Cách làm giảm tình trạng buồn nôn và nôn khi mang thai – GENLAB

Tình trạng buồn nôn và nôn mửa khi mang thai hay còn gọi là tình trạng ốm nghén khi mang thai trong giai đoạn ba tháng đầu tiên của thai kỳ là một hiện tượng tình bình thường của sự phát triển thai kỳ không phải là một bất thường đáng lo ngại nào. Tuy nhiên, tình trạng ốm nghén này lại gây trở ngại cho các hoạt động thường ngày. Đôi khi, mẹ mang bầu cảm thấy mệt mỏi và cảm thấy không muốn vận động, di chuyển. Dưới đây là một số cách mẹ đang mang bầu có thể làm giảm tình trạng  ốm nghén khi mang thai.

Cách làm giảm buồn nôn và nôn khi mang thai

Đọc thêm 

 

1. Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa

Khi mang thai việc mẹ mang bầu  để bụng đói có thể khiến tình trạng buồn nôn và nôn trở nên tồi tệ hơn do lượng đường huyết xuống thấp. Để tránh tình trạng này, mẹ mang bầu nên ăn một lượng  thức ăn thường xuyên nhưng nên chia làm nhiều bữa trong ngày để duy trì lượng đường trong máu. Nên chọn các loại thức ăn lành mạnh như rau củ quả và trái cây hoặc các loại hạt để bổ sung đa dạng đầy đủ dinh dưỡng như: chất xơ, chất đạm, Vitamin, chất béo,…nhằm đáp ứng nhu mẹ và bé.

.2  Ăn thức ăn không quá lạnh

Thức ăn không quá lạnh sẽ tạo cảm giác dễ chịu hơn cho dạ dày khi bạn buồn nôn trong thời kỳ đầu mang thai. Cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm, bạn nên ăn đồ lạnh và tránh đồ nóng.

3.Tiêu thụ thực phẩm giàu protein

Mẹ có thể lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều protein và giàu vitamin B như các loại hạt.Tránh thức ăn nhiều gia vị, cay, chua, béo hoặc chiên. vì đây có thể là nguyên nhân có thể gây ra cảm giác buồn nôn.

4. Nghỉ ngơi đầy đủ

Căng thẳng và mệt mỏi trong công việc  có thể khiến cảm giác buồn nôn và nôn khi mang thai trở nên tồi tệ hơn. Do đó, hãy đảm bảo dành đủ thời gian để nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để giảm bớt cảm giác ốm nghén này.

5. Ngửi chanh hoặc gừng

Mùi thơm của những lát chanh, lát gừng tươi có thể giúp mẹ bầu cảm thấy hết buồn nôn. Ngoài ra, nước trà gừng không quá đặc cũng có tác dụng làm dịu cơn buồn nôn cũng như được khuyên uống các loại vitamin tổng hợp như prenavit hoặc obimin. Mẹ bầu có thể sử dụng.

6. Bổ sung đầy đủ nước giữa các bữa ăn

Khi mang thai, điều quan trọng là mẹ bầu phải  đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Uống càng nhiều càng tốt, kể cả giữa các bữa ăn.

 

Rate this post

Viết một bình luận