Cách nuôi cá kiếm (cá hồng kim) trong hồ thủy sinh

Giống với cá hòa lan, cá bảy màu, cá hồng kim đuôi kiếm, hay cá kiếm là một loại cá cảnh dễ nuôi trong hồ thủy sinh cho người mới, nhiều người rất thích cá kiếm vì cái đuôi nhọn hoắc dài thước tha của nó.

Cá hồng kim đuôi kiếm (cá kiếm) có tên tiếng anh Swordtail (ý nghĩa: tail: cái đuôi, sword: thanh kiếm), tên khoa học Xiphophorus hellerii Heckel 1848, bộ Cyprinodontiformes (bộ cá sóc), họ: Poeciliidae (họ cá khổng tước) là nguồn cá nhập nội từ những năm 50, hiện được sinh sản và nhân giống rộng rãi tại Việt Nam.

                                                                               Cá kiếm

Cách nuôi cá kiếm (hồng kim đuôi kiếm):

Trong tự nhiên cá kiếm sinh sống ở một số vùng châu Mỹ và châu Phi, những nơi có nguồn nước ngọt hơi có tình kiềm một chút (pH: 7,0 – 8,3)

Cá kiếm có màu đỏ dài gần gấp 3 lần cá hòa lan khi trưởng thành tính luôn chiều dài đuôi có thể đạt 12 – 16 cm. Cá kiếm thích hợp nuôi trong bể trồng nhiều cây thủy sinh và có không gian rộng vì cá hoạt động tích cực.

Nuôi ghép với các loại cá cảnh thủy sinh khác: Cá đuôi kiếm không gây sự đánh nhau với các loại cá thủy sinh khác tuy nhiên những con cá đuôi kiếm đực thường hay đánh nhau để giành cá mái, bạn có thể giải quyết bằng cách nuôi khoảng 4 con đực trong hồ thủy sinh rộng chung với khoảng trên 5 con cá mái là OK.

Cá kiếm trống (ở trên)có bụng thon và cái đuôi nhọn khi trưởng thành, cá mái (ở dưới) có thân hình tròn và cái đuôi tròn (giống cá hòa lan)

Nước nuôi cá kiếm: 

Nhiệt độ nước (C): 18 – 28

Độ cứng nước (dH): 9 – 25

pH: 7,0 – 8,3.

Thức ăn cho cá đuôi kiếm: Vụn bã thực vật, trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thức ăn viên …

Cá kiếm đẻ con và sinh sản rất nhanh: cá con mới đẻ trông giống nhưng nhỏ hơn cá con của cá bình tích và biết bơi ngay lập tức nên rất dễ sống sót nếu trong hồ có nhiều rong cho chúng ẩn náu. Một điều quan trọng bạn cần hạn chế cho chúng đẻ bằng cách tách cá trống và mái nuôi riêng, bể của bạn sẽ chỉ toàn cá kiếm nếu bạn không biết thực hiện kế hoạch hóa sinh sản cho chúng.

Chăm sóc và trị bệnh cá kiếm: Cá hồng kiêm đuôi kiếm rất khỏe, dễ nuôi, ít bệnh, cá ưa môi trường nước hơi cứng và kiềm. Ở môi trường nước mềm và axít cá dễ bị bệnh thối đuôi và nấm, khi cá bệnh (tức nguồn nước ô nhiễm rất nặng làm tăng tính axit của nước), lúc này bạn cần thay nước (nước mới đã để ngoài không khí 3 ngày) và cho một ít muối vào bể, cá sẽ tự khỏi bệnh.

Thiết kế bể cá cảnh nuôi cá kiếm

Thể tích bể nuôi (L): 100 (L)

Chiều dài bể: 80 cm

Hình thức nuôi: Ghép

Yêu cầu ánh sáng: Vừa

Yêu cầu lọc nước: Trung bình

Yêu cầu sục khí: Trung bình

Các yếu tố trên chỉ tham khảo thôi vì cá kiếm rất rất dễ nuôi, dễ hơn cả cá bảy màu, dù muốn dù không thì một điều thực sự là những loài cá cảnh đẹp này được xem là những loài cá xâm lấn mạnh ở nước ngoài bởi khả năng thích nghi và sinh sản của chúng. Chúc bạn nuôi cá kiếm thành công và nhớ chụp ảnh cá con lên khoe mình nhé.

Trang được tổng hợp bởi: Chăm Sóc Thú Cưng

Rate this post

Viết một bình luận