Chữa nhiệt miệng bằng lá BÀNG non là một trong những phương pháp tự nhiên mà ít người biết. Với công dụng kháng khuẩn tự nhiên, lá bàng giúp các vết loét miệng nhanh chóng lành thương chỉ sau vài ngày.
Ngoài chức năng kháng khuẩn, lá bàng còn có công dụng trị mụn, nhiệt miệng, trị bệnh dạ dày, chữa sâu răng, viêm họng,… Với nhiệt nhiệt, lá bàng có thể giúp cho các vết loét trở nên se lại và biến mất nhanh chóng chỉ sau vài ngày thực hiện.
I. Cách chữa nhiệt miệng bằng lá BÀNG non
Nhiệt miệng hay còn lại là viêm loét miệng là một chứng bệnh mà ai cũng có thể mắc phải 1,2 lần trong đời. Có người bị nhiệt miệng thường xuyên do cơ địa, chế độ ăn uống nhiều đồ cay nóng. Cũng có người do máu huyết nóng sẵn, bị nhiễm nấm, thiếu vitamin C, PP, sắt,… và thường gặp nhất hiện nay là tình trạng căng thẳng, stress khiến cơ thể dễ mắc bệnh.
Lá bàng có chứa rất nhiều chất sát khuẩn, kháng khuẩn tự nhiên, do đó, lá bàng có công dụng trị mụn, nhiệt miệng, trị bệnh dạ dày, chữa sâu răng, viêm họng… rất hiệu quả mà không phải ai cũng biết.
Lá bàng non dễ tìm và được sử dụng khá phổ biến trong dân gian nhằm chữa nhiệt miệng nhờ công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, sát trùng và làm lành vết thương nhanh chóng. Các bạn hãy thực hiện cách sau đây để cho hiệu quả chữa nhiệt miệng tuyệt vời.
Chuẩn bị: 1 nắm lá bàng non, không lấy lá già, lá bị sâu trắng bám vào.
Hướng dẫn cách làm: Đun sôi lá bàng non với nước, sau đó để vặn lửa nhỏ trong vòng 30 phút cho tinh chất của lá bàng ra hết là được. Tiếp theo tắt bếp, để nguội rồi lọc lấy nước lá bàng, bỏ bã. Bảo quản trong chai có nắp đậy.
Cách dùng: Dùng nước lá bàng để ngậm súc miệng trong khoảng 2-3 phút, mỗi ngày 3 lần, sau 4-5 ngày các vết loét se lại và dần khỏi hẳn.
Ngoài ra, bạn còn có thể lấy lá bàng non giã nát và thoa lên chỗ vết thương để giảm đau rát. Sau khi thực hiện cần súc miệng lại thật sạch với nước để loại bỏ nước lá bàng ra khỏi răng và nướu tránh làm răng bị vàng.
Tuy nhiên, nhựa do lá bàng tiết ra vẫn có thể bám vào răng miệng làm răng hơi ố vàng nhưng đây chỉ là hiện tượng tạm thời, sau khi hết thực hiện, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày thì màu vàng này sẽ biến mất.
Sử dụng lá bàng non chữa nhiệt miệng cũng khá hiệu quả khi áp dụng với trẻ em, lưu ý khi thực hiện cần để nước lá bàng còn hơi ấm. Mỗi lần sử dụng cho bé nên nấu 1 lần để cho hiệu quả tốt nhất.
II. Cách trị dứt điểm nhiệt miệng
Có thể sử dụng một số biện pháp thiên nhiên sau để chữa nhiệt miệng cũng có tác dụng không kém khi sử dụng lá bàng non.
– Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp giảm đau rát và mau khỏi trong tình huống bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ. Lưu ý cần nấu bột sắn dây chín mới được dùng cho trẻ am
– Uống nước rau má hoặc nước râu bắp thay nước lọc giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Đảm bảo lượng nước cung cấp đầy đủ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày.
– Rau diếp cá xay nhuyễn lấy nước để uống trong vòng 3 ngày nhiệt miệng sẽ biến mất.
– Dùng lá rau ngót giã nát lấy nước thêm một chút mật ong thoa lên vùng loét miệng.
➦
Xem thêm: Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây
Với những tình huống nhiệt miệng lở loét nhẹ chỉ cần thời gian ngắn áp dụng bệnh sẽ khỏi hẳn. Một số tình huống nghiêm trọng hơn thì cũng sẽ kéo dài không quá 10-15 ngày. Nếu như sau thời gian này mà nhiệt miệng chưa khỏi, các vết lở vẫn còn thì bạn không nên chần chừ mà hãy đến cơ sở uy tín kiểm tra xem đó có phải là dấu hiệu của ung thư khoang miệng hay không.
Nhiệt miệng và ung thư khoang miệng rất dễ bị nhầm lẫn với nhau vì những triệu chứng tương đương nhưng nếu bị ung thư thì cần phải phát hiện sớm chữa trị sẽ tăng khả năng kéo dài thời gian sống.
Khi thấy trong người mệt mỏi, các bạn cần phải chú ý đề phòng nhiệt miệng xuất hiện bằng cách:
– Bổ sung vitamin C, vitamin PP, vitamin B2 và vitamin A có khả năng giúp cơ thể tái tạo niêm mạc, tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch cho cơ thể chống lại sự phát triển của nhiệt miệng.
– Bổ sung thực đơn hàng ngày các loại rau cải xanh, các loại trái cây: cam, chuối, đu đủ, bưởi,…
– Không nên uống nước lạnh hoặc nước quá nóng.
– Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc tốt hơn là nước muối ấm pha loãng.
– Không nên ăn nhiều các loại thức ăn có vị cay nóng như: tiêu, ớt, gừng,… nêm nếm nhạt không quá mặn.
– Vệ sinh răng miệng đầy đủ đúng cách hàng ngày với chải răng, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng.
Nhiệt miệng tuy gây ra đau rát, khó chịu nhưng những cách phòng ngừa trên đây không hề khó và hoàn toàn có thể giúp bạn không bị hôi miệng dễ dàng. Nếu bạn muốn giữ vệ sinh khoang miệng ngăn ngừa nhiệt miệng thường xuyên hãy thực hiện vệ sinh cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa ít nhất 6 tháng một lần.
Cách chữa nhiệt miệng bằng lá BÀNG non đem lại kết quả chữa nhiệt miệng an toàn, khoa học, không gây ra biến chứng gì cho cơ thể cũng như giữ cho răng miệng chắc khỏe.
Nếu còn thắc mắc nào khác cần giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp một cách nhanh chóng hoặc đến trực tiếp cơ sở Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm:
Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
– Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
– Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
– Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.
Thẻ:Mẹo hay nhiệt miệng, Nhiệt miệng