Cách giảm nghén 3 tháng đầu hiệu quả cho phụ nữ mang thai

Nghén ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Buồn nôn khi mang thai thường là một trong những trải nghiệm gây phàn nàn nhiều nhất trong các tình trạng thai nghén của phụ nữ. Có tới 70% bà mẹ tương lai bị buồn nôn tại một số thời điểm trong thời kỳ đầu mang thai (thường bắt đầu vào tuần thứ 9 sau giao hợp). Nó không chỉ được biết đến là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà còn là triệu chứng phổ biến trong ba tháng đầu, và đôi khi còn lâu hơn.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng nôn nghén giảm xuống vào tuần thứ 16 của thai kỳ. Tuy vậy, có tới 20% phụ nữ tiếp tục có các triệu chứng này trong suốt thai kỳ. Nôn nghén nặng có thể gây suy nhược cho người phụ nữ, thậm chí phải nhập viện.

Nguyên tắc “vàng” trong cách giảm nghén 3 tháng đầu

Để giảm nghén khi mang bầu, mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau đây:

Cách giảm nghén 3 tháng đầu: Không được bỏ đói cơ thể

Ốm nghén nên “ngại” ăn? Sai lầm rồi bầu nhé! Thực tế, việc dạ dày liên tục bị “bỏ đói” trong thời gian dài ngược lại sẽ khiến tình trạng nôn ói trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, thay vì “khóa miệng”, bầu nên tranh thủ nạp thêm thực phẩm cho cơ thể sau mỗi 3-4 tiếng.

Bữa ăn sáng của thai phụ rất quan trọng

Nhâm nhi một vài miếng bánh quy hoặc một ít ngũ cốc ngay khi vừa mở mắt, thậm chí là trước khi ra khỏi giường, cũng có thể giúp bầu giảm bớt tình trạng ốm nghén. Bởi sau một giấc ngủ dài, dạ dày trống rỗng, tiết ra nhiều dịch vị nên dễ kích thích và cần được bổ sung thức ăn.

Lựa thực phẩm cho thai kỳ đúng cách

Salad rau quả, sữa chua, các món để nguội, thực phẩm lạnh sẽ phù hợp với những mẹ bầu bị ốm nghén hơn so với những món nóng. Bởi khi nóng, thực phẩm sẽ có mùi vị nhiều hơn khi lạnh và khiến bầu cảm thấy khó chịu hơn.

cách giảm nghén 3 tháng đầu

Cách giảm nghén 3 tháng đầu: Tránh thức uống có ga

Tuy nằm trong danh sách cần hạn chế, nhưng việc sử dụng một chút nước uống có ga này trong 3 tháng đầu có thể giảm bớt chứng buồn nôn của mẹ bầu.

Sau khi đổ nước ngọt ra cốc, thêm 1 vài lát gừng và hâm nóng, bầu đã có ngay một thức uống giảm ốm nghén hiệu quả rồi nhé!

Bà bầu cần tập hít thở đúng cách

Bất cứ khi nào cảm thấy buồn nôn, bầu nên cố gắng hít thở thật sâu để xoa dịu hệ thần kinh. Sau đó, dùng tay bịt mũi bên phải và tiếp tục thở nhẹ nhàng. Cảm giác buồn nôn của bạn sẽ nhanh chóng được “thổi bay” theo từng hơi thở.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để thai nhi khỏe mạnh?

Dành thời gian nghỉ trưa mỗi ngày

Tuy chỉ kéo dài chừng 15-30 phút, nhưng một giấc ngủ trưa có thể giúp mẹ bầu giảm bớt mệt mỏi và bổ sung thêm năng lượng cho các hoạt động buổi chiều.

Cách giảm nghén 3 tháng đầu: Hạn chế đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ

Nằm trong danh sách những thực phẩm gây khó tiêu, đầy bụng, những đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ khiến tình trạng nôn ói của bầu trở nên nghiêm trọng hơn.

cách trị ốm nghén 2

Ăn trước khi đi ngủ để tránh cảm giác ốm nghén?

Một bữa ăn nhẹ với ngũ cốc, hoa quả hoặc sữa chua trước khi đi ngủ không chỉ giúp cung cấp protein, năng lượng cho cơ thể mà còn là một cách trị ốm nghén tốt cho bầu. Để cạnh giường ngủ những món snack dinh dưỡng lành mạnh giàu chất đạm, ít chất béo, chỉ nên ăn một lượng nhỏ vừa đủ thôi nhé.

Rate this post

Viết một bình luận