Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ mang lại lợi ích tuyệt vời – PQA

Ngồi thiền hay còn gọi bằng một cái tên thể hiện ngay lợi ích của nó là tịnh tâm, là một bộ môn được ứng dụng trong cuộc sống nhằm giảm căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn thần kinh và não bộ. Do đó thiền được xem là phương pháp chữa bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Thiền định giải phóng con người khỏi căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực và hướng tới cuộc sống cân bằng, lạc quan. Cùng tìm hiểu về phương pháp ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ qua bài viết dưới đây.

Tác dụng tuyệt vời của ngồi thiền tới giấc ngủ của bạn 

Ngồi thiền có nguồn gốc từ Ấn Độ, đi liền với Phật giáo. Đạo Phật luôn hướng con người tới cái tâm bình an, trong sáng, thư giãn và loại bỏ mọi buồn phiền. Thiền còn ứng dụng như một trong các bài tập của bộ môn yoga hay võ thuật. 

Nhờ lợi ích giải tỏa căng thẳng tuyệt vời mà thiền mang lại, phương pháp này được ứng dụng nhiều để điều trị các vấn đề về thần kinh, các bệnh lý như trầm cảm, mất ngủ, lo âu, stress,… 

Lợi ích của phương pháp ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ

Lợi ích của phương pháp ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ

Nhiều chuyên gia về bộ môn này cho biết, tư thế hoa sen của ngồi thiền dồn áp lực xuống dưới cơ thể và đẩy dòng năng lượng đi ngược lên cột sống, dẫn lên dây thần kinh trung ương. Nhờ đó các xung thần kinh quanh não cũng được tác động. Điều này sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ sâu hơn, ngồi thiền đều đặn hằng ngày sẽ cải thiện những triệu chứng mất ngủ rõ rệt. 

Bên cạnh đó, mất ngủ do nội tiết tố cũng có thể cải thiện nhờ phương pháp ngồi thiền. Vùng dưới đồi của não là vùng được ảnh hưởng nhiều nhất từ thiền định. Cơ quan này sẽ tạo tín hiệu cho tuyến yên và buồng trứng sản sinh các hormone progesterone và estrogen để cải thiện các vấn đề nội tiết. Phụ nữ mãn kinh mất ngủ do nội tiết tố nếu áp dụng ngồi thiền mỗi ngày có thể cải thiện được giấc ngủ của mình. 

>>Xem thêm: Yoga chữa bệnh mất ngủ

Ưu điểm của phương pháp ngồi thiền so với các phương pháp khác 

Ngồi thiền có nhiều ưu điểm mà người mất ngủ nên lựa chọn cách thức điều trị này: 

  • Tính an toàn: Đây là một bài tập hoàn toàn an toàn và miễn phí. Nó tác động sâu tới tâm trí của người tập mà không thông qua bất kỳ kích thích nào vào cơ thể so với việc dùng thuốc, dùng các thực phẩm chức năng. Do đó nó không hề có rủi ro hay tác dụng phụ không mong muốn. 

  • Có thể áp dụng cùng các kỹ thuật khác: Thiền chánh niệm có thể được kết hợp liệu pháp hành vi nhận thức để cải thiện giấc ngủ. Nó được đánh giá cao so với việc chỉ sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức đơn lẻ. 

  • Mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe: Thiền còn giúp giảm huyết áp, giảm đau, cải thiện các chứng trầm cảm, lo âu. 

  • Tăng khả năng tập trung, trực giác, hiểu sâu về nội tâm, giữ tinh thần lạc quan, trong sáng. 

Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ 

Để chữa bệnh mất ngủ hiệu quả, bạn cần ngồi thiền đúng cách bởi thiền không đơn thuần chỉ là một tư thế thông thường. Hãy tìm hiểu cách ngồi thiền sao cho mang lại tác dụng cao nhất. 

Giai đoạn chuẩn bị 

Sự kết hợp giữ cơ thể và tâm trí là yếu tố quan trọng mà thiền đòi hỏi. Ở giai đoạn chuẩn bị, hãy trang bị cho mình những điều sau: 

  • Không gian ngồi thiền yên tĩnh, không tiếng ồn: Không gian yên tĩnh giúp bạn tăng cường sự tập trung và bài thiền cũng phát huy hiệu quả cao nhất có thể. Nếu thực hiện trong nhà, hãy tắt tất cả các thiết bị điện tử, các nguồn phát ra âm thanh có thể ảnh hưởng tới sự tập trung của bạn. Thêm một chút tinh dầu hay nến thơm cũng như giảm ánh sáng trong phòng để thư giãn cơ thể. 

  • Chuẩn bị nệm ngồi: Nệm ngồi là một vật cần thiết cho bài tập thiền bởi quá trình ngồi thiền cần kéo dài ít nhất 15-30 phút. Nệm giúp thư giãn vùng mông, tạo cảm giác thoải mái nhất có thể. 

  • Mặc quần áo rộng và thoáng mát: Mặc quần áo quá chật có thể khiến bạn không thoải mái cũng như thư giãn trong lúc ngồi thiền. Hãy chọn một bộ quần áo thoáng mát để tránh khó chịu, phân tâm khi thiền định. 

  • Thời gian luyện tập: Bạn có thể chọn cho mình khoảng thời gian vào sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ để luyện tập sao cho thoải mái và thư giãn nhất. 

  • Hẹn giờ đồng hồ: Để phát huy tác dụng, bài tập thiền nên thực hiện ít nhất 15-30 phút. Hãy đặt giờ để đảm bảo khoảng thời gian đó. 

Lựa chọn không gian ngồi thiền yên tĩnh, tạo cảm giác tập trung, thư giãn

Lựa chọn không gian ngồi thiền yên tĩnh, tạo cảm giác tập trung, thư giãn

Giai đoạn ngồi thiền 

Để bắt đầu bài tập thiền, có thể ban đầu bạn sẽ gặp khó khăn bởi tâm trí vẫn có thể phân tâm, lo âu hoặc suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên nếu kiên trì vài tuần, điều này sẽ đi vào thói quen và trở nên có lợi. 

Cách ngồi thiền chữa mất ngủ cho bạn: 

  • Ngồi lên tấm nệm, giữ thẳng lưng và đặt 2 chân chéo nhau hoặc xếp lên nhau. 

  • Đặt 2 tay lên đầu gối, thả lỏng nhất có thể 

  • Cúi nhẹ cằm, có thể nhắm hoặc mở mắt, nên nhắm mắt để tập trung 

  • Hẹn giờ đồng hồ, ban đầu mới tập thiền có thể hẹn 5-10 phút, sau đó tăng dần thời gian 

  • Thở bằng mũi 

  • Tập trung hơi thở, nhịp thở nhịp nhàng, loại bỏ căng thẳng, suy nghĩ. 

Kiên trì tập luyện trong vòng 1-2 tuần sẽ thấy tác dụng cải thiện mất ngủ, lo âu, stress,… 

Tư thế ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ đúng cách

Tư thế ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ đúng cách

Lưu ý khi ngồi thiền chữa mất ngủ 

Hãy lưu ý một số điểm để chất lượng bài tập cũng như giấc ngủ được tối ưu: 

  • Thời gian thiền tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ, tinh thần và cảm giác thư giãn giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc nhất 

  • Đây là phương pháp cần kiên trì thực hiện mới có thể đem lại hiệu quả, đừng mất kiên nhẫn 

  • Nếu không gian quá yên tĩnh mà bạn vẫn không thể tập trung, có thể dùng một bản nhạc nhẹ nhàng trong lúc tập 

  • Đối với chứng mất ngủ do hoang tưởng, trầm cảm, một số suy nghĩ tiêu cực có thể khó loại bỏ và phát sinh trong lúc ngồi thiền. Nếu không kiểm soát được, hãy tới gặp bác sĩ tâm lý để điều trị đúng cách. 

Thiền định là phương pháp vô cùng có lợi cho sức khỏe. Ngồi thiền chữa mất ngủ đã mang lại hiệu quả cho hàng ngàn người. Để đảm bảo giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn, ngoài ngồi thiền, bạn hãy kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý, tập thể dục và vận động thường xuyên cho giấc ngủ hoàn hảo. 

Bài viết liên quan:

Rate this post

Viết một bình luận