5/5 – (1 bình chọn)
Trong bài viết trước về Tại sao nên dùng pipet thủy tinh để pha QC? chúng tôi đã lý giải tại sao cần dùng pipet thủy tinh để pha mẫu chuẩn (QC, Cal, mẫu ngoại kiểm). Chúng tôi khẳng định lại là nên dùng pipet thủy tinh bầu loại A hoặc AS để pha. Nhưng có pipet tốt rồi thì cách sử dụng pipet đúng cách cũng quan trọng không kém. Trong bài viết này chúng tôi tiếp tục hướng dẫn tiếp cách dùng pipet thủy tinh đúng cách để pha các mẫu chuẩn (QC, Cal, mẫu ngoại kiểm).
1. Một số ký hiệu trên pipet thủy tinh cần biết.
Trên các pipet thủy tinh chuẩn luôn có các thông tin. Hiểu rõ từng thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng pỉpet đúng hơn. Các thông tin thông thường gồm có:
– A: Pipet loại A có độ chính xác cao. Thường có màu xanh dương.
– AS: Pipet có độ chính xác cao và có thời gian chờ, thông thường là 5s đôi khi 15s. Tức là sau khi thả hết bạn phải chờ thêm 5s hoặc 15s để kéo dung dịch ra khỏi pipet theo định mức quy định.
– B: Pipet loại B có độ chính xác thấp. Thường có màu xám. Thông thường loại này có sai số gấp đôi pipet loại A, AS.
– Ký hiệu “20 °C” biểu thị nhiệt độ chuẩn mà thể tích sẽ đúng khi ở nhiệt độ này.
– Chữ “Ex” biểu thị pipet đã được điều chỉnh để xả ra thể tích mà nó biểu thị. Xả hết không có nghĩa là xả hoàn toàn 100% dung dịch trong pipet ra. Sẽ luôn có 1 lượng dung dịch nhỏ còn sót lại trong đầu pipet. Phần này đã được nhà sản xuất tính toán trừ trước đi rồi. Do vậy nếu bạn cố tình thổi hết ra sẽ làm sai thể tích.
– Thời gian chờ ghi dưới dạng: “Ex + …s” ví dụ “Ex + 15 s”: Sau khi xả hết chờ thêm 15s. Đây là thời gian cần thêm để kéo đủ dung dịch ra khỏi pipet. Chỉ loại AS mới có thêm phần này.
– Ngoài ra các pipet chuẩn luôn có quy định về thời gian xả. Tức là thời gian từ khi thả dung dịch đến khi dung dịch chảy ra hết (chưa tính thời gian chờ thêm). Việc này sẽ đảm bảo tốc độ chảy ra của dung dịch ở mức phù hợp. Nếu chảy nhanh quá sẽ làm dung dịch còn bám lại trên thành pipet nhiều hơn quy định. Dưới đây là bảng quy định về thời gian xả của pipet chuẩn.
Theo bảng trên có nghĩa là ví dụ khi bạn dùng pipet 5ml loại AS thì thời gian xả từ khi bạn thả tay cho dung dịch chảy đến khi dung dịch chảy hết ra là từ 9-13s. Chưa kể thời gian chờ. Nếu thời gian chờ là 15s thì tổng thời gian từ khi thả tay đến khi xong là từ 24-28s.
2. Cách sử dụng pipet thủy tinh đúng cách để pha mẫu chuẩn:
– Tay thuận cầm pipet bằng ngón cái và ngón giữa. Ngón trỏ dùng để bịt đầu pipet.
– Hút dung dịch (thường là nước cất tiêm) vào pipet bằng quả bóp cao su đến quá vạch cần lấy. Hiện nay còn có một số dụng cụ hỗ trợ hút loại pipet này thay thế cho dùng quả bóp (quả bóp 3 van, pipet aid).
– Bỏ quả bóp cao su ra và dùng ngón trỏ bịt phần trên.
– Cầm pipet thẳng đứng, mở ngón trỏ nhẹ nhàng để điều chỉnh về vạch O hoặc vạch cần lấy.
– Thả dung dịch vào lọ mẫu chuẩn đến vạch cần dùng (pipet cầm thẳng đứng, lọ mẫu chuẩn cầm nghiêng, đầu pipet tỳ vào thành miệng lọ mẫu chuẩn)
– Tùy thuộc vào loại pipet mà yêu cầu thả hết toàn bộ, không thả hết (thả đến vạch dưới) hoặc phải thổi sau khi thả, chờ thêm sau khi thả…
Một số dụng cụ trợ hút: quả bóp 3 van, súng trợ hút, pipet aid…
3. Một số lưu ý khi sử dụng pipet thủy tinh
– Chọn pipet phù hợp với lượng dung dịch cần hút sao cho chỉ hút 1 lần là đủ và không lấy loai pipet lớn quá gấp 2 lần thể tích cần lấy để hút. Việc này để tránh sai số.
– Nguyên tắc là đáy của khum luôn trùng với vạch kể cả với dung dịch có màu hoặc không có màu. Tuy nhiên với 1 số dung dịch có màu quá đậm đặc không thể xác định được đáy của khum thì lấy mặt thoáng ở trên trùng với vạch. Khi pha mẫu chuẩn dùng nước cất tiêm thì luôn lấy đáy khum trùng vạch.
– Không sử dụng pipet có đầu bị sứt, mẻ.
– Nhiệt độ của dung dịch ảnh hưởng đến thể tích. Thể tích trên pipet chỉ đúng với nhiệt độ thường là 20 độ C.
– Luôn loại bỏ phần dung dịch thừa dính ở đầu pipet trước khi cho vào lọ mẫu chuẩn.
– Sau khi dùng xong phải cắm pipet thẳng đứng trên giá.
4. Cách vệ sinh pipet thủy tinh sau khi dùng.
Việc vệ sinh pipet đúng cách sau khi dùng rất quan trọng, nó làm giảm sai số cho pipet cũng như tránh nhiễm chéo cho các mẫu chuẩn.
– Sau khi dung xong tráng lại nhiều lần bằng nước cất 2 lần.
– Có thể sử dụng cồn để tráng pipet.
– Nếu pipet bẩn có thể tẩy rửa bằng cách ngâm trong dung dịch sunfocromat 1 ngày, rửa trực tiếp dưới vòi nước để dòng nước chảy bên trong pipet, rửa sạch bằng xà phòng sau đó rửa nước nhiều lần, tráng lại bằng nước cất.
– Cách pha dung dịch sunfocromat :
+ Hòa tan 60 g K2CrO7 vào 700 ml nước cất
+ Bổ sung từ từ 66 ml dung dịch axit H2SO4 vào dung dịch K2CrO7 trên đến khi tan hết.
+ Bổ sung nước cất vừa đủ 1 lít. Bảo quản trong bình tối màu, tránh ánh sáng để dùng dần.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết của chúng tôi để các bạn có thể sử dụng pipet thủy tinh đúng cách khi pha các vật liệu chuẩn như mẫu QC, mẫu Cal, mẫu ngoại kiểm và các hóa chất đông khô. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ chuẩn hóa được quy trình của mình từ đó giúp đảm bảo và nâng cao chất lượng xét nghiệm.
Để hỗ trợ các PXN xây dựng và duy trì được hoạt động nội kiểm. Hiện tại chúng tôi có một số giải pháp như sau:
1. Để đọc được các vi phạm quy tắc westgard chúng tôi cung cấp phần mềm quản lý dữ liệu nội kiểm IQC. Với phần mềm này ngoài việc lưu dữ liệu nội kiểm, vẽ biểu đồ Levey-Jennings. Phần mềm còn xác định các lỗi westgard và đưa ra định hướng khắc phục.
Chi tiết về phần mềm này tham khảo tại đây: Phần mềm nội kiểm chất lượng xét nghiệm QUANGLAB-IQC Phiên bản 4.0
2. Để giúp tất cả các nhân viên trong PXN có thể đọc và phân tích được kết quả nội kiểm, chúng tôi có cung cấp khóa đào tạo về thực hành nội kiểm ngay tại cơ sở. Với khóa đào tạo này tất cả các nhân viên của PXN sẽ được học và thực hành đúng đắn về nội kiểm.
Chi tiết khóa đào tạo này tham khảo tại đây: Thiết kế chương trình nội kiểm tại phòng xét nghiệm của bạn
3. Để có được một chương trình nội kiểm tốt đòi hỏi phải có 1 quy trình nội kiểm đúng đắn. Hiện tại chúng tôi có cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo quyết định 2429. Trong đó có quy trình và các biểu mẫu để giúp các PXN thực hiện đầy đủ và đúng đắn công tác nội kiểm cũng như vấn đề đảm bảo chất lượng kết quả xét nghiệm.
Chi tiết về bộ tài liệu tham khảo tại đây: Cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chí 2429
Hy vọng với những giải pháp mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp các PXN có được một chương trình nội kiểm phù hợp và chính xác nhất. Từ đó góp phần tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao được chất lượng kết quả xét nghiệm.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Cao Văn Tuyến/ 0913.334.212 hoặc 0978.336.115.
Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635.
Email: chatluongxetnghiem@gmail.com