn uống không đúng cách sẽ gây ra các hậu quả đáng tiếc.
-
Thức ăn nhanh, chiên rán nhiều lần và đồ dầu mỡ: các món gà rán, khoai tây chiên, pizza hay thịt mỡ,… sẽ khiến bà bầu tăng cân “không phanh” và dễ bị mắc bệnh cao huyết áp và gây ra biến chứng thai kỳ.
-
Gan động vật: mặc dù gan động vật chứa nhiều vitamin A nhưng chúng cũng chứa nhiều chất độc và cholesterol. Việc sử dụng các loại nội tạng động vật sẽ khiến cơ thể bị cao huyết áp, tim mạch và tăng cân nhanh.
-
Thực phẩm chế biến sẵn: thịt xông khói, xúc xích, nem chua, lạp xưởng,… Đây là các loại thức ăn được đóng gói với nhiều chất bảo quản có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cho bà bầu 3 tháng đầu. Bạn không nên ăn hoặc nếu muốn ăn thì nên nấu chín kỹ bằng phương pháp hấp-luộc. Không nên chiên xào sẽ tăng thêm nhiều dầu mỡ cho cơ thể.
-
Không ăn các loại rau có thể gây sảy thai: Một cách giữ thai trong 3 tháng đầu là không ăn rau răm, rau ngải cứu, rau ngót, hay rau sam là những loại rau có khả năng làm trơn, co thắt cổ tử cung khiến sảy thai.
-
Không ăn các loại quả nóng có thể gây sảy thai: đu đủ xanh, nhãn,… là những trái gây co thắt tử cung, nóng trong và táo bón cho bà bầu. Nếu ăn nhiều có thể sảy thai hoặc dẫn đến sinh non.
-
Tránh xa các chất kích thích: Những chất kích thích chứa nhiều cồn hoặc nước ngọt chứa nhiều đường cũng sẽ gây hại cho thai nhi 3 tháng đầu.
-
Không ăn sushi, gỏi cá sống: những món sống như sushi, gỏi cá sống tiềm ẩn các loại ký sinh trùng nguy hiểm có thể gây hại cho mẹ và thai nhi. Bạn nên thực hiện nghiêm túc ăn chín, uống sôi để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
5. Gợi ý các thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối
3 tháng đầu nên ăn gì để vào con? Tham khảo chế độ và thực đơn dinh dưỡng hợp lý 3 tháng đầu tiên để biết cách chăm sóc cho bà bầu toàn diện nhất.
5.1 Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên
Trong tháng đầu tiên thai kỳ, không ít bà mẹ sẽ cảm nhận được các dấu hiệu mang thai như: chóng mặt, mệt mỏi và buồn nôn,… khiến mẹ bầu khó lòng ăn ngon miệng và có cảm giác chán ăn. Những biểu hiệu này là do hàm lượng nội tiết tố tăng cao, nhưng tình trạng này sẽ dần thuyên giảm sau vài tháng. Để đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi ở tháng thứ nhất thai kỳ, bạn cần bổ sung như sau:
-
Mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, bạn cần bổ sung 1 ly sữa để giúp trẻ phát triển xương khớp tốt hơn và phòng chống bệnh còi xương, loãng xương cho bé.
-
Bổ sung các loại protein và thực đơn mỗi ngày: thịt, cá, tinh bột,…
-
Nạp thêm sắt vào chế độ ăn hàng ngày. Bạn nên chọn các loại thịt đỏ chứa nhiều sắt như thịt bò và thịt heo.
-
Luôn bổ sung rau xanh vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Các loại rau tốt cho sức khỏe thai nhi như: măng tây, đậu, bông cải xanh,…
5.2 Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu tháng tháng thứ 2
Trong tháng thứ 2 thai kỳ, bạn vẫn duy trì chế độ ăn như tháng thứ nhất và có thể thay đổi thực đơn để làm phong phú bữa ăn hơn
-
Duy trì 2 cốc sữa/ngày vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
-
Luôn bổ sung sắt và axit Folic vào chế độ ăn hằng ngày như: thịt bò, thịt lợn, đậu bắp, bông cải xanh, măng tây, quả bơ,…
-
Bổ sung các loại protein tốt cho cơ thể như ngũ cốc và các loại hạt: hạt óc chó, hạt hạnh nhân, macca,…
-
Duy trì uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày.
5.3 Dinh dưỡng cho bà bầu tháng tháng thứ 3
Đến tháng thứ 3 thai kỳ thì hầu hết tình trạng ốm nghén đã được thuyên giảm. Vì thế, bạn hãy đa dạng thực đơn hơn để bổ sung thật nhiều dưỡng chất có lợi cho con hơn.
-
Vẫn luôn ghi nhớ bổ sung 2 ly sữa mỗi ngày xuyên suốt thai kỳ
-
Ăn nhiều các loại rau củ quả để bổ sung vitamin A cho thai nhi như: bí đỏ, cà rốt, khoai lang. Bổ sung axit folic để ngăn ngừa dị tật thai nhi và tạo hồng cầu khỏe mạnh là các loại rau: bông cải xanh, rau bina
-
Uống thêm các loại nước ép sinh tố để bổ sung vitamin có lợi cho thai nhi: nước táo ép, cam ép,… và sinh tố bơ tốt nhất cho sức khỏe thai nhi – bà mẹ.
Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm các loại thuốc bổ sung thêm vitamin theo chỉ định bác sĩ. Thực tế, việc ăn uống chỉ bổ sung được một lượng dinh dưỡng rất ít cho thai nhi. Bạn nên mua thuốc cho bà bầu loại viên tổng hợp có cả sắt, canxi, axit folic và DHA để bổ sung xuyên suốt thai kỳ đến khi sau sinh.
Ba tháng đầu tiên là ba tháng quan trọng nhất đối với cả mẹ và bé. Do đó, thực đơn cho bà bầu vào 3 tháng đầu thai kỳ này bố mẹ phải hết sức chú ý, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để cả mẹ và thai nhi đều được khỏe mạnh.
5.4 Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu tháng thứ 4
Lúc này bụng của bạn đã lớn hơn một chút. Dinh dưỡng cần được cân bằng và đa dạng. Thực phẩm giàu sắt cần được bổ sung nhiều hơn trong giai đoạn này. Tuyệt đối không bỏ bữa và tốt nhất là 4 giờ một lần bà bầu ăn để cơ thể tránh bị cảm giác khó chịu như ợ nóng, mệt mỏi…
Các thực phẩm nhiều sắt bao gồm các loại đậu, rau xanh đậm, thịt gà. Và để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm nhiều vitamin C như dưa hấu, cải xanh, cam..
5.5 Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5
Cơ thể mẹ bầu cần thêm canxi vì vậy nên uống 2 ly sữa canxi mỗi ngày và thêm vào thực đơn 2 phần ăn được chế biến từ các sản phẩm từ sữa. Mẹ bầu cũng tăng cân nhiều hơn, cơ thể tích nước nên hạn chế ăn đồ mặn, tránh đồ chiên hoặc đồ ăn sẵn, các loại thịt xông khói. Cần thường xuyên uống nước để loại bỏ các loại chất lỏng không cần thiết khác ra khỏi cơ thể.
5.6 Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu tháng thứ 6
Thai nhi lớn hơn nên nhu cầu ăn của mẹ cũng tăng lên. Mẹ bầu sử dụng thực phầm lành mạnh như ngũ cốc, rau xanh, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại đậu, thịt.. Ngoài ra cũng nên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch. Và đừng quen bổ sung vitamin như tư vấn của bác sĩ.
5.7 Chế độ dinh dưỡng tháng thứ 7
Có nhiều hiện tượng khó chịu xảy ra đối với cơ thể mẹ bầu. Mẹ bầu không ăn quá no, không sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay. Nên ăn bổ sung bữa phụ 3 giờ một lần.
Tránh các loại thực phẩm nhiều muối, các sản phẩm đóng hộp, hay khoai tây chiên. Mẹ bầu vẫn cần tiếp tục bổ sung chất xơ, uống nhiều nước. Do lưu lượng máu giai đoạn này tăng lên nên mẹ bầu cần bổ sung thêm các thực phẩm như thịt đỏ, rau xanh, đậu hạt và vitamin C.
5.8 Dinh dưỡng tháng thứ 8
Tăng cường bổ sung omega 3 là cần thiết đối với giai đoạn này. Omega 3 giúp trí não bé phát triển hơn. Thực phẩm chứa omega 3 mà mẹ bầu có thể sử dụng bao gồm thịt cá hồi, quả óc chó, một số loại hạt.
5.9 Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu tháng thứ 9
Thai nhi tiếp tục phát triển nhanh ở thời kỳ này. Mẹ bầu càng phải chú trọng dinh dưỡng:
-
Chia nhỏ bữa ăn, không nhịn đói hay bỏ bữa
-
Sử dụng thực phẩm nhiều canxi để xương chắc và có thêm sữa cho bé bú.
-
Không ăn mặn, nhưng phải uống nhiều nước.
-
Tránh đồ nhiều dầu mỡ, đồ sống, tái.
-
Tăng cường rau củ, trái cây, bổ sung chất sắt, nạp chất béo lành mạnh.
-
Bổ sung vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ
Mang thai ba tháng đầu cần chú ý những gì để mẹ và bé đều được phát triển khỏe mạnh, bạn nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho bà bầu nhé. Chúc bạn mẹ tròn con vuông!
>>> Xem thêm:
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.