Cách nấu nấm linh chi với táo đỏ, chế biến nấm rừng thế nào?

Cập nhật vào 14/04

Cách nấu nấm linh với táo đỏ rất dễ thực hiện, uống thường xuyên giúp bồi bổ cơ thể, chống suy nhược và hỗ trợ nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khi nấu bạn cần chú ý khâu chế biến linh chi rừng, đảm bảo không làm giảm dược chất trong nấm.

1. Giá trị sức khỏe mà nấm linh chi mang lại

Nấm linh chi nhờ có chứa nhiều dược chất quý nên được ví là dược liệu vàng với sức khỏe. Mỗi dược chất trong nấm lại mang những tác dụng riêng:

  • Germanium: Với hàm lượng cao gấp 5-8 lần nhân sâm. Đây là thành phần có chức năng củng cố hệ miễn dịch, kích thích tuần hoàn máu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.

  • Polysaccharide có trong nấm linh chi: Có tác dụng ngăn chặn hình thành các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa, chống lại các tế bào hình thành khối u.

  • Triterpenes: Có tác dụng điều hòa nội tiết tố, ổn định áp huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

  • Adenosine: Có khả năng tham gia vào quá trình sinh hóa của cơ thể, giúp thải độc, điều hòa hoạt động của gan, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • Trong nấm linh chi có chứa Lingzhi-8 protein: Là hoạt chất có khả năng nâng cao hệ miễn dịch, kích thích quá trình tổng hợp kháng thể chống lại bệnh tật, giải độc gan, điều trị men gan cao, bệnh gan nhiễm mỡ.

  • Nhiều khoáng chất và vitamin khác như: Lipid, Carbohydrate, Chất xơ, Kali, Canxi, Phốt pho, Đồng, Kẽm, Sắt, Magie, Salen, Terpenoid.. rất cần thiết cho quá trình làm lành tổn thương, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Số lượng dược chất và hàm lượng dược chất ở trong các loại nấm linh chi là khác nhau. Nấm linh chi được phân loại theo nguồn gốc hoặc theo màu sắc. Nấm linh chi có nguồn gốc Việt Nam cũng được chia thành 2 loại là nấm linh chi nuôi trồng và nấm linh chi tự nhiên. Hiện nay, loại nấm linh chi rừng Việt Nam được đánh giá cao nhất về hàm lượng dược chất là Nấm lim xanh rừng tự nhiên.

2. Hướng dẫn chi tiết các cách nấu nấm linh chi đơn giản, tốt cho sức khỏe

#1. Cách nấu nấm linh chi với táo đỏ

Nấm linh chi nấu cùng táo đỏ có tác dụng gì?

Ở phần trên bài viết chúng ta đã tìm hiểu tác dụng của nấm linh chi, ở phần này ta sẽ tập trung tìm hiểu giá trị dinh dưỡng trong quả táo đỏ và tác dụng mà loại quả này mang lại.

Trong táo đỏ chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng lớn: đường, canxi, protein, lipit, sắt, phốt pho và các loại vitamin A, B, B1, B2, C và carotene, mang nhiều công dụng như:

  • Tăng cường chức năng não, cải thiện chất lượng giấc ngủ:

    Chất saponin có trong táo đỏ giúp giảm căng thẳng lo âu vô cùng hiệu quả. Ngoài ra còn giúp cải thiện trí nhớ, làm cho các tế bào não không bị tổn thương bởi các hợp chất phá hủy thần kinh khác. Trước khi đi ngủ nên uống 1 tách trà táo đỏ sẽ giúp ngủ ngon hơn mà không lo sợ gì với chứng mất ngủ.

  • Kháng khuẩn, chống viêm:

    Flavonoid được tìm thấy trong táo đỏ được chứng minh là chất chống viêm, kháng khuẩn rất mạnh, phòng chống cảm cúm.

  • Tốt cho hệ tiêu hóa:

    Có 50% lượng carbohydrate có trong trái cây đến từ chất xơ, có lợi và giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Giúp làm mềm tốc độ di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Chiết xuất từ táo đỏ giúp sức khỏe niêm mạc dạ dày và ruột tăng lên đáng kể, giảm các tổn thương do loét, chấn thương góp phần phát triển vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tiêu hóa phát triển.

  • Làm xương chắc khỏe

    : Loại quả nhỏ này chứa đầy canxi và phốt pho, giúp củng cố xương, các vấn đề liên quan đến xương, làm cho xương chắc khỏe, cải thiện sức khỏe tổng thể xương.

  • Phòng ngừa ung thư:

    Phenolics chứa trong chiết xuất của táo đỏ làm tăng hoạt động chống oxy hóa. Các enzyme chống oxy hóa hoạt động nhanh hơn các tế bào gốc tự do từ đó nên mới ngăn được sự phát triển của mầm bệnh ung thư.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về tác dụng của nấm linh chi rừng Việt Nam hơn trong bài Tác dụng nấm lim xanh.

Có nên kết hợp nấu nấm linh chi với táo đỏ không?

Dựa trên các phân tích trên có thể thấy cả nấm linh chi và táo đỏ đều có công dụng rất tốt đối với sức khỏe. Hiện nay chưa có bất cứ nghiên cứu hay trường hợp nào bị dị ứng hay tác dụng phụ khi kết hợp uống 2 nguyên liệu này, do vậy bạn hoàn toàn yên tâm khi nấu 2 nguyên liệu này với nhau.

Uống nước nấm lim xanh kết hợp táo đỏ rất tốt cho sức khỏe

Các bước nấu nấm linh chi với táo đỏ

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Nấm linh chi: 10 – 25g

  • Cam thảo: 5 -10g

  • Táo đỏ: 5 – 7 quả

  • Đường phèn

  • Nước lọc

  • Nồi: chọn nồi sứ hoặc đất, inox

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu: Nấm linh chi, cam thảo đem rửa sạch, vớt để ráo và thái lát mỏng, thái càng mỏng thì các chất bên trong tiết ra càng dễ. Táo đỏ nên cắt thành các miếng nhỏ, không nên để cả quả.

Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu: táo, nấm, cam thảo và đường phèn vào nồi, đổ khoảng 2 lít nước vào đun sôi, vặn lửa nhỏ đến khi nước trong nồi cạn chỉ còn khoảng 1.5l nước thì tắt bếp.

Bước 4: Chắt nước ra bình để uống hàng ngày.

#2. Cách nấu nấm linh chi với gà

Chuẩn bị:

  • Nấm linh chi: 15g

  • Thịt gà: 300 – 400g

  • Đảng sâm:10g

  • Nhãn nhục:10g

  • Hạt sen:30g

  • Gia vị: đường, muối…

  • Các bước thực hiện:

Cách làm:

  • Rửa sạch nấm linh chi, thái nhỏ

  • Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn, để ráo nước

  • Làm sạch đảng sâm, nhãn nhục, hạt sen

  • Cho thịt gà và các nguyên liệu trên vào nấu đến khi sôi thì để lửa nhỏ hầm thật mềm.

  • Gà mềm rồi thì nêm thêm gia vị vừa ăn

#3. Cách nấu nấm linh chi với gừng

  • Chuẩn bị: 15g nấm linh 15g Hoàng Kỳ, 1 củ gừng tươi, 200g thịt lợn nạc, Hành tím khô, muối, hạt tiêu, rượu đế.

  • Cách làm: Nấm linh chi đem rửa sạch, thái nhỏ. Gừng gọt vỏ, thái lát mỏng. Hành khô bỏ rễ, bóc vỏ, đập dập. Thịt lợn chần qua nước sôi, rửa sạch và thái lát vuông. Cho nấm linh chi, gừng, hoàng kỳ, thịt lợn, hành, rượu đế vào nồi, đổ khoảng 1.5 lít nước lọc vào, đun sôi. Nếu thấy có váng bọt nổi lên thì vớt ra để nước được trong. Sau đó vặn lửa nhỏ đến khi thịt lợn mềm nhừ, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Múc canh ra bát và sẵn sàng thưởng thức.

#4. Cách nấu nấm linh chi với la hán quả

Chuẩn bị: Nấm linh chi (10 – 30g), la hán quả (3 – 5 quả), 2 lít nước lọc, ấm đất hoặc sứ. 

Cách làm: Đem nấm và la hán quả rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, cho vào nồi, đổ 2 lít nước lọc. Đun tới khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đun tiếp đến khi lượng nước trong nồi cạn còn khoảng 1.5 lít thì tắt bếp. Chắt nước ra bình hoặc để tiếp trong nồi và mỗi lần uống chắt ra sử dụng.

Phần bã còn lại vẫn còn chứa dược chất nên bạn đừng vội bỏ, cất trong ngăn mát tủ lạnh, ngày hôm sau cho vào nồi, đổ 1.5 lít nước, đun tới khi cạn còn khoảng 1 lít nước thì uống.

#5. Cách nấu nấm linh chi với đường phèn

Chuẩn bị: 10 – 30g nấm linh chi, 3 – 5 viên đường phèn nhỏ, nước lọc, nồi đất hoặc sành, sứ.

Cách làm: Nấm linh chi đem rửa sạch, vớt ra để ráo. Cho nấm vào nồi, đổ 2 lít nước lọc vào đun cho tới khi nước trong nồi sôi thì cho đường phèn vào, đun nhỏ lửa tiếp đến khi nước trong nồi cạn còn khoảng 1.5 lít nước thì tắt bếp. Chắt nước ra bình để uống trong ngày.

3. Những điều cần lưu ý khi nấu nấm linh chi

Nên nấu nấm linh chi bằng nồi gì?

Theo kinh nghiệm cổ truyền đông y thì sắc cách thuốc nấm linh chi, nhân sâm bằng ấm đất nung là tốt nhất. Loại nồi này rất tốt vì được làm từ chất liệu đất nên đã được nung ở nhiệt độ cao, do đó đã loại được các nguyên tố vi lượng trong đất : Fe, Cu, Al… là những thành phần có khả năng tham gia vào các phản ứng hóa học với các hợp chất hữu cơ có trong các nấm, làm giảm đi tác dụng của linh chi. Nhược điểm của nồi là thời gian đun để đạt tới độ sôi rất lâu, dễ nứt vỡ. Để tránh được các nhược điểm nói trên, hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại ấm sành, cung cấp nhiệt từ điện năng, có bọc lớp bảo vệ bằng inox, có thể điều chỉnh nhiệt độ và thời gian nấu, rất tiện trong quá trình sử dụng

Không nên dùng nồi kim loại như nhôm, đồng, sắt, gang… để nấu nấm linh chi. Trong nấm linh chi có chứa rất nhiều các chất axit, kiềm và muối, các hoạt chất này sẽ có phản ứng tương tác với kim loại nên có thể làm mất hoặc thay đổi dược tính của nấm. Chưa kể, những loại ấm bằng kim loại (sắt, đồng, kẽm) thường giữ nhiệt không tốt nên không đủ độ nóng kéo dài sau khi đun nấm, làm cho chất trong nấm chưa ra hết hoặc nhanh nguội.

Loại nấm linh chi nào tốt

Như chúng ta đã biết nấm linh chi có rất nhiều loại, vậy loại nấm linh chi nào tốt nhất? Theo các bác sĩ Đông y thì nấm linh chi có nhiều loại tuy nhiên chỉ có 6 loại được sử dụng phổ biến là nấm linh chi xanh, trắng, vàng, đỏ, đen, và tím. Một trong số đó, loại nấm tốt nhất và được lựa chọn sử dụng nhiều nhất chính là nấm linh chi đỏ vì nó chứa hàm lượng các dưỡng chất quý hiếm rất cao, giúp bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp rất hiệu quả. Về khả năng trị liệu thì linh chi đỏ là loại tốt nhất, do đó nếu lựa chọn linh chi thì linh chỉ đỏ là gợi ý hoàn hảo dành cho bạn.

Khi chọn nấm linh chi thì bạn cũng cần đảm bảo chọn được nấm linh chi rừng tự nhiên bởi nấm linh chi rừng hàm lượng dược chất cao gấp nhiều lần so với nấm linh chi trồng.

Cách chế biến nấm linh chi rừng

Theo một số người dùng muốn rửa trước khi dùng nhằm đảm bảo cảm giác an toàn, hợp vệ sinh, điều này là hoàn toàn hợp lý. Nhưng việc rửa còn tùy thuộc vào nguồn giống của nấm, nếu trên bề mặt nấm có một lớp dạng phấn (bào tử) thì không nên rửa vì nước sẽ làm trôi đi lớp bào tử này và đây là một trong những thành phần chứa nhiều dược chất nhất. Chính vì thế trước khi rửa cần xem xét nguồn giống linh chi của mình có đang chứa nhiều bào tử hay không, thực tế một số loại dù không có bào tử nhưng dược chất trong tai nấm lại khá cao nên việc sử dụng vẫn mang lại hiệu quả tốt.

Trường hợp vẫn muốn rửa thì bạn cần hết sức nhẹ nhàng. Trong trường hợp bạn mua nấm linh chi rừng, ở gốc nấm thường dính gỗ (vì nấm mọc trên thân cây gỗ đã mục), nhất là với nấm linh chi mọc trên cây gỗ lim xanh hay còn gọi là nấm lim xanh, gỗ lim rất độc do vậy bạn cần cắt bỏ phần gốc nấm trước khi chế biến để tránh gây ngộ độc đối với sức khỏe.

Liều lượng sử dụng nấm linh chi

Liều lượng sử dụng nấm ở mỗi đối tượng sẽ khác nhau, với người có sức khỏe hoàn toàn bình thường, uống nấm linh chi mục đích bồi bổ, tăng cường sức khỏe thì chỉ cần khoảng 10 -15g nấm/ngày. Còn với các đối tượng mắc bệnh lý như ung thư, tiểu đường, huyết áp cao… thì lượng nấm cần dùng cho mỗi ngày khoảng 20 – 30g.

4. Khi uống nấm linh chi cần chú ý gì?

  • Không uống nước nấm linh chi để qua đêm, bị thiu

  • Không nên uống nấm linh chi kết hợp với đường, long nhãn

  • Người mới phẫu thuật không nên dùng nấm linh chi bởi trong nấm có chứa thành phần làm loãng máu.

  • Nếu đang dùng thuốc Tây, khoảng cách uống thuốc Tây và nấm linh chi ít nhất đảm bảo 1 tiếng, tránh uống cùng nhau hoặc liền nhau có thể gây ra những tương tác không mong muốn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm: Người bị viêm gan B uống nấm linh chi có tốt không.

5. Địa chỉ bán nấm linh chi rừng uy tín

Công ty TNHH Nấm lim xanh Tiên Phước là địa chỉ bán nấm linh chi rừng uy tín bạn có thể tham khảo. Dòng nấm linh chi rừng công ty phân phối chính là Nấm lim xanh (loại nấm quý nhất thuộc họ nấm linh chi). So với các loại nấm linh chi thông thường thì nấm lim xanh có hàm lượng dược chất cao gấp 1.5 đến 2 lần, nhờ vậy hiệu quả hỗ trợ bồi bổ sức khỏe hay hỗ trợ điều trị bệnh cũng tăng lên đáng kể.

Giá nấm lim xanh của công ty dao động từ 3.8 đến 4.4 triệu/kg, mức giá cạnh tranh so với thị trường.

Để được mua nấm linh chi rừng tự nhiên chuẩn, bạn vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH TIÊN PHƯỚC

  • Website: Namlimxanhtunhien.com.vn

  • Địa chỉ: Thôn 4, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

  • Hotline: 0973268529 – 0982419526

5/5 – (1 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận