Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc, Trung hay Nam luôn có những bí quyết và các cách chế biến riêng. Hãy cùng chúng tôi học 3 cách nấu chè thập cẩm ngon sau đây để mang đến cho gia đình của mình những món chè chuẩn ngon hoặc thậm chí là để bán nữa nhé.
Chè thập cẩm là thức ăn vặt quen thuộc không chỉ với người lớn, người già mà trẻ con cũng đều yêu thích. Chè thập cẩm được sự kết hợp bởi nhiều nguyên liệu mà hương vị có thể thay đổi đôi chút theo khẩu vị của gia đình để trở nên hấp dẫn, phong phú hơn. Bạn có thể kết hợp các loại nguyên liệu khác nhau ngọt ngon, thanh mát, thêm chút đá lạnh thì rất mát gan mát ruột. Chè thập cẩm có thể ăn quanh năm và đặc biệt được yêu thích vào những ngày hè nóng bức, khô hành.
Chè thập cẩm miền Bắc
Nguyên liệu
- 200gr đậu đỏ
- 2 củ vừa khoai lang
- ¼ củ khoai môn
- 200gr bột báng
- 100ml nước cốt dừa
- Đường (khoảng 200gr)
Chè thập cẩm là thức ăn vặt quen thuộc không chỉ với người lớn, người già mà trẻ con cũng đều yêu thích. Chè thập cẩm được sự kết hợp bởi nhiều nguyên liệu mà hương vị có thể thay đổi đôi chút theo khẩu vị của gia đình để trở nên hấp dẫn, phong phú hơn. Bạn có thể kết hợp các loại nguyên liệu khác nhau ngọt ngon, thanh mát, thêm chút đá lạnh thì rất mát gan mát ruột. Chè thập cẩm có thể ăn quanh năm và đặc biệt được yêu thích vào những ngày hè nóng bức, khô hành.
Đậu đỏ là nguyên liệu không thể thiếu trong bất kỳ món chè thập cẩm nào
(Ảnh: Internet)
Cách làm món chè thập cẩm miền Bắc
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đậu đỏ đãi sạch, ngâm trong nước lạnh khoảng 5-6 tiếng để đậu được nở mềm, dễ nấu hơn.
- Bột báng rửa sạch, ngâm trong 30 phút trước khi nấu.
- Khoai lang, khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng vuông vừa ăn, ngâm với nước muối loãng cho tới khi hết mủ nhựa và không bi thâm. Sau đó, rửa lại khoai một lần nữa.
- Lá dứa (vài lá nếu có) rửa sạch, bó lại.
Bước 2: Nấu bột báng
Bây giờ, bạn chuẩn bị một chậu nước sạch, cho bột báng cùng ít nước vào nồi luộc trong 15-20 phút cho đến khi chuyển sang màu trắng trong suốt cho chín. Trong lúc đó bạn nhớ đảo đều để bột không dính vào đáy nồi, bị cháy.
Vớt bột báng đã chín ra rổ, thả ngay vào tô nước lạnh, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng, đợi 10 phút thì vớt ra.
Bước 3: Nấu chè đậu đỏ
Vớt đậu đỏ ra khỏi chậu ngâm cho vào nồi, đổ xâm xấp mặt đậu rồi đem đi đun đến khi chín mềm. Sau đó, nêm đường và vani vào cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Bước 4: Nấu chè khoai môn, khoai lang
Cho khoai lang và khoai môn và lá dứa vào nồi nước đun cho tới khi khoai chín mềm, nêm đường vừa ăn rồi tắt bếp. Bạn lưu ý nên chỉ đun khoảng 10-15 phút là được.
Bước 5: Trình bày và thưởng thức chè thập cẩm
Ăn chè thập cẩm ngon bạn có thể cho thêm đá bào vào, rắc dừa tươi nạo sợi, nước cốt dừa.
Chè thập cẩm mát lạnh và bổ dưỡng
(Ảnh: Internet)
Chè thập cẩm kiểu miền Trung
Nguyên liệu
- 100gr đậu đỏ
- 50 gr đậu phộng (lạc)
- 100gr đậu xanh
- 100gr bột nếp
- 100gr bột năng
- 1 quả dừa tươi
- 100ml nước cốt dừa
- 200ml sữa tươi
- Đường cát trắng
- 3-4 lá dứa
Cách làm
Bước 1: Sơ chế
- Vo sạch đậu đỏ, vớt bỏ hạt lép, sâu mọt rồi ngâm nước khoảng 2 giờ. Cho đậu vào ninh cho chín nhừ nhưng không nát, nêm đường đủ ngọt.
- Vo sạch đậu xanh, đãi bỏ hạt lép mọt, cũng đem ngâm nước khoảng 2 tiếng rồi đem đi hấp chín, dùng thìa tán mịn đậu rồi vo tròn thành viên cỡ viên bi, để ra tô riêng.
- Rang chín đậu phộng, xát vỏ, giã sơ hoặc để nguyên tùy ý.
- Bột nếp và bột năng nhồi với nước vừa phải sao cho nhuyễn mịn, không cho nhiều nước sẽ làm bột bị nhão. Vo tròn thành những viên cỡ viên bi rồi đem luộc chín, khi chín thì ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút mới vớt lên, để ráo.
- Nguyên liệu khác: Lá dứa đem đi xay hoặc giã để lọc lấy nước cốt; dừa lấy nước, phần cùi nạo sợi; cho hỗn hợp nước dừa, cốt lá dứa và sữa tươi vào nồi đun sôi, nêm đường vừa đủ, xong để riêng.
Bước 2: Hoàn thành
Cuối cùng, bạn cho ít đá bào vào ly, múc đậu đỏ + đậu xanh + bột vào, chan 1 thìa canh nước sữa lá dứa và ½ thìa canh nước cốt dừa.
Nước cốt dừa cho chè thập cẩm thêm béo ngậy
(Ảnh: Internet)
Cách nấu chè thập cẩm của người Huế có giống với kiểu người miền Trung không?
Cách nấu chè thập cẩm miền Trung có nhiều điểm tương đồng với cách nấu chè thập cẩm của Huế. Tuy nhiên, về nguyên liệu chính của hai món chè này đều là có đậu đỏ, đậu xanh và dừa nám. Song theo nhiều người cho rằng, cách nấu chè thập cẩm miền Trung vẫn có phần đơn giản hơn so với cách nấu chè thập cẩm của người Huế.
Chè thập cẩm kiểu miền Nam
Nguyên liệu
- 100gr đậu đỏ
- 30gr bắp ngọt tươi
- 2 quả chuối chín
- 100gr cốm khô
- 50gr bột báng
- 100gr bột mì
- 100gr bột năng
- 50gr bột thạch rau câu
- 400ml nước cốt dừa
- 200gr đường
Cách nấu
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đậu đỏ đãi bỏ hạt lép, sâu mọt, rồi ngâm nước lạnh cho đậu ngậm nước mềm.
- Bắp tách lấy hạt, rửa sạch rồi vẩy cho ráo nước.
- Cốm ngâm khoảng 10 phút cho nở ra rồi để ra rổ, ráo nước.
- Bột báng rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút, vớt ra rổ cho ráo nước.
- Trộn đều bột mì và ½ bột năng đã chuẩn bị. Chế nước vào nhào nhuyễn rồi vo thành viên nhỏ như viên bi.
- Bóc bỏ vỏ chuối, cắt miếng cỡ 1cm. Và bạn nhớ là hãy chọn những quả vừa chín để không bị nát khi nấu chè nhé.
Bước 2: Nấu chè
- Ninh nhừ đậu đỏ, nêm vào 1 thìa café đường, để nước sôi rồi tắt bếp để riêng.
- Hòa sẵn 20gr bột năng còn lại với ít nước, cho bắp ngọt vào nồi nước đun sôi, sau đó cho bắp chín vào đổ bột năng và thêm 2 thìa café đường khuấy đều.
- Nấu cho chè bắp sánh lại, trong lại thì cho 50ml nước cốt dừa vào đun sôi trở lại rồi tắt bếp.
- Đối với cốm, bạn nấu chè cốm tương tự như cách nấu chè bắp ngọt.
- Chuối đun sôi với lượng nước vừa phải, cho bột năng, bột báng vào đun sôi, thỉnh thoảng khuấy nhẹ để bột báng không dính vào nồi mà chuối không nát. Cuối cùng bạn chỉ cần cho nước cốt dừa với 2 thìa café đường vào đun sôi trở lại thì tắt bếp.
- Bột mì luộc chín ngâm trong nước lạnh, vớt ra, để ráo nước.
- Làm thạch rau câu với tỉ lệ: Rau câu + đường + 300ml nước khuấy đều, đun sôi rồi đổ vào tô đợi nguội. Bạn cho thạch vào khuôn hoặc chén nhỏ để thạch có hình thù đẹp mắt, có thể dùng nước cốt dừa, nước cốt củ dền, để tạo màu cho thạch. Thạch nguội bạn bỏ thạch vào ngăn mát tủ lạnh.
Món chè thập cẩm miền Nam ngon đúng điệu (Ảnh: Internet)
Cách trình bày và thưởng thức khi ăn chè thập cẩm
- Một ly chè thập cẩm miền Nam ngon và chuẩn vị thì bạn cần thêm nước cốt dừa, dừa nạo sợi hoặc dừa khô, thêm chút đá bào, trộn đều lên là có thể ăn được.
- Cách nấu chè thập cẩm miền Nam này cũng chính là cách nấu chè mà người Sài Gòn ưa chuộng và sử dụng đấy.
Vậy là Cet.edu.vn vừa mới tiết lộ với bạn cách nấu chè thập cẩm ngon miền Bắc, miền Trung, miền Nam đơn giản và chuẩn ngon mà bạn có thể chế biến tại nhà. Bạn thích cách nấu theo kiểu miền Nam, Bắc hay Trung, hãy nói cho chúng tôi biết nhé. Và sau cùng, CET không quên chúc bạn thành công và thưởng thức ngon miệng!