Cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở
Giảm nồng độ cồn trong hơi thở giúp tài xế lái xe an toàn, đồng thời “ứng phó” với mức xử phạt nồng độ cồn theo quy định ban hành của Nhà nước trong quá trình tham gia giao thông. Cùng Fastauto.vn ghi chú lại ngay các tip làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhạy và hiệu quả nhất nhé.
Hiểu đúng về đo nồng độ cồn
Thành phần chính của các đồ uống có cồn là rượu Etylic. Đặc tính của Etylic là dễ bị oxi hóa và có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu. Nhờ vào đặc tính đó, trong máy đo nồng độ cồn, người ta sử dụng chất oxi hóa rất mạnh là crom(VI)oxit CrO3. Chất này ở dạng kết tinh, tinh thể có màu vàng da cam, khi gặp rượu Etylic sẽ xảy ra phản ứng oxi hóa khử, sinh ra oxit Cr2O3 có màu xanh đen. Dựa vào sự biến đổi màu sắc này, dụng cụ phân tích sẽ thông báo được mức độ cồn của tài xế.
Nồng độ cồn sẽ tồn tại bao lâu trong cơ thể?
Rượu, bia là những loại đồ uống được lên men từ tinh bột có chứa lượng cồn cao, có khả năng hấp thu rất nhanh vào máu, hơi thở và nước tiểu thông qua đường tiêu hóa.
Trên thực tế, rất khó để tính toán chính xác thời gian nồng độ cồn tồn tại trong cơ thể, chúng còn phụ thuộc vào cơ địa từng người và tuổi tác, giới tính, khoảng cách thời gian giữa các lần uống…
Nồng độ cồn có thể bị phát hiện bởi máy đo hoặc phát hiện trong nước bọt của người sử dụng trong khoảng thời gian từ 10 – 24h sau khi sử dụng rượu bia. Mỗi giờ trôi qua, cơ thể sẽ loại bỏ trung bình khoảng 0,015% nồng độ cồn có trong máu. Riêng đối với nước tiểu thì nồng độ cồn có thể tồn tại lên tới 3 – 4 ngày và quá trình đào thải sẽ diễn ra chậm hơn nếu sử dụng chất có cồn trong khi bụng đói.
Khi nồng độ cồn tồn tại trong cơ thể quá mức độ cho phép sẽ dẫn đến trạng thái không tỉnh táo, có thể gây nên các triệu chứng như nói lắp, hoang mang, giảm trí nhớ, khó thở, buồn nôn, nôn mửa,… Nếu những người này điều khiển phương tiện giao thông thì điều này là vô cũng nguy hiểm bởi nó không chỉ gây ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân mà còn của rất nhiều người khác.
Cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở cực hiệu quả
Đôi khi, khó mà “né” được rượu bia trong các cuộc giao lưu, gặp gỡ. Vậy nên người điều khiển xe cần biết những cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhanh chóng để tránh những hình phạt tài chính nặng nề.
Nhai kẹo cao su
Nhai kẹo cao su sẽ kích thích tuyến nước bọt, giúp pha loãng và rửa trôi axit dạ dày, diệt vi khuẩn cũng như các hạt gây mùi trong khoang miệng. Vậy nên, nhai kẹo cao su là biện pháp hữu hiệu giúp thơm miệng, che giấu mùi cồn. Ngoài ra, những loại kẹo có tác dụng thơm miệng cũng sẽ có hiệu quả tương tự.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ là một giải pháp tạm thời, giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhanh chóng. Bởi lượng cồn sẽ bị đẩy lên từ phổi, nhai kẹo sẽ giảm lượng cồn sẵn có trong khoang miệng nên đương nhiên lượng cồn trong cơ thể vẫn tồn tại.
Dùng xịt thơm miệng
Cũng giống như nhai kẹo cao su, xịt thơm miệng cũng có tác dụng hạn chế hơi thở có mùi khó chịu, nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Hầu hết các sản phẩm xịt thơm miệng hiện nay đều có thành phần từ các loại thảo dược an toàn với nguồn gốc thiên nhiên như bạc hà, bách lý hương, quế, cam thảo… Ngoài ra, một số loại khác có thêm cồn làm tăng khả năng sát khuẩn, ngăn ngừa sự phát sinh, phát triển các loại vi khuẩn, nấm trong khoang miệng.
Đánh răng, súc miệng sạch trước khi lái xe
Có nhiều người cho rằng, việc đánh răng khi uống uống rượu và sử dụng nước súc miệng có thể giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhanh chóng. Tuy nhiên, việc làm này không mấy hiệu quả bởi nồng độ xuất phát từ phổi chứ không phải miệng. Nhưng dù sao, việc đánh răng sau khi sử dụng rượu, bia cũng giúp bảo vệ răng miệng. Lưu ý, một số loại kem đánh răng có chứa cồn sẽ gây phản tác dụng.
Thở gấp, nín thở hoặc vận động mạnh trước khi thổi
Theo nghiên cứu của trường Đại học Linkoping (Thụy Điển), nếu trước khi kiểm tra nồng độ cồn, bạn vận động với cường độ mạnh hoặc thở gấp khoảng 20 giây thì chỉ số đo nồng độ cồn có thể giảm khoảng 10%. Lưu ý, phương pháp này có thể sẽ khiến bạn hao tổn nhiều sức lực và khiến bạn bị chóng mặt do thiếu oxy, thậm chí không thể có đủ hơi để thổi vào máy đo, điều này lại càng khiến bạn dễ bị lật tẩy trước CSGT.
Uống thuốc giải rượu
Tất cả những biện pháp trên chỉ là cách “chống chế” tạm thời. Dễ dàng tìm được các loại thuốc uống giải rượu tại các quầy thuốc Tây. Uống thuốc giải rượu là biện pháp giải rượu hiệu quả nhất, đồng thời mà còn làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở. Ngoài ra, bạn nên uống thật nhiều nước để làm giảm nồng độ cồn trong máu và tăng cường hoạt động để quá trình chuyển hóa được diễn ra nhanh hơn.
Trên thực tế, nếu không phải với mục đích đối phó, qua mặt máy đo nồng độ cồn, thì bạn có thể dùng tới các thực phẩm có tác dụng giải rượu và giảm nồng độ cồn trong máu như trứng, yến mạch, cá hồi… (chúng đều cần có thời gian hấp thụ.). Hoặc có thể dùng một số loại trái cây như lê, cà chua, khoai tây… hay uống nước dừa, trà chanh gừng với mật ong cũng có tác dụng giải rượu rất tốt.
Để đối phó với việc bị kiểm tra và xử phạt nồng độ cồn thì trên đây là những phương pháp nhanh gọn là hữu ích nhất để giảm nồng độ cồn trong hơi thở. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách tạm thời. Vậy nên để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như cho mọi người thì tốt nhất là hãy tránh xa rượu bia và những đồ uống có cồn trước khi lái xe.