Dưới đây là chia sẻ của ghost tại voz mình tổng hợp lại cho các bạn dễ theo dõi, 7 mánh khoé để thể hiện mọi ưu điểm bản thân khi trò chuyện với con gái không bị nhàm chán.
1. Vật trung gian
Thực ra trong giao tiếp nói chung, và giai đoạn làm quen – kết thân nói chung, những người được làm quen (ví dụ như gái) thường sẽ có thái độ e dè hơn, sẵn sàng bật shield phòng ngự ngay lập tức với người tới làm quen. Gái cũng vậy, mà ai cũng vậy. Các thím có thể đọc Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể, tìm mục “vùng an toàn” đọc sẽ thấy. Ở đây em xin phép không bàn thêm. :”>
Chính vì cần phải tránh phản ứng vô thức này, nên thường những người làm quen tốt thường sẽ tìm ra một cái cớ gì đấy để bắt chuyện. Cái cớ này đôi khi rất nhảm nhí, nhưng chỉ cần không liên quan đến info củ người kia, thì nhất định họ sẽ ít bối rối hơn, ít đề phòng hơn, và từ đó, các thím sẽ dễ tiếp cận hơn.
Một ví dụ cho các thím dễ hình dung:
Cách đây ít lâu, em có gặp một cô bé rất đáng yêu làm ở quán cà phê. Vì lần đầu gặp, lại đến quán lạ, nên rm cũng khá thoải mái, không lo bị người quen nói này nói nọ:
– Em ơi cho anh hỏi chút.
Đợi nó đến nghe rồi tiếp tục.
– Anh mới tới quán lần đầu, không biết em có thể tư vấn cho anh một món ngon ngon được không?
– Cái gì cũng ngon hết ạ.
– Vậy cái gì ngon nhất?
– Cái này… Em không biết ạ.
– Hmm. Vậy không được rồi! Anh sợ uống không vừa miệng, lần sau không dám tới thì quán mất khách em ạ!
– Vậy anh uống nước ngọt đi cho dễ.
– Em chắc ít khi đi uống nước lắm ha.
– Dạ cũng ít. Sao anh hỏi vậy?
– Đi uống nước ở tiệm thế này thì ai mà uống nước ngọt
– Em thấy người ta vẫn uống mà anh.
– Thế quán có bartender làm gì em?
– …
Cứ thế mà nói thôi! Sau đó chọn đại 1 món, bảo em nó pha cho mình cho khỏi đau bụng các kiểu con đà điểu. Đừng sợ xàm xí! Bản thân chuyện tán gái ngoài đường văn nghệ này đã là trùm xàm xí rồi
Một cách làm quen với những đứa ngoài đường mà em thường dùng là:
– Em ơi! Cho anh hỏi/ Xin lỗi! Em có phải là…
Rất đa dạng đúng không? Chỉ là ai thông minh lanh lợi thì nghĩ ra nhanh hơn thôi
Mánh khoé này cũng khá là có ích khi nhắn tin khởi đầu để tạo hứng cho cuộc trò chuyện. Dĩ nhiên là ở đây em chỉ nêu đại khái thôi! (Thím nào thích luyện tin nhắn thì lượn sang thớt “chuyên đề nhắn tin” nhé! Thực ra ở lĩnh vực đó thì em không giỏi lắm.)
Ví dụ (trong tán gái 10k sub)
– Này! Chúc mừng em nhé! (Câu chuyện bị lái sang đề tài không liên quan đến chuyện “anh muốn chém gió với em”, lại có thể khiến gái tò mò)
– Chúc mừng gì anh?
– *nêu đại 1 thứ vớ vẩn gì đó*
Một ví dụ khác trong Không lẽ…
– Anh vừa ở nhà sách, thấy người ta có sách về em nè!
– Sách về em? Sách gì cơ ạ?
– Ờ! Cuốn cô gái mất tích 😛
Kỹ thuật tìm thứ trung gian để né shield này thậm chí còn có thể phát huy lên thượng thừa bằng cách…nói thẳng ra là mình muốn làm quen , giống như có lần em đi Phú Yên gặp cô ả tên N (trong tán gái 10k sub có). Hồi đó mới tới, văn phòng ả có tổ chức 1 buổi ăn tối nho nhỏ. Được một lúc, thấy ả xinh xinh nên em mò qua ngồi bên cạnh:
– Xin chào! Anh qua đây chủ yếu là để làm quen với em, còn mục đích phụ là, em cho anh hỏi nhà vệ sinh ở chỗ nào thế? (sau này em mới đổi cách xưng hô, nhưng lúc mới biết thì cứ mặc định gọi em hết )
Lần đó ả bật cười, phụ hoạ vài câu rồi làm quen rất nhanh sau đó (cho nên ông sếp ả mới giao nhiệm vụ guilder cho ả)
2. Chuyện trò bất tận
Cách nói khác của mánh này là “tổ lái”
Nếu như các thím tham gia voz lâu năm thì chắc cũng sẽ học được ít nhiều kỹ năng cho việc này.
Về cơ bản thì, mánh này yêu cầu các thím phải suy nghĩ lanh một chút, tỉnh táo một chút để tìm liên hệ giữa chuyện đang nói với chuyện sắp nói. Nhưng nếu không phải là người sinh ra để trò chuyện, thì đây là cách để các thím tập:
– Bước thứ nhất, để ý trước đến hình ảnh kết thúc của câu chuyện đang nói. Ví dụ như đang nói về chó sủa, thì hình ảnh cuối cùng có thể là chó, hoặc hành động sủa, hoặc đang nói chuyện đi bơi, thì clb bơi lội, quá trình học bơi, áo tắm, nước, hồ bơi… là những hình ảnh cuối.
– Bước thứ hai, nghĩ đến những thứ chỉ liên quan tới hình ảnh cuối đó. Ví dụ như ở trên nói về chó sủa, thì có thể “nhớ lại hồi xưa nhà anh có nuôi con chó, mà nó ngu vãi cả đái, toàn cắn giày anh”; hoặc như nói về đi bơi, thì “làm anh nhớ hồi xưa hay trốn học đi tắm suối bị trường cấp 2 kêu lên cột cờ”, thậm chí đẩy liền sang câu chuyện khác là “hồi nhỏ đi học toàn cúp cua, thầy cô thương, gọi lên đứng cột cờ tập làm người nổi tiếng” các kiểu con đà điểu.
Tuy nhiên, khi sử ra đến chiêu này, các thím phải tuyệt đối lưu ý 3 chuyện:
– Một là, không được độc thoại, kể xong chuyện mình phải quay sang hỏi gái ngay, dụ gái kể chuyện của gái, rồi lại lấy hình ảnh kết thúc câu chuyện để chém tiếp.
– Hai là, đừng liên tưởng quá phức tạp khiến gái bị lạc lõng, không bắt kịp câu chuyện (em cũng đôi khi mắc lỗi này)
– Ba là, đừng nối chuyện nhanh quá, khiến cuộc trò chuyện diễn ra quá nhanh, dễ gây mệt mỏi. Cứ từ từ, thong thả kể, đôi khi có những khoảng lặng để gái… ngừng cười, lấy sức để cười tiếp, còn mình thì suy nghĩ chuyện khác
Một cách khác để những người có tuổi thơ bất cmn hạnh, đếu có gì để kể là, hãy biết cách chơi chữ.
Hồi bé chắc các thím có học bài “nghĩa chính – nghĩa chuyển” rồi phải không? Hãy vận dụng nó.
Ví dụ, có lần em nói chuyện với 1 cô gái về vụ chơi đàn (cái này phải thân mới chơi nhé, mới quen nó bực đó)
– Em có vẻ thích đàn guitar nhỉ?
– Em thích lắm luôn! Mà nghe nói cái này dễ bị đau tim.
– Xời! Lo gì em ơi! Chơi đàn mà đau tim thì làm gì đến lượt guitar! Có loại đàn còn đau tim hơn nhiều!
– Đàn gì anh?
– Đàn bà ấy
Cách này các thím xem serie Cơm nguội của thằng Faptv sẽ thấy chúng nó dùng linh hoạt lắm! Xem học hỏi cũng hay. Ví dụ như trong cái tập đám Vinh râu về quê ăn tết, thằng này bị cướp bắt đưa giỏ xách, nó nói
– Hôi! Hôi!
3. Thiếu và Thèm
Viết nhanh thế này thực ra không hay lắm! Lý do là các thím biết quá nhiều thứ cùng lúc, thứ cũ chưa ngấm đã lo nuốt cái mới. Nhưng thôi kệ các thím Ai bảo chiều nay em rảnh, mà sắp tới lại bận, nên thôi cứ viết ra, ai ngấm được thì ngấm. Với cả topic của em viết khổ vl mà ít cmt vl nên cũng hơi ghét ghét
Có một điều mà em quên chưa nói ở phần trước. Thực ra có nhiều thím cứ lo là nối truyện kiểu đó không được nghiêm túc, hoặc nội dung nói chuyện có vẻ… nhảm nhí. Nhưng đừng lo! Tán gái cơ bản đã là chuyện nhảm nhí rồi, với cả theo nguyên tắc không quan trọng thì nghiêm túc hay không nghiêm túc cũng chẳng ảnh hưởng gì tới mình. Thế nhé! Ai có ý kiến thì em sẽ trả lời sau
Sau khi thuần thục kỹ năng nối truyện rồi, việc tiếp theo mà các thím cần phải hiểu (cái này chỉ cần hiểu, không cần tập), đó là nghệ thuật gợi cảm giác thiếu thốn.
Có đôi khi, tán gái không phải là ngồi nói chuyện với gái hàng giờ liền mỗi ngày, cũng không phải làm gái cười như điên mỗi ngày, càng không phải tìm mọi cách để ở gần gái. Dạo gần đây, cô bé em đang theo đuổi cứ dụ em làm web tặng ả 8/3, em lên voz mò mấy cái source cũ, mới thấy có một hiện tượng, rằng các thanh niên làm web tỏ tình rất hay bị cái bệnh “anh nhớ em lắm”.
Đành là khi thích một ai đó, được nói chuyện nhiều hơn với họ là một điều rất tuyệt. Em cũng chẳng khác gì các thím cả! Nhưng khi đã xác định là ả chưa thực sự bị mình quyến rũ, thì ngày nào cũng trò chuyện với mình sẽ rất mệt mỏi, ngoài ra thì, quan trọng hơn, gái cũng sẽ có quá nhiều cơ hội để tin rằng mình theo đuổi gái. Mà nếu như ả đã biết, thì chỉ có cách gọi thằng Cupid xuống bắn cả đống tinh tên mới may ra thành công được
Nghệ thuật thiếu và thèm có nghĩa là, trong một cuộc đối thoại, nếu như các thím chưa thể quyến rũ được đối tượng, hãy kết thúc cuộc đối thoại sớm đúng vào lúc câu chuyện đang hồi vui nhất (vui là gái thấy vui, và các thím cũng bắt đầu rà đúng nhịp chém gió của mình đấy). Giống như ăn một cái bánh ngon. Dù có ngon cách mấy thì ăn nhiều quá cũng sẽ ngán. Ngược lại, dù có không quá ngon, nhưng nếu dừng đúng lúc khiến người ăn thèm thuồng, thì nó vĩnh viễn là món ngon nhất. Gái sẽ dễ thấy thế, mà các thím cũng sẽ thấy thế. Tán gái là một niềm vui, nên hãy dùng cách đó để tận hưởng nó, đừng để bản thân và người ta phải mệt mỏi
Mánh khóe này, dĩ nhiên em cũng học được từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng lần đầu tiên nghĩ chính xác về nó là từ một chương trình nho nhỏ trên Discovery. Đó là một tập phim nói về món hoành thánh của người Tàu. Cô bán hoành thánh bên vệ đường đã nói thế này trong phim:
Quote:
– Tôi bán hoành thánh, chưa bao giờ bán quá một tô cho 1 người. Lý do là ăn đến tô thứ 2 sẽ không còn thấy ngon nữa. Giả như người đó quá thích ăn mà nài tôi bán thêm, tôi sẽ xua tay mà nói: Cảm ơn! Lần này tôi chỉ bán 1 tô thôi. Nếu muốn ăn thêm thì ngày mai lại ghé nhé!
Trong Alpha Art cũng có một đoạn đối thoại rất hay để chứng minh mánh này là hữu dụng:
Quote:
Originally Posted by Alpha Art
(Phần sau “nhật ký của 1 hot girl cô đơn nhé!Dài quá nên em lười copy hết)
(…)
– Đâu có em chỉ hơi biết bơi thôi. Để lúc nào em đẩy thì cho anh bơi, em nghe nói nước hồ này bổ lắm ý.
– Á à thế là em cũng biết trêu người khác đấy nhỉ, được đấy lúc nào anh sẽ đáp lễ. Thôi đến giờ anh phải về mua đồ ăn sáng rồi còn đưa em gái anh đi học. Số điện thoại em là gì để mai mình còn hẹn nhau ra đây tiếp nào.
(…)
Thực ra tác giả cuốn sách này cũng có giải thích khá rõ, nhưng em nghĩ có lẽ nhiều thím ở đây sẽ không ngấm nổi cuốn này, vì nó khá là lý thuyết, giọng điệu lại hơi trịch thượng một tí nữa
Nếu như các thím cần thêm một ví dụ thực tế hơn, ít có yếu tố dàn dựng như Alpha Art, thì có thể đọc “Tán gái 10k sub” của em, đoạn dụ gái đi xem phim
Quote:
– Thì anh ngủ từ tối thứ 6, đến khi tỉnh dậy đã là trưa thứ 7 rồi, đời nào thấy có buổi sáng đâu
– Ngủ thế mà đòi rủ đi coi phim!
– Hmm! Thôi được rồi! Vậy anh đi coi buổi chiều.
– Anh đểu!
– À nhầm! Buổi sáng! Hẹn em 9h ngày mai nhé!
Set kèo xong em đi ngủ
Điểm chung ở tất cả những ví dụ trên là: Cho dù có thích gái đến như thế nào, các thím cũng cần phải biết lùi lại, một là giúp gái cảm thấy thoải mái vì không bị xâm hại thời gian cá nhân, hai là khiến các thím nhớ nhung nhiều hơn một chút để tự thử thách mình , ba là khiến gái cảm thấy các thím rất thú vị, giống như ăn món hoành thánh, mỗi ngày đều trông chờ, đến khi có lại có rất ít, hoàn toàn không được thỏa mãn , bốn là để các thím có thời gian nghĩ chuyện chém tiếp Một mánh khóe có lợi cho cả các thím lẫn đối tượng. Thích thế còn gì
Ngoài ra, có một khía cạnh thú vị khác của mánh khóe mang tên Thiếu và Thèm này là: nó có thể kết hợp với mánh khóe thứ tư là “nghệ thuật chủ nợ và con nợ” để bất cứ đối tượng nào giao tiếp với các thím (không riêng gì gái) luôn bị hấp dẫn, từ đó nhớ về các thím rất rất nhiều
3. Chủ nợ và con nợ
Nghe có vẻ ghê ghê nhỉ?
Khác với các mánh trước, không phải đối tượng nào cũng bị mánh này đánh trúng. Cuộc đời đẻ ra cả tá những thằng con trai thích đội gái lên đầu nên nhiều cô ả, chỉ cần may mắn xinh đẹp một chút, có điều kiện một chút là chả xem ai ra gì, mặc định người khác phải phục vụ mình, cũng mặt dày tới mức nợ người khác rất nhiều nhưng lại chẳng bao giờ chịu trả.
Sự thật là về sau này, em ghét nhất là loại con gái mặt dày thích hưởng thụ, tiện thể ghét luôn những thằng làm đéo ra tiền mà lúc nào cũng sĩ gái, đi đâu cũng khao cả nhóm, giúp gái cái này cái kia hoàn toàn không một chút đòi hỏi.
Chủ nợ và Con nợ chính là: Đừng bao giờ làm cái gì miễn phí (như em viết cái này cũng là chuyện vớ vẩn nè ), mọi thứ đều phải có cái giá của nó, dù là rẻ hay đắt thì nhất định cũng phải trả giá. Tất nhiên, trong topic này em chỉ đề cập điều này gói gọn trong nội dung giao tiếp thôi!
Hiệu quả của mánh khóe này tất nhiên là không lường được. Nguyên nhân thì em đã nói ở trên rồi đấy
Ngược lại, nếu như gặp được mẫu con gái bình thường (nghĩa là biết nhục ), mánh khóe này cực kỳ hiệu quả: Bất cứ khi nào có điều kiện, hãy buộc cô ả phải nhớ ơn các thím. Mà đã nhớ ơn, tất nhiên sẽ phải đền đáp mới đúng lẽ luân thường. Cách đền đáp thì đơn giản thôi! Một chầu kem, cái kẹo bông, hoặc thân thiết hơn thì tình bằng đơn vị… chục cái hôn. Nói chung không thể làm miễn phí
Cái hay của mánh này nằm ở chỗ:
– Thứ nhất, vì ả nợ mình, ả sẽ buộc phải nhớ đến mình nhiều hơn (để trả nợ)
– Thứ 2, có nợ, thì nhất định phải gặp mà trả rồi.
– Thứ ba, các thím cũng khẳng định được rằng ả không có gì đặc biệt, và các thím thì không phải loại người lai oshin, thích thì bảo làm, không biết phản ứng.
Vậy làm thế nào để trở thành chủ nợ?
Ví dụ dễ gặp, cũng là dễ triển khai nhất là khi gái nhờ vả mình điều gì đó.
Ngày xưa có lần em tán 1 cô bé con 1 ông làm một chức khá to ở một huyện biên giới, lần đó ả nhờ em giảng giúp mấy câu về Marx – Lenin (học giỏi cái này cũng là tuyệt vời các thím ạ! Gái hỏi suốt ), em đáp thế này:
– Hmm! Đúng là hồi đó anh có được 10 điểm cả 3 môn (Triết học Marx-Lenin, Kinh tế chính trị, CNXHKH), nhưng mà lâu rồi, đầu óc hơi gỉ sét một tí, cổ họng lại khát, nên hơi khó giảng một chút.
– Vậy anh uống nước đi rồi giảng
– Cổ họng anh lạ lắm em! Phải uống trà sữa mới hết khát. Với lại nếu mà uống trà sữa thì anh có khi nhớ được nhiều kiến thức hơn
– Nói cho cùng cũng chỉ là đòi khao chứ gì? Được! Thứ 7 này em mời
Một cách khác khác, chủ động hơn, không cần phải đợi gái có việc nhờ vả mới kích hoạt được là, các thím chọc ghẹo em nó, dụ cho em nó chọc lại mình rồi “giả bộ tổn thương” Nhớ chính xác là phải cho ả biết mình giả bộ nhé
Tán gái 10k sub có 1 ví dụ về giả bộ tổn thương:
Quote:
ghost
Originally Posted by
– Nói trước đi rồi tính
– (…)
– Thì, lúc sáng anh H (thằng này cùng quê với ả, cũng cỡ tuổi em, bố làm chức khá là to ở HN, em không tiện nêu vì sợ nằm vùng ) rủ em đi uống cà phê.
– Có thế thôi hở? Chết rồi! Lửa giận lên ngùn ngụt rồi! Kiếm cho anh xô nước coi
– Em nói cái này Gió đừng giận em nha.– Nói trước đi rồi tính– (…)– Thì, lúc sáng anh H (thằng này cùng quê với ả, cũng cỡ tuổi em, bố làm chức khá là to ở HN, em không tiện nêu vì sợ nằm vùng ) rủ em đi uống cà phê.– Có thế thôi hở? Chết rồi! Lửa giận lên ngùn ngụt rồi! Kiếm cho anh xô nước coi
Nhưng đây là lúc đã thành người yêu rồi! Chứ nếu đang trong quá trình tán tỉnh thì cầu “Chết rồi! Lửa giận lên ngùn ngụt rồi! Kiếm cho anh xô nước coi” phải đổi lại thành một câu khác khiến ả thành con nợ của mình, ví dụ như:
– Hừ! Tại em mà anh tổn thương sâu sắc rồi! Còn không đền bù cho anh!
Sau đó ả sẽ câu kéo câu chuyện ra vài ý với nội dung chọc ghẹo nữa, nhưng các thím cứ thoải mái, giả vờ đóng kịch các kiểu, nương theo câu chuyện, cuối cùng, ả nợ mình 1 chầu vẫn là nợ 1 chầu.
Mánh khóe này nhiều khi cũng được mở rộng để thành 1 trò đùa, không nhất định cứ phải có nợ là trả. Ví dụ:
Có lần, em cũng dùng mánh khóe này theo một cách rất nhảm nhí. Đó là lúc em chở một cô bé khá thân đi chơi qua 1 đoạn khá là nhiều ổ gà
– Em ngồi cẩn thận, không được thì ôm anh cho khỏi giằng
– Ai thèm ôm anh
Rồi giằng thật. Ả ôm một cáo rồi bỏ ra thật nhanh.
– Đó! Đã nói không nghe! Giờ lủng 2 lỗ trên lưng anh rồi kìa! Đền bù đê
Tất nhiên nó cũng là một mánh để chọc ghẹo cho vui, không nhất định phải đền đáp.
Nhưng mánh khóe này thực ra cũng khá khó dùng.
Cái khó thứ nhất, làm thế nào để buộc các cô gái phải đồng ý rằng ả ta mắc nợ mình nhưng lại không khiến họ khó chịu.
Cái khó thứ hai là, một khi đã đồng ý rồi thì làm sao tạo điều kiện cho ả trả nợ. Nếu “bỏ lơ”, ả bị quên thì mánh khóe thất bại ngay từ căn cơ, còn nếu nhắc quá nhiều sẽ thành ra là người so đo tính toán, không phóng khoáng, và vi phạm nguyên tắc về tầm quan trọng. Vì thế, nếu sử dụng mánh khóe này, hãy nhớ là biết cách nhắc lại về món nợ trong những tình huống vô tình (đầy hữu ý) khi trò chuyện với gái. Ví dụ như trường hợp hồi em còn học đại học và cô bé cùng lớp:
(Đang nói về chuyện… học buổi chiều)
– Mà công nhận, mấy bữa nay học, nóng éo chịu được!
– Tụi con trai tụi ông còn đỡ, chớ con gái tùm lum đồ, còn khó chịu ác! Đang học mà chỉ muốn đi tắm.
– Thế giờ đi tắm luôn đi! Cần gì muốn cho mệt vậy
– Trật tự! Cho viên gạch giờ đồ dê xồm
– Mà hỏi thật nè! Bữa giờ bà chọc ghẹo gì ông trời mà ổng nóng dữ vậy?
– Tui có làm gì đâu! Tui bận lắm bộ!
– Bận gì? Lười chảy thây.
– Thì bận… đẹp :v
– Cút! Nói chuyện với bà khát nước vãi! Ê! Mà nói mới nhớ! Còn nợ tui chầu chè!
Đại để thế! Tất nhiên là khi nói chuyện với bạn thân thì nó hơi thiếu lịch sự ở nhiều chi tiết, nhưng về cơ bản thì nói chuyện với gái cũng kiểu như vậy.
Đây là một trong những điều em học được từ những người giỏi giao tiếp.
Khi đối thoại với những người có bản lĩnh, nếu các thím để ý, thì trong lòng luôn muốn cố gắng thể hiện điều gì đó để đối phương không xem thường mình. Đôi khi nghĩ lại thì cảm thấy ngô nghê, nhưng nếu như gặp lại trường hợp đó thì lại tiếp tục cư xử ngô nghê như thế Dưới đây là các ví dụ để các thím dễ hình dung:
– Các thím ngồi cùng một nhóm bạn có nam có nữ (và tất nhiên, có cả cô ả mà các thím muốn tán). Trong nhóm có một thằng rất “kinh dị”! Thằng này nói chuyện rất hay, rất lôi cuốn, rất hài hước! Trước khi nó tới thì cả nhóm không ngồi bấm điện thoại thì cũng hỏi han ba cái thứ nghiêm túc kiểu học hành thế nào, tương lai ra sao, vợ chồng con cái các kiểu. Nhưng khi nó vừa xuất hiện thì tất cả mọi người đều đổ dồn sự quan tâm tới nó. Nó cũng chỉ nói về chuyện thời tiết, chuyện tán gái, chuyện con ruồi trong chai Dr Thanh… chả khác gì nhóm, nhưng mỗi lời nó nói ra đều làm mọi người cười… rụng cả rốn. Ai cũng nhìn về phía nó, nói chuyện với nó. Nó là vua của cuộc đối thoại. Nhưng vì thế, các thím đã không nổi bật, lại càng chìm sâu hơn. Các thím muốn nói gì đó thật đặc biệt giống như nó để cô gái các thím quan tâm nhìn về phía mình như đang nhìn về phía nó. Thế là các thím cũng pha trò này nọ để giành vai chính. Nhưng tất nhiên, với quyền năng của thằng kia, một người không nổi bật giữa những kẻ bình thường như các thím thì tuổi gì mà khè được nó Vậy nên nếu nó là người tốt tính, nó sẽ tung đập với thím cho vui để làm nền cho nó, còn nếu nó hơi xấu tính, thì nó sẽ dìm đầu thím xuống làm trò vui để tiếp tục… làm nền cho nó Dù sao thì trong trường hợp nào, các thím cũng đã dính “bẫy” thử thách của thằng kia rồi.
– Một ví dụ khác là, đang nói chuyện với gái thì gái nói: “Em thích con trai biết đánh guitar”. Một người đánh guitar siêu phàm như các thím nghe xong thích quá, liền trả lời: “Ý! Anh biết chơi guitar nè”.
– Ví dụ thứ ba là, nghe có vẻ khá giống với mánh khóe “chuyện trò bất tận”: Cô ả kể cho thím nghe 1 câu chuyện, các thím bất ngờ thấy nó hơi có liên hệ với mình ở điểm nào đó nên liền trả lời “ý! anh cũng thế” các kiểu. Rồi chẳng đánh mà khai, đến lượt các thím muốn kể.
Vậy câu hỏi đặt ra là, nếu ngược lại là các thím, thì có thể tận dụng được vô thức đó của người khác không?
Trong rất nhiều trường hợp, mánh khóe thử thách chính là tạo điều kiện để đối phương có thể bắt kịp mình. Chính vì thế, người tạo ra thử thách (là các thím) phải đứng cao hơn người được thử thách (gái).
Nói nghe có vẻ trừu tượng nhỉ?
Dễ hiểu hơn: Một ví dụ về trường hợp các thím chọc ghẹo gái nhiều lần với nội dung đại khái là bảo gái… con nít, thế thì trong lòng gái sẽ muốn chứng minh là mình lớn (như các thím) rồi:
– Ngoan nào! Ngủ sớm đi cô bé!
– Còn sớm mà anh.
– Hừm! Con nít phải nghe lời người lớn chứ! Hư quá!
– Em không phải con nít. Em lớn rồi bộ!
– Lớn gì mà mở mồm ra là cãi thế? Tin anh cốc cho lủng trán không
– Anh ỷ lớn bắt nạt em
– Chứ bắt nạt mấy đứa lớn hơn anh nó đánh anh sao
Như ví dụ trên thì các thím ở trên gái (trưởng thành hơn).
Hoặc ở ví dụ về nhóm bạn và thằng hài hước nhất nhỏm ở trên đầu. Đó cũng là trường hợp mà người ta ở trên, đưa ra thử thách để dụ các thím vươn lên.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, làm thế nào để trở thành người “ở trên” gái trong các cuộc đối thoại?
Cái này về cơ bản là khó. Một số người sinh ra đã thích “dưới cơ” gái. Nó há miệng ngáp không dám mắt, nó hỗn không dám đánh, nó bảo sủa cũng không dám kêu meo meo . Số khác lại quá trịch thượng, lúc nào cũng muốn làm ông nội người ta, nhìn thôi đã thấy ghét chứ đừng nói gì (tất nhiên các cô gái teen thích đú cũng có thể bị loại này dụ, nhưng gái như thế thì yêu làm gì cho mệt)
Theo kinh nghiệm cá nhân em thì nếu như các thím già dặn hơn (như em sau khi tập mớ bài tập ở phía trên) thì có thể “trên cơ” bất cứ khi nào mình thích, lại khiến người đối diện cảm thấy rất tự nhiên, không chút áp lực. Nhưng nếu như không thể tập luyện theo các nguyên tắc, hoặc tập chưa xong mà cô gái mình thích đã vội xuất hiện, thì đây là những biện pháp “chữa cháy” tạm thời:
– Hãy là người đàn ông bao dung: Có người nổi nóng với một vài hành động trẻ con/thiếu lịch sự/phũ phàng của gái, mặc dù không nói ra, nhưng gái chắc chắn biết. Mà khi cả 2 đều biết, mối quan hệ chỉ có tồi đi.
Chi bằng hãy bao dung hơn! Người lớn chẳng chấp trẻ con! Khi gái làm gì đó quá lố, cốc đầu 1 cái rồi cười nói: “hư nhé!”, thế được rồi.
– Mớm chuyện: Cái này dùng cho mọi đối tượng chứ không riêng gì gái. Xin xem lại phần “Chuyện trò bất tận”, học cách gợi chuyện cho người đối diện nói. Trong suốt cuộc đối thoại, chỉ gợi chuyện mà thôi!
– Tránh né mọi thử thách: Mình thích thử thách người khác, thì người khác cũng thế. Ai là người vượt qua thử thách, người đó bé hơn. Nên hãy mỉm cười và bao dung với các thử thách họ đặt cho mình. Ví dụ: “Em thích con trai đánh guitar lắm”, nếu là em, thay vì bảo rằng mình biết đánh guitar, em sẽ nói “Hồi Sv, khu phòng trọ tụi anh thằng nào cũng biết đánh guitar. Mà mày em không gặp anh hồi đó, chứ nếu không thì chắc có thiên tình sử 1 cô gái thả dê cùng lúc mấy chục chàng trai quá”
– Thả lỏng bán thân: Đừng bám váy gái! Nếu thích thì nói chuyện, thấy chán thì tập trung chơi LoL đê!
Các thử thách có thể sử dụng thường xuyên:
– Lớn – nhỏ (chê gái con nít, cần phải ngoan, hứa thưởng kẹo bánh…)
– Trình độ nấu nướng. Như trong tán gái 10k sub:
Quote:
Em nấu cơm ăn từ lâu rồi.
– Ghê! Biết nấu cơm luôn! Có ăn được không đó?
– Ngon lắm đấy nhá!
– Hôm nào nấu anh ăn test thử phát
– Đừng có mơ! Em chỉ nấu cho gia đình ăn thôi.
– Cũng đúng. Gia đình mới không nỡ chê
– Gần 10h rồi mà còn ăn sáng gì?Em nấu cơm ăn từ lâu rồi.– Ghê! Biết nấu cơm luôn! Có ăn được không đó?– Ngon lắm đấy nhá!– Hôm nào nấu anh ăn test thử phát– Đừng có mơ! Em chỉ nấu cho gia đình ăn thôi.– Cũng đúng. Gia đình mới không nỡ chê
– Nhanh nhẹn – lề mề.
[7 mánh khoé để thể hiện mọi ưu điểm bản thân 6: Bắt sóng sở thích]
Sự hòa hợp về sở thích rất quan trọng trong mọi mối quan hệ. Thực ra, sau khi dùng được 5 mánh khóe ở trên một cách thuận lợi thì về cơ bản, các thím đã nắm được phần lớn sở thích và thói quen của ả rồi! Nhưng nếu như làm không tốt, hoặc dĩ đơn giản là cần bước qua một giai đoạn khác, hòa hợp hơn với đối tượng giao tiếp để không cần phải sử dụng bất cứ mánh khóe nào cũng vẫn làm cuộc trò chuyện trở nên thú vị (tất nhiên có mánh vẫn hơn nhé), thì Bắt sóng sở thích của ả là điều các thím nên làm.
Mặc dù được gọi là một mánh khóe, nhưng thực chất thì đây lại là một nguyên tắc khá cơ bản của giao tiếp: Người ta chỉ nói chuyện với những người có cùng sở thích. Một số bí kíp tán gái đôi khi cũng khẳng định rằng, trái cực thì hút nhau, nhưng cho dù là trái cực, thì cũng phải có điểm tương đồng nào đó để bắt sóng được với nhau. Nếu 2 người quá khác biệt đến mức không tìm được điểm chung nào, nội dung các cuộc trò chuyện chẳng bao giờ vượt quá những chuyện lặt vặt vớ vẩn trong cuộc sống, thì trừ phi gái đã đổ đứ đừ trước mặt các thím, hoặc ả là một cô bé vô cùng dễ tán tỉnh, nếu không, đừng tính tới chuyện tán tỉnh nữa.
Tìm ra điểm chung giữa các thím và cô ả chính là tìm đường sống cho câu chuyện tán tỉnh mà các thím là nhân vật chính. Nếu như không thể trò chuyện với nhau mỗi ngày vì bao giờ các thím cũng là người mở lời trước, vậy thì hãy lợi dụng những sở thích/thói quen/suy nghĩ giống nhau giữa các thím và ả để lâu lâu có một cái cớ dễ thương để liên lạc, để giải quyết mâu thuẫn, để dễ mở lòng, và cũng để hai đứa… cãi nhau chơi.
Một mối quan hệ bền vững là một mối quan hệ có nhiều loại cảm xúc khác nhau, từ yêu thương đến giận dữ. Cho nên phim truyền hình Hàn Xẻng hay có vụ tình yêu tréo ngoe là vậy đó
Vấn đề nằm ở chỗ, nếu như Chuyện trò bất tận, Vật trung gian, Thiếu và thèm, Chủ nợ và Con nợ, cũng như Thử thách vẫn không thể làm lòi ra được sở thích của cô ả (tỷ lệ cực hiếm), hoặc các thím không có cách nào thi triển được 5 mánh này với cô ả, vậy làm cách nào để bắt sóng sở thích?
Cách tốt nhất là… hỏi cô ả. Tất nhiên không phải tới trước mặt rồi hỏi “giờ em thích gì” các kiểu . Hỏi cô ả có nghĩa là theo dõi facebook hoặc bất kỳ phương tiện liên lạc nào của ả, dự đoán sở thích dựa vào những gì mà ả đăng, rồi hỏi một cách khéo léo kiểu như thế này:
Ví dụ, có lần em nhìn thấy một cô bé đăng lên fb một bài nhạc Trung Quốc cổ (Từ khúc). Em mới PM inbox:
– Bất ngờ ghê! Em cũng thích Từ khúc hở cô gái?
Tất nhiên đây là ví dụ thôi! Vận dụng thế nào còn tùy trường hợp nha!
Những cách không hay lắm là hỏi bạn bè cô ả, hoặc cứ… đoán bừa dựa trên trò bói toán Tất nhiên là nói không hay lắm là so với cách đầu thôi, chứ những cách này cũng lợi hại lắm! Nhất là vụ bói toán. Trò này em sẽ nói rõ hơn ở mục “Những mánh khóe hẹn hò” (câu khách tiếp )
Một điều đáng nói khác là, nếu sở thích của cô ả không phải là sở thích của các thím, thì mánh khóe này chẳng có mấy ý nghĩa. Trên đời này em ghét nhất là phải thay đổi bản thân vì một ai đó! Chính vì thế, chỉ nên tìm kiếm những sở thích mà gái và thím có thể chia sẻ với nhau được. Cái gì các thím thực sự thích, thì nhất định có thể nói rất tự nhiên về nó, và một loài động vật vô cùng tinh tế như các cô gái cũng sẽ chắc chắn đoán được ngay rằng các thím có thực sự cùng sở thích với ả hay là không.
Nhưng ngay cả khi nắm rõ được sở thích rồi thì cứ liên tục bắt chuyện trước vẫn là hành động không khôn ngoan. Thiếu và Thèm đã nói rõ rồi nên em không nhắc lại nữa nhé!
[7 mánh khoé để thể hiện mọi ưu điểm bản thân 7: Khen – Chê]
Khen
Mánh này các thím nên đọc qua Alpha Art, phần này họ viết tốt, dễ đọc, cũng dễ ứng dụng. Ở đây em tóm tắt lại vài ý cơ bản để các thím dễ theo dõi thôi nhé!
Về cơ bản, tất cả mọi người trên thế giới đều thích được khen. Lời khen hay sẽ khiến bất kỳ người nào cũng phải bị cuốn theo nhịp điệu của các thím, rồi tự mình vướng vào mánh khóe thử thách, thậm chí bị hấp dẫn trước khi các thím kịp chủ động làm gì đó.
Thế nhưng tại sao những lời khen thế này lại chẳng giúp cho các thím có được cô gái nào thế:
Quote:
– Em à, em có thể giúp anh 1 chuyện được hông
– Dạ , chuyện gì vậy anh.
– Ừh thì , ngày mai em vẫn cứ đẹp như hôm nay nhé.
Hoặc thế này
Quote:
– Hôm nay e đẹp thế
– ec.thế bình thường ko đẹp à
– à bình thưởng chỉ xinh thôi
Tất nhiên em không nói mấy cái tin nhắn khen ngợi kiểu này không hay. Thực sự thì nó rất hay nữa là đằng khác! Nhưng trong rất nhiều, rất nhiều trường hợp, các thím không dùng được. Lý do là:
– Thứ nhất, trong thời gian đang tán tỉnh, nếu như các thím nói điều này với những đứa… chả bao giờ được ai nói câu này, thì nó thừa biết rằng các thím tâng bốc nó quá đáng. Đời chẳng cho không ai cái gì. Giờ tự nhiên có 1 thằng xạo tự nhiên nhảy vô khen, phản ứng thế nào chắc ai cũng rõ.
– Thứ hai nếu đối tượng là người được rất nhiều người khen những câu như vậy (phổ thông quá mà! ai chả nói được), thì lời của các thím chả có mấy tác dụng. Đừng tưởng chỉ có gái mới miễn nhiễm với các lời khen nhé! Bất kỳ ai cũng thế thôi! Như giờ các thím khen em đẹp trai, em cũng không vì thế mà vui đâu Thậm chí tệ hơn, gái sẽ coi các thím là loại người phổ thông, chả có gì đặc biệt cả!
Ngược lại, có những người mà mở miệng ra khen một câu thôi cũng đủ khiến mọi cô gái phải đỏ mặt ngượng ngùng. Họ đã khen như thế nào vậy?
Alpha Art và Chuyên đề nhắn tin… có mô tả khá ngắn thế này:
Biết cách khen là khen đúng lúc, đúng chỗ, và khiến người nghe phải suy nghĩ mới biết mình đang được khen.
Khen đúng lúc đúng chỗ thì khá là dễ. Khi ai đó làm điều gì đó đúng, các thím nói “làm tốt lắm”, hoặc “lanh lẹ lắm” các kiểu. Khi làm điều gì đó tốt, người ta được khen, đó là điều rất bình thường, nhưng bất cứ ai nghe được cũng sẽ cảm động.
Cảm động hơn một triệu lần so với chẳng làm gì cũng vẫn được khen đẹp
Khen để buộc người khác phải suy nghĩ thì khó hơn khá nhiều. Lời khen không chỉ đơn giản là em đẹp quá, em xinh quá, em giỏi quá các kiểu nữa! Mà sâu sắc hơn, không hề có từ mình muốn dùng để khen nhưng vẫn khiến gái hiểu rằng gái đang được khen.
Khó như vậy, nhưng bù lại, nó không cần nhân một dịp nào cả. Đây là một ví dụ:
Hồi ấy em hay đi chụp hình chơi, có cô bé kia được em chụp cho 1 bộ album, xem thấy thích quá nên nói:
– Anh P chụp hình em đẹp quá!
– Cá nhân anh thấy xấu hơn ngoài đời mà nhỉ.
Nói xong em lẳng lặng làm việc khác, giống như tùy tiện nói vài câu chẳng mục đích gì thôi! Nhưng kết quả thì rất tuyệt! Mặt ả đơ ra nửa giây, rồi đỏ lựng.
Một ví dụ khác cũng về vụ khen đẹp (em chỉ nêu làm ví dụ thôi, các thím đừng áp dụng):
– Sao anh đi chụp hình hoài mà không rủ em?
– Em thông cảm! Anh chỉ thích chụp mẫu xấu thôi! làm sao rủ em được?
Lời khuyên của em đối với các thím tập luyện mánh này là, hãy tìm cơ hội để khen những thứ ngoài vẻ bề ngoài, ví dụ như sự lanh lẹ, khéo léo, thông minh, nhã nhặn, tinh tế… những thứ đó dễ khen hơn. Ví dụ:
– Cái váy dễ thương đó! Em cũng rành phối đồ quá ha.
– Khéo tay nhỉ? Lúc nào rỗi sang vá hộ anh chục cái áo bung nút được hông?
Trong các câu khen không tinh tế dạng này, nếu gái không làm gì lợi cho mình, thì tốt nhất là giả bộ lợi dụng tài năng của gái để mưu lợi cho mình. Lộ rõ mục đích khen ngợi như thế sẽ làm gái bị đánh lạc hướng mà không dựng shield.
Chê:
Ngược lại với khen, chê người khác có thể khiến người khác bực mình.
Nhưng cái hay của chê chính là, vì những mối quan hệ xã giao chẳng bao giờ có lời chê, nên khoảng cách giữa các thím và gái sẽ được thu hẹp lại đáng kể nếu các thím chê đúng.
Vấn đề ở đây là, không phải lời chê nào cũng nên nói ra. Ai cũng có những khuyết điểm của riêng mình, một số khuyết điểm nhỏ xíu chẳng hại gì ai thì có thể chia sẻ với bất kỳ ai, nhưng một số khác lại không muốn bất kỳ ai nhắc đến.
Khi bắt đầu quen biết, nếu như các thím chê đúng mức, đủ để khiến họ không tổn thương, thì hai người sẽ tiến thêm một bước trong mối quan hệ. Sau đó lại thân thiết, lại trò chuyện, lại chê ở một mức cao hơn, lại tiến xa hơn… cứ thế, đến khi nào mội lời chê rất gay gắt như là “sao ngốc thế”, hay “em xấu kinh tởm” cũng có thể khiến cô ả cảm thấy thật ngọt ngào.
Ngược lại, mới quen nhau chưa lâu mà phán thẳng “em xấu vãi” thì chắc ăn là ăn gạch và văng ra ngoài khỏi vòng gửi xe.
Một ví dụ khác nữa là em vừa gặp chiều nay từ 1 thím: Khi mối quan hệ đang bị đặt dấu hỏi, gái lùi lại rất xa khỏi mình, thím ấy vẫn tiếp tục đùa kiểu không tin tưởng vào gái, kết quả là gái giận cho một tăng, tha hồ mà xin lỗi
Lưu ý của em là cứ kệ mẹ nó nha thím! Hồi trước em cũng bị giận miết, riết rồi cũng nói chuyện lại thôi
Nếu khen là cả một nghệ thuật, thì chê là một nghệ thuật còn phức tạp hơn.
Lời khuyên của em dành cho vấn đề này là, hãy tập chê đúng lúc đúng thời điểm. Nếu gái sai, chê bai thẳng thắng, nhưng tuyệt đối chỉ chê đúng 1 câu, không lải nhải, không nhắc lại, và hoàn toàn lơ luôn chuyện đó, cứ cư xử như bình thường như chưa từng nói câu chê đó vậy
Ví dụ:
Lần đó em qua đón gái, vô tình thấy mặt dính bột, mới tùy tiện gạt hộ rồi nói:
– Lanh chanh nghịch bột phải hông? Hư quá!
Cái câu chê “hư” này hay cực kỳ đấy các thím ạ! Em đã nói trong các phần trước rồi phải không?
Hoặc chê một cách… tinh tế 1 chút, để gái tự phát hiện ra. Nhưng cái này hơi khó một tí, cần tập ít lâu nhé!
Ví dụ nhé:
Lúc trước em có ngồi giảng bài cho 1 cô bé, tùy tiện kể 1 câu chuyện cười.
– Chuyện này em không hiểu 😐
– Em nghe chuyện con bò chưa?
– Ý anh là em ngốc như bò chứ gì?
– Cái đó em tự em nói đó nha.