Cách nâng cao giá trị bản thân giúp bạn có cuộc sống tinh thần khoẻ mạnh

Để nâng cao giá trị của bản thân

Mỗi con người sinh ra là một cá thể riêng biệt, chẳng có ai giống ai hoàn toàn. Thế nên, hãy luôn tự hào về những điều bạn có, về giá trị của bản thân bạn. Vì chỉ khi bạn tự tin và chấp nhận những điều khác biệt của bản thân thì người khác mới có thể chấp nhận bạn được. Hãy luôn biết cách nâng cao giá trị bản thân mình bằng cách sống tích cực, sống lạc quan hơn để cuộc sống của bạn thêm tươi đẹp.

Lời chia sẻ

Mỗi người chúng ta đều được sinh ra với những vai trò, vị trí, ưu điểm, nhược điểm riêng. Thế nhưng, có nhiều người chưa nhìn nhận vào những điểm tích cực của bản thân để tự hào, để làm động lực cố gắng; thay vào đó lại nhìn vào những điểm tiêu cực rồi tự ti, mặc cảm về bản thân. Vậy, bản thân mỗi người cần phải làm những gì để nâng cao giá trị của bản thân để sống tốt hơn?

1. Nhìn nhận ưu điểm của bản thân

Mỗi chúng ta khi đến một độ tuổi nhất định sẽ xuất hiện khả năng tự đánh giá. Điều đó có nghĩa mỗi người sẽ tự nhìn nhận, đánh giá tất cả những điều thuộc về bản thân mình. Như đã chia sẻ ở trên, mỗi người sinh ra đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng; chẳng có ai hoàn hảo, trọn vẹn. Thế nên, sau một khoảng thời gian nhất định; có thể là theo ngày, theo tháng, theo năm… ta cần nhìn nhận lại để phát huy những điểm tốt, khắc phục những điểm chưa tốt; để biết phấn đấu, làm động lực để cố gắng chứ không phải tự ti vào bản thân.

Thành – bại là chuyện bình thường ở đời, có ai sống cả cuộc đời mà không đôi lần vấp ngã. Nhưng lúc vấp ngã, thay vì buông xuôi, dằn vặt bản thân; bạn hãy nhớ lại những lời khen của mọi người dành cho mình trước đây (đó chính là ưu điểm của bạn) để tìm lại niềm tin, động lực để tiếp tục đứng dậy, cố gắng cho con đường tương lai phía trước.

2. Tìm cho mình sự khác biệt khi so sánh với người khác

Chúng ta sống trong một xã hội với nhiều cá nhân sống ở trong đó, thế nên, ta không tránh khỏi việc so sánh giữa người này với người kia. Nếu không phải tự bản thân ta so sánh thì người khác cũng sẽ so sánh, đánh giá ít nhiều.

Sự so sánh có thể mang lại cho ta điều tích cực, cũng có thể mang lại cho ta điều tiêu cực. Nếu bạn so sánh với người khác nhằm tìm ra điểm hơn kém để ghen tị; Lấy nhược điểm của người này để so sánh với ưu điểm của người khác, thì chắc chắn bạn sẽ tự ti vào bản thân là điều tất nhiên….đó chính là mặt tiêu cực. Còn nếu bạn so sánh với người khác để nhận ra điểm khác biệt giữa người này với người kia để chấp nhận, để bao dung sự khác biệt của nhau; từ đó lấy động lực để học hỏi, khắc phục những điều chưa hoàn thiện của bản thân thì đó là mặt tích cực của sự so sánh.

de-nang-cao-gia-tri-cua-ban-than

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Mỗi con người sinh ra là một cá thể riêng biệt, chẳng có ai giống ai hoàn toàn. Thế nên, hãy luôn tự hào về những điều bạn có, chỉ khi bạn tự tin và chấp nhận những điều khác biệt của bản thân thì người khác mới có thể chấp nhận bạn được.

Chẳng hạn như trong một buổi tiệc liên hoan, có những người trong nhóm rất hoạt náo, khiến bầu không khí trong buổi tiệc trở nên sôi động. Bạn có thể cảm thấy lo ngại, tự ti khi không thể được như những người đó. Thế nhưng, bạn chẳng việc gì phải tự ti cả. Vì nếu bạn không thể sôi động, náo nhiệt thì bạn có thể âm thầm quan tâm đến đồ ăn, nước uống cho mọi người mà. Cuộc sống cần phải có người như thế này, người kia như thế khác, làm những mảnh ghép riêng biệt tạo nên những điều toàn vẹn.

3. Xem “Thất bại là mẹ thành công”

Cuộc sống có khi buồn, khi vui; khi thành, khi bại; khi hạnh phúc, lúc khổ đau. Càng trẻ tuổi, hành động càng nhiều, dấn thân càng nhiều thì vấp ngã càng lắm. Nhưng đừng để một lần vấp ngã, một lần thất bại dìm ta xuống hố sâu, không bao giờ ngóc đầu lên được nữa. Đừng bao giờ nghĩ tiêu cực rồi tự trách móc, dằn vặt bản thân. Thay vào đó, hãy nhìn nhận lại xem mình đã sai ở đâu, nhầm lẫn ở chỗ nào, vì sao kết quả lại chưa được như mong muốn? Bản thân cần phải khắc phục ra sao để điều đó không lặp lại?

Sau nhiều lần như thế bạn trưởng thành hơn, trải nghiệm nhiều hơn, kinh nghiệm dày dạn hơn…rồi thành công sẽ đến với bạn, một thành công thật vững chắc.

4. Đối xử tốt với mọi người xung quanh

Nhiều người vẫn cho rằng “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, giá trị của một con người không chỉ nằm ở ngoại hình, vẻ bề ngoài; mà còn nằm ở bên trong tâm hồn, nhân cách, đạo đức của mỗi người. Và cách đánh giá về nhân cách của một con người dễ nhất là nhìn vào cách họ cư xử với mọi người xung quanh. Bạn có thể không đẹp, bạn cũng chẳng hề thông minh, nhưng những điều đó chẳng quy định gì đến việc bạn có trở thành người tốt hay không.

Đôi lúc, bạn sẽ chẳng có đủ điều kiện và thời gian để đối xử tốt hết với tất cả mọi người; nhưng đối với những người bạn gặp, đối với những người đi ngang qua cuộc đời bạn, hãy cố gắng đối xử với họ giống như cách mà bạn mong họ đối xử với mình. Rồi đến một lúc nào đó, mọi người cũng sẽ đối xử chân thành, tử tế với bạn. Hoặc nếu không thì việc bạn giúp đỡ được người khác, đối xử tốt với người khác, chính là cách bạn đang tự mang lại cho mình niềm vui, niềm hạnh phúc; Từ đó bạn sẽ thấy được mình có ích như thế nào, giá trị của mình ra sao. Để rồi bạn sẽ tự tin hơn vào bản thân và thấy cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.

Giá trị bản thân bạn là do chính bạn tự gây dựng, nhìn nhận và đánh giá nó; cũng chỉ có bạn mới có thể biết rằng giá trị nào là tốt cho mình. Bạn hãy cố gắng nhìn nhận và làm những điều tích cực để nâng cao giá trị của bản thân.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : bởi

Rate this post

Viết một bình luận