Kiến là một côn trùng thấy rất nhiều ở gia đình. Trông tưởng chừng vô hại nhưng đây lại là côn trùng gây nên những tổn thương cho da (đặc biệt là ở trẻ nhỏ). Bạn đã biết cách chữa kiến cắn cho bé hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu những phương pháp an toàn mà mẹ có thể áp dụng nhé.
Dấu hiệu nhận biết bé bị kiến cắn
Nhiều phụ huynh rất coi thường việc bị muỗi hay kiến cắn. Họ hay cho rằng chỉ là con muỗi, con kiến thôi mà, để vài ngày rồi nó sẽ hết. Thế nhưng, làn da của trẻ nhỏ khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi bị kiến cắn, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Sau một vài ngày sẽ nhanh chóng lành nhưng cảm giác khó chịu, ngứa ngáy sẽ khiến các bé quấy khóc, có những bé do ngứa quá, gãi nhiều còn bị viêm da rất nguy hiểm.
Những dấu hiệu khi bé bị kiến cắn:
-
Trẻ có những vết đỏ xuất hiện trên da.
-
Trẻ bị ngứa, sưng tấy nhẹ trên da
-
Với những bé da mẫn cảm thì vết cắn có hiện tượng sưng đỏ, phù nề.
-
Nổi mụn nước, bóng nước, buồn nôn, tiêu chảy, sốt… do cơ thể phản ứng với vết kiến cắn.
-
Với cấp độ mạnh hơn, bé có thể bị nổi mề đay toàn thân, khó thở, chân tay lạnh.
Trên đây là từng cấp độ bị kiến cắn của trẻ và những dấu hiệu nhận biết. Cha mẹ cần tùy vào những dấu hiệu và mức độ nặng nhẹ để có thể có phương án can thiệp kịp thời.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách đuổi con thiêu thân
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn?
Khi thấy con bị kiến cắn, điều đầu tiên các bậc phụ huynh cần đưa con ra khỏi khu vực có kiến, nhanh chóng đuổi và gỡ kiến ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp phụ huynh lo sợ kiến vẫn còn ở trong người thì nên cởi bỏ hết quần áo, kiểm tra để loại bỏ hết được tất cả kiến sau đó thay đồ khác cho bé và bắt đầu tìm cách chữa kiến cắn cho bé.
Sau những bước xử lý nhanh, phụ huynh cần bình tĩnh xử lý và làm theo các bước sau để chữa kiến cắn cho bé:
Bước 1: Đầu tiên, cần phải rửa sạch vết thương dưới vòi nước sạch nhiều lần để loại bỏ hết những vết nhớt, nọc độc, vi khuẩn mà kiến để lại.
Bước 2: Tiếp theo, dùng khăn nhúng nước lạnh rồi đắp lên vết cắn khoảng 20 phút để giúp làm giảm độ sưng và giúp bé cảm thấy đỡ khó chịu hơn.
Đối với những trẻ lớn hơn, nên cắt móng tay của trẻ để tránh trường hợp trẻ thấy ngứa ngáy rồi gãi gây trầy xước da, đưa vi khuẩn từ nơi này lan sang nơi khác.
Bước 3: Nếu vết cắn trở nên sưng đỏ và gây đau nên dùng kem thoa chứa hydrocortisone (1%) hoặc bột nổi pha với 1 ít nước tạo thành dạng hồ sệt rồi đắp lên vết cắn.
Bước 4: Theo dõi tình trạng vết cắn, sau vài ngày nếu không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.
Trong trường hợp trẻ bị côn trùng cắn kèm theo các dấu hiệu bất thường khác kể trên, cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ để kiểm tra và có cách chữa kiến cắn cho bé kịp thời.
Trường hợp nghi ngờ trẻ bị kiến ba khoang hoặc những con kiến độc khác, có hiện tượng sốc phản vệ thì cần cho bé gặp bác sĩ ngay.
Cách chữa kiến cắn cho bé đơn giản an toàn tại nhà
Cách chữa kiến cắn cho bé bằng phương pháp tự nhiên
Chanh: Đây là một loại quả có tính sát trùng tốt.
Trong chanh có chứa hàm lượng vitamin C cao sẽ giúp xóa sạch những vết thâm, vết sưng và chữa lành các vết sẹo trên da của con rất cách nhanh chóng.
Mẹ chỉ cần cắt nửa quả chanh vắt lấy nước rồi xoa đều lên vết cắn.
Tuy nhiên, vì tính axit cao nên khi tác động lên vết thương hở hay bị nhiễm trùng sẽ rất xót. Mẹ nên cân nhắc sử dụng loại quả này cho làn da mỏng manh của bé nhé. Một lưu ý nữa là không chà xát vì sẽ khiến da tổn thương.
Sữa tươi: Dịu nhẹ cho da bé
Đây cũng là một trong những cách chữa kiến cắn cho bé hiệu quả. Chỉ cần trộn sữa tươi và nước cùng tỷ lệ rồi ngâm vùng da bé bị cắn vào khoảng vài phút, đảm bảo sẽ giúp trẻ cảm thấy bớt ngứa rát hơn.
Đá lạnh: Giúp bé giảm ngứa ngay lập tức
Sau khi nhận biết bé bị kiến đốt, mẹ có thể lấy một cục đá chườm lên vùng da tổn thương sẽ giúp cơn ngứa giảm ngay tức thì. Tuy nhiên, mẹ cần lấy một lớp khăn bọc bên ngoài cục đá vì nếu chà xát trực tiếp sẽ khiến da bé bị bỏng lạnh.
Kem đánh răng: “Thần dược” trong trị muỗi, kiến cắn
Đây là một trong những “thần dược” mà người Việt hay dùng, bởi trong thành phần của kem đánh răng có chứa bạc hà, sẽ làm giảm sưng nhanh chóng. Khi trẻ bị kiến cắn, mẹ chỉ cần bôi kem đánh răng lên vết côn trùng đốt sau đó thì chờ kem khô thì bóc ra là được. Lớp kem này cũng để bé không đưa vi khuẩn đi khắp nơi.
Cây nha đam
Chỉ cần lấy phần thịt trong của nha đam cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ rồi đắp lên vùng sưng do bị côn trùng cắn của bé. Chỉ sau thời gian ngắn, vết mẩn đỏ trên da bé sẽ tan đi và không gây cảm giác khó chịu cho bé.
Tuy nhiên, nhược điểm của cây nha đam là có tính nhớt,vì vậy sẽ gây khó chịu cho bé.
Khoai tây: Enzym hữu hiệu làm mờ vết thâm
Cách chữa kiến cắn cho bé này khá đơn giản, mẹ chỉ cần thái một lát khoai tây mỏng rồi đắp và xoa đều lên vùng da bị cắn. Giữ trong vòng 5 phút rồi thay miếng khác, cứ như vậy cho đến khi vết thương giảm sưng, bé không còn ngứa nữa thì dừng lại.
Sử dụng cửa lưới chống côn trùng để phòng tránh kiến và côn trùng
Phía trên là cách chữa kiến cắn cho bé, có nghĩa là bé đã bị muỗi cắn rồi thì mới tìm cách chữa trị. Thế nhưng có một phương pháp an toàn hơn và lâu dài hơn đó là lắp cửa lưới chống côn trùng để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại côn trùng có cánh và côn trùng bò như kiến.
Với mong muốn đem đến giải pháp cho khách hàng, cửa lưới Silk sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho quý khách hàng.
Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề cách chữa kiến cắn cho bé hữu hiệu và an toàn tại nhà. Hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc cho bé một cách tốt nhất nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN SILK SCREEN
Showroom: LK11 – TT1, KĐT Kim Văn Kim Lũ, Hoàng Mai, Hà Nội.
Email: info@silkscreen.vn
5/5 – (6 bình chọn)