Cách nuôi chim vẹt đúng kỹ thuật, đơn giản cho người mới

Cách nuôi chim vẹt đơn giản, đúng kỹ thuật. Hướng dẫn cách nuôi chim vẹt nhanh biết nói đơn giản, đúng kỹ thuật, tốn ít chi phí.

Vẹt là loài chim có màu sắc rực rỡ, kiêu sa như nữ hoàng cùng khả năng bắt chước vô cùng điêu luyện. Vì những lý do đó mà chúng được rất nhiều người chơi chim cảnh yêu thích và lựa chọn. Tuy nhiên, việc nuôi chim vẹt gặp rất nhiều khó khăn và việc dạy chúng nói còn khó hơn.

Vậy ở đây có bí quyết gì chăng? Hãy cùng Yêu Chim tìm hiểu cách nuôi chim vẹt trong bài viết dưới đây.

I. Giới thiệu về chim vẹt

1. Chim vẹt là chim gì?

  • Tên gọi: chim vẹt
  • Tên khoa học: Psittaciformes
  • Phân bố: vùng nhiệt đới và ôn đới Nam bán cầu

Vẹt là loài chim đã xuất hiện cách đây hơn 59 triệu năm. Chúng thuộc bộ Psittaciformes với 86 chi, 372 loài.

cách nuôi chim vẹtChim vẹt

2. Đặc điểm

Chim vẹt có những đặc điểm như:

  • Kích thước đa dạng: khi đến độ tuổi trưởng thành, loài nhỏ nặng 1.2 – 1.7g, loài lớn hơn thì nặng 2 – 4kg
  • Chiều dài trung bình, tính cả chiều dài đuôi đạt 8.6 – 10cm
  • Đầu khá to và tròn cùng mỏ to, phát triển theo hướng quặp xuống
  • Đôi mắt to tròn, có màu đỏ hoặc đen tùy theo loài
  • Phần ngực lực lưỡng, cổ to và ngắn, lưng hơi cong và phần bụng phình to
  • Đôi chân chắc khỏe, to nhưng hơi ngắn so với tỉ lệ cơ thể
  • Móng vuốt sắc nhọn, cứng ngắc giúp chúng đứng vững trên các cành cây cao
  • Màu lông sặc sỡ, mềm mượt, khá dày giúp vẹt giữ nhiệt cho cơ thể

3. Sinh sản

cách nuôi chim vẹtVẹt thường sống theo cặp và rất chung thủy

Vẹt sinh sản quanh năm, đặc biệt là vào mùa hè. Chúng thường sống theo cặp và rất chung thủy. Mỗi mùa sinh sản, chúng sẽ đẻ từ 4 – 8 trứng. Sau 17 – 35 ngày, trứng nở thành chim non. Sau 2 – 3 tháng tuổi, vẹt con trưởng thành, mọc đủ lông đủ cánh, có thể rời khỏi tổ để tự kiếm ăn và bắt đầu cuộc hành trình mới.

4. Phân loại

Hiện nay, vẹt là loài chim được ưa chuộng nhất tại Việt Nam với nhiều giống loài như:

  • Vẹt xanh đuôi dài
  • Vẹt Mã Lai (vẹt Cockatiel)
  • Vẹt Lovebird (vẹt uyên ương)
  • Vẹt Hồng Kông
  • Vẹt Macaw (vẹt đuôi dài)
  • Vẹt Kakapo
  • Vẹt Ringneck Ấn Độ
  • Vẹt má xanh

Xem thêm: Hướng dẫn cách nuôi chim công đơn giản

II. Cách nuôi chim vẹt

Kỹ thuật nuôi chim vẹt được thể hiện qua những bước dưới đây:

cách nuôi chim vẹtCách nuôi chim vẹt

1. Lồng chim

Với chim vẹt, bạn nên sử dụng lồng bằng kim loại. Vì loại lồng này bền, dễ dàng vệ sinh và luôn giữ được cho môi trường sống của chúng được sạch sẽ.

Kích thước lồng tùy thuộc vào số lượng vẹt bạn nuôi:

  • Nuôi 1 con: lồng có kích cỡ 30x30cm hoặc có đường kính 30cm
  • Nuôi 1 cặp: lồng có kích cỡ 40x40cm hoặc 35x50cm

Trong lồng, bạn nên chuẩn bị sẵn cóng nước, cóng thức ăn và 2 cần đậu so le để vẹt có thể thoải mái bay nhảy trong lồng.

2. Thức ăn

Khi nuôi nhốt trong lồng, bạn có thể cho chúng ăn các loại hạt ngũ cốc, hạt dinh dưỡng hoặc cám nhân tạo có sẵn trên thị trường. Đồng thời bổ sung thêm rau xanh, trái cây chín giúp cung cấp đủ vitamin, khoáng chất cho vẹt.

Thời gian cho vẹt ăn là sáng và chiều muộn là thích hợp nhất. Khi cho ăn, bạn nên nhẹ nhàng, tránh gây ra tiếng động mạnh sẽ khiến chim hoảng sợ.

cách nuôi chim vẹtThời gian cho vẹt ăn là sáng và chiều muộn là thích hợp nhất

3. Chăm sóc

Vẹt rất thích nước. Bạn hãy tắm thường xuyên cho chúng để loại bỏ những vi khuẩn, bụi bẩn, ký sinh trùng bám trên người vẹt. Tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm mà bạn nên lưu ý cách tắm:

  • Mùa hè: có thể tắm hàng ngày
  • Mùa đông: tắm vào hôm nắng ấm, tránh để chúng bị cảm lạnh

4. Dạy vẹt nói

Dạy vẹt nói là mục đích của bất kì người chơi chim nào muốn hướng đến. Để dạy vẹt nói tốt, lưu loát thì bạn cần kiên trì, dành nhiều thời gian và huấn luyện chúng hàng ngày.

Đầu tiên, bạn phải trò chuyện với chúng để làm quen, tập phản ứng trong các trường hợp khác nhau. Sau đó, hãy dạy chúng nói những từ ngữ ngắn, dễ phát âm rồi mới dạy đến những từ mới.

Ngoài ra, một cách đơn giản hơn là bạn hãy nuôi 2 con trong 1 lồng. Việc này sẽ kích thích chúng nhanh học nói hơn, đồng thời khiến chúng không cảm thấy cô đơn.

5. Phòng chữa bệnh

Cũng như một số loài chim khác, vẹt thường rất dễ bị các bệnh về đường ruột, thương hàn,… do môi trường ẩm ướt, thức ăn, nước dùng bị ô nhiễm.

Khi mắc bệnh, chúng thường xuất hiện một số biểu hiện như:

  • Đứng ủ rũ, ăn kém hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều
  • Phân có màu trắng vàng, trắng xanh, có mùi tanh, đôi khi có lẫn máu

Nếu phát hiện chim bị bệnh, bạn nên điều trị cho chúng kịp thời để tránh chúng bị nặng hơn, có thể khiến chim bị chết:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y
  • Cách ly chim bị nhiễm bệnh, đồng thời cho chim nhốt chung với chim bị bệnh uống thuốc, vì rất có thể chúng đã bị nhiễm mầm bệnh
  • Vệ sinh lồng chim sạch sẽ
  • Bổ sung chất dinh dưỡng, chất khoáng, vitamin hàng ngày nhằm tăng sức đề kháng cho chim

Như vậy, Yêu Chim vừa chia sẻ với bạn cách nuôi chim vẹt. Hy vọng với những thông tin, kiến thức này, bạn có thể tự nuôi một chú chim vẹt để thỏa mãn sở thích của bản thân.

Lank – Ban biên tập Yêu Chim

4.9/5 – (43 votes)

Continue Reading

Rate this post

Viết một bình luận