Yến mạch ăn liền là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có nhiều loại và rất dễ mua, nếu bạn đang phân vân không biết lựa chọn loại nào cho phù hợp nhu cầu thì hãy tham khảo cách phân biệt mà HITA chia sẻ dưới đây nhé.
Cách phân biệt các loại yến mạch
Đây là loại yến mạch được tuốt trực tiếp từ thân lá và đã bóc sạch vỏ nên bạn có thể chế biến và dùng được ngay.
Để yến mạch chín đều và không bị dai thì bạn nên nấu với thật nhiều nước (tỷ lệ 3 phần nước 1 phần yến mạch) và thường mất khoảng 50 phút để yến mạch chín hoàn toàn.
2. Yến mạch cắt nhỏ (Steal cut Oats)
Loại yến mạch này được cắt nhỏ từ yến mạch nguyên hạt. Khi chế biến sẽ không dùng nhiều nước như yến mạch nguyên hạt và nấu khoảng 30 phút mới chín hoàn toàn.
3. Yến mạch cán dẹt (Rolled Oats)
So với yến mạch nguyên hạt và yến mạch cắt nhỏ thì loại yến mạch này được sử dụng nhiều hơn (nhất là cho trẻ ăn dặm). Được cán dẹt từ yến mạch nguyên hạt đã hấp chín nên nhìn sẽ giống như hạt cốm.
Tùy theo độ mỏng và kích thước của yến mạch mà thời gian nấu chín sẽ nhanh hay chậm, thông thường sẽ mất khoảng 5 đến 15 phút với tỷ lệ hoàn hảo là 1 phần yến mạch 2 phần nước.
4. Yến mạch ăn liền (Instant Oats)
Còn được gọi là yến mạch dạng vỡ do làm từ yến mạch cán dẹt và được cán rất mỏng. Bạn có thể đổ nước sôi vào và đợi khoảng 1 phút là dùng được ngay, loại yến mạch này thường được dùng như ngũ cốc ăn sáng vì có thêm phụ gia như muối, đường hoặc hương liệu.
5. Yến mạch dạng bột (Oatmeal)
Được nghiền mịn từ yến mạch đã cán dẹt nên loại bột yến mạch này thường được dùng làm mặt nạ chăm sóc da rất tốt hoặc pha bột ăn dặm dinh dưỡng cho trẻ mà không phải mất quá nhiều thời gian.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc chọn mua yến mạch cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn nhé!
Yến mạch ăn liền và những công dụng đối với sức khỏe
Yến mạch là một loại ngũ cốc được sử dụng rộng rãi nhờ những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Vậy ngoài những dưỡng chất có trong yến mạch, loại thực phẩm này còn có những lợi ích nào khác? Cùng HITA tìm hiểu nhé!
1. Lợi ích mà yến mạch mang lại cho sức khỏe
Yến mạch rất giàu Vitamin khoáng chất, dưỡng chất
- Yến mạch rất giàu Vitamin, đặc biệt là Vitamin nhóm B và các Vitamin khác như E, K… Ngoài ra, yến mạch còn chứa các khoáng chất có lợi cho sức khỏe, Canxi, sắt, Phốt pho, Magiê, Kali, Natri và kẽm,…
- Yến mạch còn chứa các chất dinh dưỡng, đặc biệt là Folate – chất giúp kích thích sự tăng trưởng của tế bào.
Yến mạch giàu năng lượng nhưng dễ tiêu hóa
- Tinh bột có trong yến mạch được xem là tinh bột lành mạnh, rất giàu năng lượng nhưng lại dễ tiêu hóa. Do đó, bên cạnh việc cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động trí não và thể chất, yến mạch lại không gây tăng cân, thậm chí có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Vì dễ tiêu hóa nên yến mạch rất tốt cho trẻ em, người già và những người có hệ tiêu hóa yếu, những người cần giảm cân.
Yến mạch rất giàu chất xơ
- Yến mạch rất giàu chất xơ giúp cơ thể chuyển hóa chất tốt hơn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả, giảm triệu chứng táo bón và làm dịu cơn táo bón. Bên cạnh đó, chất xơ của yến mạch cũng giúp giảm lượng Cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ ngăn chặn bệnh tim mạch và các bệnh về huyết áp.
- Yến mạch chứa chất xơ Beta – glucan giúp tăng bài tiết chất mật giàu Cholesterol, giảm tuần hoàn Cholesterol trong máu. Chất xơ này kết hợp Vitamin C còn làm giảm oxy hóa của Cholesterol có hại, giúp ngăn ngừa bệnh tim tiến triển.
- Beta – glucan còn có một tác dụng thần kỳ đó là thúc đẩy việc giải phóng “hóc – môn chán ăn” Peptite YY, giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn, no lâu và giảm lượng calo tiêu thụ.
Yến mạch giúp kiểm soát đường huyết
- Yến mạch là thực phẩm vàng đối với người bị tiểu đường nhờ công dụng kiểm soát đường huyết hiệu quả.
- Yến mạch giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy của hóc – môn Insulin. Những công dụng này có được là nhờ Beta – glucan giúp hình thành lớp gel dày hạn chế sự rỗng dạ dày và giúp hấp thu Glucose vào máu.
2. Sử dụng yến mạch ăn liền như thế nào?
Yến mạch có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, trong đó có các món cháo và các món bánh.
Dùng yến mạch vào buổi sáng là một cách để sử dụng yến mạch hằng ngày. Bạn có thể nấu nhừ yến mạch với sữa hoặc nước khoảng 1 – 3 phút, sau đó để nguội, thêm các loại trái cây như chuối, dâu tây, việt quất… hoặc các loại hạt như hạnh nhân, mắc ca, hạt điều,… và thưởng thức.
Ngoài ra bạn có thể nấu cháo yến mạch với tôm, cá, thịt, trứng. Dùng yến mạch thay cho gạo để nấu cháo với thịt bằm, tôm hoặc ăn kèm cá, trứng,… sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức, đồng thời đem lại bữa ăn ngon, giàu dưỡng chất.
Bạn cũng có thể xay mịn yến mạch thành bột hoặc mua yến mạch dạng bột để thay cho bột mỳ trong các công thức bánh. Yến mạch sẽ đặc biệt thơm ngon khi chế biến thành các thanh granola, bánh chuối, pancake…
Cách nấu yến mạch ăn liền chay
1. Chế biến yến mạch ăn liền chay cho bà bầu
Yến mạch là loại thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai. Với yến mạch, bạn có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để chế biến thành món cháo bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu.
– Nguyên liệu: 30g yến mạch, 1 củ rốt, 1 nhánh hành, muối, dầu ăn.
– Cách thực hiện:
- Yến mạch đem ngâm với nước trong khoảng 15 – 20 phút cho nở và mềm ra là được. Cà rốt bỏ vỏ, thái hạt lựu. Hành lá cắt khúc ngắn.
- Bạn cho cà rốt vào nồi vùng 300ml nước rồi đem đi đun sôi trong khoảng 5 phút cho đến khi cà rốt chín mềm thì cho yến mạch vào đun chung. Trong quá trình đun, bạn nhớ khuấy đều cho đến khi yến mạch chín và nhuyễn ra.
- Tiếp theo, bạn nêm nếm lại cho vừa ăn theo khẩu vị của mình và tắt bếp.
- Cuối cùng cho hành lá thái nhỏ vào bát, múc cháo yến mạch lên, trộn đều và thưởng thức được rồi đấy!
2. Chế biến yến mạch ăn liền chay cho bé
Cháo yến mạch là món ăn đầy dưỡng chất cho bé. Cách chế biến yến mạch cho trẻ ăn dặm ngay dưới đây sẽ giúp bạn đã có ngay món cháo ngon giúp bé phát triển toàn diện hơn.
– Nguyên liệu: 60g yến mạch, 1 quả trứng gà, 250ml sữa công thức, đường trắng.
– Cách thực hiện:
- Đầu tiên, bạn ngâm yến mạch trước khi nấu khoảng 30 – 40 phút cho nở mềm.
- Tiếp theo, bạn đun sôi một nồi nước rồi đập quả trứng vào đun cho đến khi trứng chín thì cho yến mạch vào nấu mềm.
- Cuối cùng, cho sữa vào, thêm một ít đường đun cho cháo sôi thì tắt bếp.
3. Chế biến yến mạch ăn liền chay cho bữa sáng
Ăn sáng cùng yến mạch là gợi ý vô cùng hoàn hảo. Có rất nhiều cách chế biến món ăn sáng với nguyên liệu chính là yến mạch. Bạn hãy cùng theo dõi cách làm bánh với sốt dâu để đổi vị cho bữa sáng mà vẫn đảm bảo năng lượng cho ngày mới.
– Nguyên liệu: 100g yến mạch, 200g bột mì, 2 thìa cà phê bột nở, 320ml sữa tươi, đường, muối, 2 quả trứng gà, 200g dâu tây hoặc phúc bồn tử.
– Cách thực hiện:
- Đổ yến mạch vào nồi có 500ml nước lạnh. Sau đó, bạn đem đun sôi rồi điều chỉnh lửa nhỏ lại trong 3 – 5 phút cho yến mạch chín mềm, đặc lại như hồ dán thì tắt bếp, để nguội hoàn toàn.
- Trộn bột mì, bột nở và 2 thìa canh đường và một ít muối vào bát.
- Trộn sữa tươi và trứng gà vào một bát khác. Bạn cho yến mạch vào bát này và trộn đều lên. Tiếp theo, từ từ cho bát bột mì vào hỗn hợp trộn đều lên.
- Bắc chảo chống dính lên bếp đun nóng, cho vào khoảng 1 thìa bơ vào để tan chảy. Bạn dùng thìa to cho bột vào rán vàng cả 2 mặt để tạo thành bánh pancake.
- Làm xốt dâu: cho dâu vào nồi cùng với 2 – 3 thìa nước và 50g đường, đun với mức lửa nhỏ cho đến khi dâu mềm và sánh lại là được.
- Để nguội hỗn hợp sốt dâu và ăn kèm với bánh pancake.
4. Chế biến yến mạch ăn liền chay giảm cân
Sử dụng yến mạch là một trong những phương pháp giảm cân an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ. Dưới đây sẽ là thực đơn giảm cân siêu tốc với yến mạch, bạn có thể tham khảo nếu muốn có được vóc dáng thon thả nhé!
- Bữa sáng: 1 bát cháo yến mạch và 1 quả trứng luộc. Khoảng 10h sáng, bạn ăn thêm 1 quả táo hoặc ½ quả bưởi
- Bữa trưa: 1 bát cháo yến mạch + 2 quả trứng luộc (bạn có thể ăn 1 hoặc 2 quả trứng tùy thuộc vào lượng tiêu thụ của cơ thể để thích nghi dần). Khoảng 16h chiều, bạn có thể ăn cà chua hoặc dưa chuột.
- Bữa tối: 1 bát cháo yến mạch và nên uống nước sau 30 – 60 phút. Lưu ý, bữa tối nên ăn trước 19h30 và sau đó không ăn gì thêm nữa.
Với thực đơn giảm cân nhanh trong 1 tuần này 1 – 2 ngày đầu bạn sẽ cần để thích nghi nhưng sau đó sẽ quen ngay. Quan trọng bạn cần kiêng các loại gia vị, và không ăn vặt để chế độ ăn giảm cân phát huy hiệu quả. Chú ý là trong quá trình thực hiện chế độ giảm cân cùng yến mạch, bạn nên uống nhiều nước khoảng 2 – 3 lít/ngày và kèm theo tập vận động, tập thể dục nhẹ nhàng.
5. Chế biến yến mạch cho người tiểu đường
Chế độ ăn uống quyết định lớn đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Nếu ăn uống không khoa học, khả năng biến chứng của người bệnh rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Yến mạch là một trong những loại thực phẩm rất tốt dành cho bệnh nhân tiểu đường. Bạn có thể tham khảo 2 cách chế biến yến mạch cho người tiểu đường ngay dưới đây để cho thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.
- Cách 1: Bạn dùng bột yến mạch hoặc yến mạch cán mỏng cho vào bát sau đó đổ nước nóng vào, đậy nắp chờ khoảng 5 phút là có thể dùng được.
- Cách 2: Chế biến yến mạch với sữa không đường trong một bát lớn, sau đó cho vào lò vi sóng khoảng 2 phút là có thể dùng được. Nếu không có lò vi sóng, bạn có thể đun sôi trên bếp.
Trên đây là một số thông tin về yến mạch cũng như cách chế biến yến mạch chay ngon, phù hợp với từng đối tượng người dùng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thực phẩm tốt cho sức khỏe này.
Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.
Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.
Searches related to yến mạch ăn liền
- yến mạch ăn liền quaker
- yến mạch ăn sáng
- cách chế biến yến mạch ăn sáng
- yến mạch ăn liền giảm cân
- yến mạch ăn liền có tốt không
- yến mạch ăn liền vinmart
- cách chế biến yến mạch giảm cân
- các món ăn làm từ yến mạch giảm cân