Cách nuôi chim tu hú đơn giản nhất. Hướng dẫn cách nuôi chim tu hú đúng kỹ thuật, đơn giản nhất cho người mới và những lưu ý khi nuôi chim tu hú
Trong thế giới loài chim, chim tu hú được mệnh danh là loài chim xảo quyệt, tinh ranh nhất. Đây cũng là lý do khiến nhiều người đam mê và yêu thích chúng. Nhưng họ lại không biết cách nuôi chim tu hú như thế nào? Cho chim tu hú ăn những gì?
Vì vậy, Yêu Chim sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.
I. Giới thiệu về chim tu hú
1. Chim tu hú
- Tên gọi: chim tu hú
- Tên khoa học: Endynamis Scolopacea
- Phân bố: tập trung chủ yếu tại đồng bằng và trung du Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Mã Lai và phía đông Nam Trung Quốc
Chim tu hú thuộc dòng chim cu cu. Chúng có kích thước khá lớn, dài từ 35 – 62cm và có cân nặng khoảng 190 – 330g. Và khi tu hú kêu là báo hiệu hè về, mùa vải đến.
Chim tu hú
Chim tu hú ăn tạp. Chúng ăn bất kì loại thức ăn nào trong tầm mắt như trái cây, động vật có xương sống nhỏ, côn trùng, sâu bướm,…
Tháng 3 và tháng 8 là mùa sinh sản của chim tu hú. Và mỗi lần sinh sản, chúng chỉ đẻ 1 quả trứng. Đặc biệt, chim tu hú không có khả năng nuôi con. Bởi vì chúng chuyên ăn sâu, kể cả những con sâu có nọc độc nên chúng có khả năng miễn nhiễm với các loại độc tố. Nhưng cơ thể chim con chưa có sức đề kháng, hệ thống miễn dịch còn kém. Nếu ăn phải sâu có độc, chúng sẽ khó giữ được mạng sống. Do đó, để tránh tạo nguy hiểm cho con cũng như duy trì được nòi giống, chúng sẽ nhờ loài chim khác để nuôi con nó.
2. Cách phân biệt chim tu hú trống và mái
Người ta thường phân biệt chim tu hú trống và mái dựa vào màu sắc:
- Chim tu hú trống: lông đen hoàn toàn với ánh xanh thẫm
- Chim tu hú mái: bộ lông đen nhạt pha lẫn chút màu trắng; lưng màu nâu đen nhạt ánh xanh lục và lốm đốm trắng; đầu có màu sắc nhạt và hung hơn chim trống
Cách phân biệt chim tu hú trống và mái
Chim tu hú non:
- Chim tu hú non trống: toàn thân màu đỏ. Sau khi thay lông, chim con sẽ có mắt đỏ, chân xám chì, mỏ xanh xám, góc mỏ đen.
- Chim tu hú non mái: toàn thân màu đen thẫm. Sau khi thay lông lần đầu tiên, bộ lông của chim con sẽ chuyển sang màu giống của chim mái.
3. Chiến thuật gửi trứng tu hú
Do đặc tính không thể nuôi con, nên khi đến mùa sinh sản, chim tu hú thường tìm cách gửi trứng của mình vào tổ chim khác. Và nơi chúng gửi trứng là tổ chim chích. Chim tu hú trống sẽ có nhiệm vụ dụ chim chích ra khỏi tổ để chim mái gửi trứng.
Sau 1 – 2 ngày chim chích đẻ trứng, chim tu hú sẽ gửi trứng của mình vào tổ của nó. Do kích thước, hoa văn của trứng tu hú gần giống như trứng chim chích nên chim chích không thể nhận ra và vô tư ấp trứng.
Chim tu hú con trong ổ chim chích
Thông thường, trứng tu hú thường nở trước 1 – 3 ngày so với trứng chim chích.
4. “Ác” từ trong trứng
Chim tu hú là một loài chim “ác” từ trong trứng. Ngay khi vừa mới nở, chúng đã dùng sức mạnh của phần cánh, lưng và cơ bắp để đẩy những quả trứng chim chích chưa nở ra khỏi tổ. Chúng thực hiện việc này với mục đích chiếm nguồn thức ăn từ chim chích bố mẹ.
Khi đủ lông đủ cánh, chúng bay khỏi tổ chim chích và lại tiếp tục thực hiện vòng đời của chúng.
II. Cách nuôi chim tu hú
1. Lựa chọn lồng nuôi
Do chim tu hú có kích thước khá lớn nên bạn cần chọn lồng có kích thước phù hợp với chúng. Và dọn dẹp vệ sinh chuồng thường xuyên để chúng không bị đau ốm, bệnh tật.
Ngoài ra, bạn có thể tắm cho chúng khoảng 30 phút vào buổi sáng để màu lông của chúng đẹp hơn.
Cách nuôi chim tu hú
2. Đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng
Vì chúng quen sống trong môi trường nhiều ánh sáng nên bạn hãy treo lồng chim tại nơi thoáng mát, sạch sẽ, đặc biệt là tại các cành cây trong vườn. Đây sẽ là nơi giúp chúng sinh sống và phát triển tốt.
3. Lựa chọn giống chim tu hú
Tùy vào nhu cầu cũng như mục đích mà bạn có thể chọn giống chim tu hú để chăm sóc, nuôi dưỡng:
- Nuôi chim tu hú để làm cảnh, phục vụ cho thú vui tao nhã của bản thân: chọn chim tu hú trống
- Nếu bạn muốn tăng số lượng bầy đàn về loài chim này: chọn chim tu hú mái
Chim tu hú trống
4. Thức ăn theo từng độ tuổi
Nguồn thức ăn của chim tu hú khá đa dạng và tùy thuộc vào từng giai đoạn:
- Chim tu hú con: những con sâu bọ nhỏ và lành, không có độc
- Chim tu hú biết bay: sâu bọ nhỏ
- Chim tu hú trưởng thành: tất cả các loại thức ăn như sâu, bọ, trái cây,…
III. Hướng dẫn cách bẫy chim tu hú
Trên thị trường không có nhiều cửa hàng bán loại chim cảnh này. Vì vậy, nếu muốn nuôi chúng, bạn có thể bẫy chim tu hú bằng những cách sau:
- Chọn bãi đánh tu hú: bạn hãy tìm đến các vườn vải, vườn chanh,… nơi tu hú thường tập trung nhiều trên các cành cây để đặt bẫy
- Giăng lưới bắt tu hú: bạn có thể tìm mua lưới bẫy chim tại các cửa hàng chim cảnh, sau đó giăng xung quanh vườn chanh để khi con tu hú bay ra, chúng sẽ dễ dàng bị mắc kẹt
Trên đây là toàn bộ những thông tin và cách nuôi chim tu hú. Đối với những bạn đang tập nuôi chim tu hú, hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn.
Ann Tran – Ban biên tập Yêu Chim
5/5 – (1 vote)