Mù tạt được xem là một trong những loại gia vị xưa nhất trên thế giới. Từ hàng nghìn năm trước, người Hy Lạp cổ đại đã dùng mù tạt như một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày.
Các loại mù tạt thông thường và cách sử dụng
Người Hy Lạp cổ đại đã nghiền các loại hạt của cây họ cải rồi trộn với rượu nguyên chất hoặc các loại dầu. Ngoài các loại hạt cải, trong thành phần của mù tạt còn có một số loại lá. Mỗi vùng, mỗi dân tộc sẽ có công thức pha trộn những loại hạt và lá gia vị riêng để tạo ra loại mù tạt đặc trưng.
Một trong những thành phần chính tạo nên mùi vị không thể quên của mù tạt chính là hạt mù tạt (có ba loại: trắng, đen và nâu).
Mù tạt trắng
Hạt mù tạt trắng hình tròn, có vỏ cứng màu beige hoặc vàng nhạt. Khi sử dụng, người ta bóc đi lớp vỏ này, lấy phần nhân màu trắng bên trong. Đây là loại hạt dai, có mùi tương đối nhẹ và được dùng nhiều trong các món trộn. Loại hạt này còn dùng để tạo ra bột mù tạt.
Khi dùng, các đầu bếp chỉ việc trộn bột với giấm, dầu, tùy theo ý thích hoặc sử dụng như một loại gia vị cho vào món ăn. Hạt mù tạt đen có hình tròn, cứng, màu chuyển từ nâu đậm đến đen. Loại mù tạt này nhỏ nhưng cay hơn mù tạt trắng. Mù tạt nâu có cùng cỡ hạt với mù tạt đen, mùi hăng ít hơn và lớp vỏ cũng có nhiều sắc độ khác nhau.
Thông thường, người đầu bếp không trộn mù tạt với nước nóng mà trộn với chanh hoặc giấm, vị sẽ ngon hơn rất nhiều. Đó là do trong mù tạt có các enzyme tạo mùi, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Từng loại trong thành phần mù tạt đều có thể trở thành một loại gia vị hoàn hảo khi dùng riêng lẻ để ướp vào thức ăn hay làm sốt cho các món trộn.
Người châu Âu sẽ thật buồn và mất cả hứng thú để thưởng thức các món nướng nếu trên bàn ăn thiếu vắng mù tạt. Những người sành ăn cho rằng, chỉ cần chấm kèm món ăn với một ít mù tạt, hương vị như được tăng lên gấp bội phần.
Mùi hương đậm, nồng, đôi lúc hơi gắt của mù tạt len lỏi vào từng thớ thịt. Vị cay cay đặc trưng dường như làm cho miếng thịt thêm ngọt ngào, đậm đà và mang đến cảm giác nong nóng thật dễ chịu khi thưởng thức
Điều quan trọng hơn là mù tạt giúp thực khách không còn cảm giác ngán ngấy với món thịt nướng tươm mỡ.
Đối với những loại thịt hơi nặng mùi như dê, cừu… mù tạt càng chứng tỏ công dụng tuyệt vời của mình. Nó không chỉ làm tan biến hết mùi vị khó chịu mà còn tạo nên một hương vị rất riêng, rất lạ miệng và khó quên.
Mù tạ wasabi (người Việt hay gọi là mù tạt xanh)
Đây có lẽ là loại mù tạt nổi tiếng và được nhiều người ưa thích nhất trên thế giới.
Wasabi được chế biến từ loại cây thuộc họ cải của xứ Phù Tang. Người Nhật cổ dùng loại cải này như một thứ gia vị, giống như cây gừng, riềng ở Việt Nam.
Cây mù tạt xanh mọc dại trên các thung lũng, dọc những dòng suối nóng của đất nước hoa anh đào. Không chỉ ở Nhật mới có mù tạt xanh, loại cây này còn xuất hiện ở Hàn Quốc và các vùng lãnh thổ thuộc châu Á khác. Tại các chợ, mù tạt xanh thường được bán ở dạng nguyên củ. Người ta sẽ mài nhuyễn và chế biến chúng theo sở thích trước khi dùng.
Wasabi nguyên chất, tiếng Nhật gọi là “hon-wasabi”, rất đắt tiền.
Mù tạt xanh mà chúng ta vẫn thường dùng đã được tinh chế với các loại rau củ hoặc nguyên liệu khác, thành hỗn hợp dạng sệt, đóng thành tuýp hay gói nhỏ.
Khi có dịp đến nhà hàng Nhật Bản, bạn đừng quên thưởng thức một đĩa Sashimi gồm các loại cá, hải sản ăn sống để thấy rõ “sức mạnh” của wasabi. Hãy thử gắp một miếng cá hồi sống còn tươi rói, mềm mại, chấm cùng nước tương táo đỏ và wasabi, cho vào miệng.
Nhắm mắt lại, bạn có thể cảm nhận một vị cay nồng bốc lên mũi, nhẹ nhàng tan nhanh và hòa quyện vào vị ngọt thanh của lát cá hồi. Đừng quá hấp tấp, bạn hãy từ tốn nhẹ nhàng để cản nhận miếng cá hồi béo ngậy đang từ từ tan ra trên đầu lưỡi. Có một điều lạ là bạn sẽ chẳng thấy cá tanh chút nào, chỉ nhận ra vị cay cay, âm ấm và nồng nồng của wasabi. Đoán chắc rằng món cá hồi sống sẽ làm bạn “chết mê chết mệt” cho mà xem!
Một số loại mù tạt trên thị trường Việt Nam
Mù tạt vàng: Được làm từ hạt mù tạt trắng trộn với đường, giấm và nghệ tươi nên có màu vàng mật ong. Nó có vị nồng nhẹ. Món xúc xích nướng vàng ươm, nóng hổi kẹp giữa chiếc bánh mì mềm mại sẽ bớt ngon nếu thiếu đi hương vị của mù tạt vàng.
Mù tạt Meaux: Đây là loại mù tạt được ép từ hạt mù tạt đen, trộn với giấm, tạo nên một hỗn hợp giòn cay. Bạn có thể dùng để ướp thức ăn hoặc phết lên bề mặt miếng thịt sau khi nướng. Mù tạt không chỉ dùng trong các món trộn, các món thịt nướng mà còn được dùng kèm với hải sản.
Mù tạt Dijon: Loại mù tạt kiểu Pháp này được chế biến từ hạt mù tạt đen nguyên vỏ với rượu trắng, muối và một số gia vị đặc trưng. Nó có màu vàng tươi, vị từ nhẹ nhàng đến cay nồng. Các đầu bếp thường dùng mù tạt Dijon làm sốt, trộn salad…
Mù tạt dạng bột: Đây không phải là loại mù tạt chính thống, chúng được kết hợp từ muối, tiêu và mù tạt. Khi dùng, bạn có thể vắt thêm một lát chanh. Mù tạt dạng bột chấm kèm với hải sản hoặc thịt nướng rất ngon.
Mù tạ xanh: Không giống ớt, mù tạt xanh tạo mùi cay nồng từ mũi, không làm người ăn cảm thấy cay xé ở lưỡi. Vị cay ấy cũng không kéo dài, chỉ đọng lại trong giây lát và tan biến khi bạn hớp một ngụm nước.
Mùi cay nồng đặc trưng này rất dễ bay hơi. Khi chế biến món cơm nắm sushi truyền thống của Nhật Bản, các đầu bếp thường để mù tạt xanh wasabi nằm giữa cá và cơm, nhằm giữ cho mùi vị đặc biệt này không bị bốc hơi.
Ngoài củ, lá mù tạt xanh cũng được dùng để tạo vị cay nồng. Người ta thái nhỏ lá, trộn với giấm, làm đồ chua hoặc nấu canh với nước tương ngon.
Cách pha chế vài loại nước chấm
Nước chấm bánh cuốn (1 gói bột bánh cuốn):
300ml nước lọc + 25g đường + 15ml nước mắm + ớt băm + ít dấm nêm sau cùng cho vừa độ chua
Nếu thích ăn nước mắm ngọt kiểu Nam thì dùng 50g đường và 50ml nước mắm trong công thức và bỏ dấm.
Nước chấm bánh cuốn pha sẵn ngoài hàng màu nhạt là vì bỏ ít nước mắm. Nếu thích đậm hơn có thể tăng lượng nước mắm trong công thức lên 30ml
Nước chấm nem rán (chả giò):
200ml nước lọc + 2,5 thìa súp đường + 3,5 thìa súp nước mắm + 3 thìa súp dấm+2 quả ớt cay, bỏ hạt, băm nhỏ + 1 nhánh tỏi băm + 1/4 thìa súp hạt tiêu xay
Cũng có thể pha theo kiểu: 1 phần nước mắm + 3 đến 4 phần nước lọc + 1/4 phần đường + tỏi ớt băm nhỏ
Ăn kèm đồ chua
Nước chấm chua ngọt:
Đun sôi 250g đường (có thể thêm nếu thích ngọt hơn) với 0,5l dấm gạo trên lửa nhỏ khoảng 15′, hớt bọt nếu có. Dung dịch dấm đường này có thể đổ vào chai sử dụng nhiều lần rất thuận tiện cho nhiều món ăn khác nhau như sườn xào chua ngọt, cá sốt chua ngọt, pha chế nước chấm bún chả, bún nem …
***ghi chú không thể thiếu là các loại nước chấm bún nên làm nóng trước khi ăn thì mới ngon, vì bún lạnh mà
Nước chấm bún chả:
Lấy nước chấm chua ngọt nói trên một lượng vừa đủ ăn + nước mắm + nước sôi để nguội vào theo thứ tự và nêm nếm cho đến khi có vị vừa miệng + tỏi băm nhuyễn + hạt tiêu rang xay vỡ+ ớt băm bỏ hạt.
Cách khác (cầu kì hơn, nhưng ăn thấy cũng ngon hơn
Nước dùng gà trong 250ml + Nước dừa tươi 150ml + Đường 150g + Nước hàng để tạo màu 60g + Muối: 10g: đun sôi, hớt bọt
Nước mắm: 60ml+ Tỏi băm nhỏ 25g + Ớt tươi băm nhỏ 25g + Nước cốt chanh 100ml + Dấm gạo 50ml + Hạt tiêu rang thơm xay vỡ: 10g
Cách khác nữa:
1 dấm + 3/4 – 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước lọc (nước đun sôi để nguội)
có thể bớt chút dấm đi và vắt chút chanh/quất cho thơm thơm, gần ăn thì đập tỏi, ớt đập dập băm nhỏ và rắc chút hạt tiêu vào. Hoặc là ngâm tỏi ớt trong nước dấm trước một lúc rồi mới pha chế các thứ khác
Ở hàng bún người ta hay cho ít nước mắm mà thay vào đó là nước hàng để tạo màu
Ăn bún chả kiểu Bắc thì cho thêm vào nước chấm đu đủ xanh. Đu đủ cắt vuông hoặc tỉa hoa cho đẹp, bóp muối sơ rồi lấy nước sôi dội qua, vắt khô thả vào bát nước chấm, nếu ko vội có thể ngâm với dấm trước 10 – 15′ thì sẽ giòn hơn.
Nước chấm thịt xá xíu(khoảng 500g thịt):
1/2 bát ăn cơm nước mắm ngon + 1 thìa súp đường + 5 tép tỏi băm + 5 quả ớt cay bỏ hạt, băm nhỏ
Nước sốt chấm nem cuốn (gỏi cuốn):
1 củ hành khô phi thơm + 8 thìa súp Hoisin sauce (tương ăn phở) + 1 thìa cafe bơ lạc + 1 tí muối
Nước sốt bơ lạc chấm thịt bò satay :
300ml nước cốt dừa + 8 thìa bơ lạc + 1/2 củ hành tây nhỏ băm nhuyễn + 2 thìa đường thốt nốt
1/2 thìa cafe ớt bột + 1 thìa nước tương
tất cả đun sôi trên lửa vừa, giữ ấm trước khi ăn
Nước mắm tỏi ớt:
3 thìa súp nước sôi khuấy tan 3 thìa súp đường + 2 thìa súp nước mắm + tỏi, ớt băm nhỏ + 1/4 quả chanh vắt lấy nước
Nước chấm bánh bột lọc:
Dầm nát quả ớt trong chén nước mắm và pha vào đó ít nước chanh vắt
Nếu thấy vị nước mắm gắt quá thì tùy ý thêm chút nước lọc và đường vào.
Nước chấm bánh bèo:
Dùng nước vỏ tôm để chế biến. Công thức ví dụ: vỏ của 200g tôm (thịt tôm thì làm ruốc tôm rồi) + 2 bát nước nấu sôi nhỏ lửa 5-7 phút, lọc qua rây, lấy phần nước trong + 1 thìa nước mắm, để yên cho nước lắng đọng rồi gạn lấy nước trong lần hai, thêm khoảng 1/3 thìa cafe muối cho đậm rồi từ từ nêm thêm tí đường, nước chanh vắt cho vừa chua ngọt nhẹ, cuối cùng cho ít nước tỏi ép và ớt cắt nhỏ.
nếu không muốn cầu kì thì dùng công thức 1 phần nước mắm + 1 phần đường + 1 1/2 phần nước + 2/5 dấm gạo
Nước chấm thịt vịt:
4,5 thìa súp nước mắm + 5 thìa súp đường + 1 thìa súp gừng gọt vỏ băm nhuyễn + 1-2 thìa cafe tỏi băm + 1-2 thìa súp nước lọc + ít nước chanh vắt cho hỗn hợp có vị chua nhẹ
Nước chấm bò bía:
1 phần tương đen (Hoisin-sauce) + 1/2 phần tương ớt, rắc thêm ít lạc/đậu phộng rang, bỏ vỏ, giã dập lên mặt bát nước chấm
nước chấm ốc:
2 thìa nước mắm ngon + 1 thìa nước sôi để nguội + 1 thìa nước cốt chanh + 2 thìa đường. Khuấy tan rồi cho thêm gừng, ớt, tỏi băm thật nhỏ
Chấm sò huyết:
muối rang + hạt tiêu rang
Chấm ngao:
đường + gia vị + tương ớt + chút nước cốt chanh
Chấm cua, ghẹ:
đường + một chút nước mắm + quả quất vắt nước, vỏ quất thái nhỏ cho luôn vào nước chấm. Khi ăn thì ăn cả vỏ quất cho khỏi tanh.
Nước mắm chanh – ớt chấm các món luộc, cá rán
nước chanh + ớt thái khoanh tròn nhỏ vào ngâm 15 phút. Sau đó cho nước mắm ngon vào. Nếu nước mắm mặn thì pha một chút nước lọc, thêm chút đường.
Mắm tôm – chanh – ớt chấm chả cá, thịt chó, đậu phụ rán
Cho đường, nước cốt chanh vào đánh kỹ với mắm tôm tới khi nổi bọt trắng mịn thì cho thêm ớt tươi thái khoanh nhỏ vào trộn đều. Nếu mắm tôm bị mặn có thể cho thêm chút nước sôi
Nước chấm các món nem rán, chả nướng, bánh tôm, bún bò khô…
cần có đủ các vị chua – cay – mặn – ngọt.
Băm nhỏ tỏi, ớt ngâm giấm khoảng 30 phút. Hòa nước sôi để nguội với đường, rót từ từ nước mắm vào. Cuối cùng đổ bát giấm, ớt, tỏi hòa cho đều. Tỏi ớt sẽ nổi lên mặt bát nước chấm trông đẹp mắt
Tỷ lệ các thành phần để bát nước chấm có các vị chua – cay – mặn – ngọt cân đối: 30g giấm, 30g đường, 30g nước mắm, 100g nước lọc, tỏi ớt vừa đủ sẽ được khoảng một bát ăn cơm nước chấm.
Nước sốt chấm các món tẩm bột rán có thể mua sẵn loại đóng chai hoặc tự pha theo cách sau
Cùng một loại nước chấm chua – cay – mặn – ngọt như trên, nhưng nếu để chấm với các món bao bột như tôm bột rán, cá tẩm bột rán, đùi ếch tẩm bột… thì bạn chỉ cần giảm lượng nước xuống còn 50g, sau đó hòa chút xíu bột đao, đem đun sôi
Mắm ớt tỏi
– 3 muỗng canh đường
– 1/2 chén nước ấm để vào đường khuấy tan.
– 2 muỗng canh nước mắm ngon cho vào nước đường trên.
– Tỏi, ớt bằm nhỏ để vào sau nước mắm. Chúng sẽ nổi trên mặt nhờ bỏ vào sau.
– Sau cùng vắt 1/4 trái chanh vào (chừng một muỗng cafe thôi).
1)Không được dùng dấm axit nếu không lọ ớt tỏi ngâm xong sẽ bị hỏng
2) Tỏi và ớt sau khi rửa sạch phải để thật khô nếu không tỏi sẽ bị chuyển màu xanh
3) Cho 1 thìa muối vào lọ dấm, giúp dấm đậm đà hơn, ớt và tỏi sẽ có độ giòn và để được lâu
ộc
Cách 1: Nước chấm từ nước mắm gồm các nguyên liệu sau: Một muôi nước mắm ngon, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa hạt tiêu, vài lát ớt mỏng, một ít tiết gà luộc.
Loại nước chấm bằng nước mắm này rất phù hợp để ăn cùng cơm hoặc xôi trắng.
Cách 2: Chấm bằng bột canh, gồm các nguyên liệu: Một thìa bột canh, nửa thìa hạt tiêu, ớt tươi, nửa quả chanh, một ít tiết gà luộc.
Loại chấm này để chấm thịt gà luộc hoặc thịt gà nướng, có thể cho thêm chút lá chanh thái chỉ.
Đặc biệt có thể cho thêm hành khô thái lát mỏng và một ít tiết gà luộc.
Nước chấm nem, bún chả
Nguyên liệu: Một thìa nước mắm ngon, một thìa đường, một thìa dấm ngon, 5 thìa nước lọc.
Cách làm:
– Pha các nguyên liệu với tỉ lệ trên. Tỉ lệ này có thể điều chỉnh tuỳ theo khẩu vị và loại nước mắm, dấm cụ thể mà bạn dùng vì độ mặn, chua của các loại nước mắm, dấm không giống nhau. Sau khi hoà tan hỗn hợp này và nếm vừa ăn, ta mới cho tỏi ớt băm nhỏ vào.
– Lưu ý tỏi băm nhỏ và có thể ép dập một chút. Chắc chắn tỏi sẽ nổi trên mặt nước chấm trông đẹp mắt. Cuối cùng cho thêm một chút hạt tiêu là ta đã có một bát nước chấm nem hoặc bún chả hoàn chỉnh. Loại nước chấm này cũng có thể dùng cho các loại nem cuốn tươi Nam Bộ.
– Lỗi thường gặp trong khi pha loại nước chấm này là cho tỏi ớt vào quá sớm khiến người làm bị lẫn vị, khó điều chỉnh độ chua ngọt mặn hợp lý. Ngoài ra có thể do tỏi bị băm hơi to khiến tỏi nặng quá bị chìm, khiến bát nước chấm kém hấp dẫn. Nếu ăn bún chả, thông thường phần nước chấm được giữ ấm, khi ăn mới cho thêm tỏi ớt vào.
Nước chấm các loại cá hấp, cá luộc
Nguyên liệu: Một thìa nước mắm ngon, một thìa dấm ngon, một thìa đường, 3 thìa nước lọc, tỏi, ớt, gừng, thì là.
Cách làm:
Tỏi, ớt, gừng, rau thì là băm nhỏ. Pha nước mắm, dấm, đường, nước, điều chỉnh vị vừa ăn rồi mới cho tỏi, ớt, gừng, thìa là vào.
So với nước chấm nem, nước chấm cá luộc mặn hơn vì cá hấp và luộc vị nhạt nên cần nước chấm đậm, cũng có thể dùng vị chua của chanh để nước chấm thơm tự nhiên.
Nước mắm lèo
Đây là một cách pha nước chấm khá độc đáo sử dụng lòng cá. Nước chấm này phù hợp chấm các loại cá hấp, cá luộc, cá nướng, hoặc lẩu cá. Phần ruột cá được rửa sạch, sau đó băm nhỏ vừa. Hành tỏi gừng, ớt được băm nhỏ phi thơm, sau đó cho lòng cá băm nhỏ vào xào thơm, lưu ý để nhiệt lớn sẽ giúp lòng cá không bị chảy nước gây ra mùi tanh.
Khi cá gần cạn cho thêm một muôi tương bần, một thìa nước mắm, nửa thìa mì chính và nửa thìa hạt tiêu và một thìa dấm, vẫn đảo mắm lèo liên tục và cho nhỏ lửa đun tiếp tới khi cạn. Thành phần của loại mắm lèo này còn có một thìa đường, nhưng đường chỉ cho vào sau khi nước lèo đã chế biến gần xong, nếu cho đường vào sớm, đường ngả màu có thể làm nước có màu quá tối không đẹp.
Loại nước chấm này phù hợp để chấm các món cuốn như cá nướng, trạch nướng cuộn cùng các loại rau ghém, chuối xanh, khế… còn để ăn cơm có thể dùng để chấm các loại rau củ luộc hoặc ăn cùng rau sống rất ngon miệng.
Nước chấm các món lẩu
Lẩu là món ăn quen thuộc trong Nam ngoài Bắc, 3 cách pha nước chấm lẩu sau đây sẽ là cách cơ bản nhất, ngoài ra các bạn có thể điều chỉnh tùy theo khẩu vị của mình.
Về cơ bản, nước chấm lẩu giúp ăn ngon miệng nên chúng ta thường dùng vị nước chấm hơi chua để kích thích ăn ngon và đỡ ngán.
Loại thứ nhất rất phù hợp để chấm hải sản gồm có những nguyên liệu sau: nửa thìa gia vị, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa muối trắng, mù tạt xanh, một chút hạt tiêu bột, chanh tươi, ớt tươi.
Loại nước chấm các món lẩu thứ 2 sử dụng nước mắm làm nguyên liệu chính, bao gồm: 2 thìa nước mắm, nửa thìa đường, 1/4 thìa sa tế, ớt tươi, tỏi thái lát, 1/2 quả chanh vắt lấy nước.
Loại thứ 3 phù hợp để chấm lẩu thập cẩm hoặc lẩu thịt bò.
Những nguyên liệu cơ bản gồm có: 4 thìa xì dầu, nửa thìa đường, 1/4 thìa mì chính, tỏi ớt thái lát, hạt tiêu.
Nếu chúng ta không muốn vị tỏi quá nổi làm át mùi thơm của món ăn, tỏi chỉ nên thái lát thay vì băm nhỏ.
1. Nước mắm chua cay (nước mắm tỏi ớt).
Có hai cách pha chế để được bát nước chấm chua cay hấp dẫn mà chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn sau đây.
* Tỏi, ớt băm nhuyễn, đường, bột ngọt, nước dừa tươi và nước mắm. Cho tất cả vào quấy đều tới khi đường tan. Củ kiệu chẻ nhỏ thêm gừng xắt sợi, củ cải xắt sợi (một phần, còn lại gọt lõi nhỏ thái hoa). Chanh gọt bỏ vỏ the và hột, gỡ lấy từng tép. Cho tất cả vào nước mắm pha sẵn, quấy đều. Nếm cho vừa ăn.
* Tỏi, ớt băm nhuyễn, giấm và nước lạnh (hoặc âm ấm), đường, bột ngọt. Cho tất cả vào một bát, quấy đều. Sau đó gỡ từng tép chanh, củ cải đỏ làm hoa nhỏ.
2. Nước mắm me
Nước mắm me là món nước chấm đặc trưng của miền Nam. Chuẩn bị me vừa chín, cho me vào nước sôi, quấy đều, bỏ hạt và xơ. Sau đó cho tỏi, ớt, gừng băm nhuyễn vào nước me. Thêm đường và nước mắm vào. Trộn tất cả cho đều, nước chấm hơi sệt nhờ có cơm me.
Nước mắm me được dùng với các món lươn như lươn chiên giòn, lươn om lá lốt hoặc các món cá kèo chiên giòn, món khô cá khoai nướng…Dù là loại nước mắm chấm nào, cũng cần lưu ý nguyên tắc khi phối hợp các nguyên liệu gia vị.
Đó là:
– Các loại nước chấm pha loãng, có vị chua, ngọt, hơi nhạt phù hợp với các món gỏi, cuốn bánh tráng hoặc cuốn với rau sống hoặc ăn chung với bún.
– Các loại nước mắm có vị đậm, sắc thích hợp cho những món luộc (gà luộc, thịt luộc, đậu bắp luộc…). Nước mắm dùng với các món hải sản luộc cũng có vị đậm, sắc nhưng vị ngọt và chua nhiều.
– Khi pha chế cần phối hợp vị mặn và chua trước, sau đó mới điều chỉnh vị mặn của nước mắm.
– Các loại gia vị như tỏi, ớt bằm nên cho vào nước mắm sau cùng để các nguyên liệu này không ngấm nước mắm, làm mất hương thơm đặc trưng.
3. Nước mắm gừng
Nước mắm gừng phù hợp với các món cá trê nướng hoặc chiên giòn, món thịt vịt luộc. Nước mắm gừng trong các món này là nước mắm nguyên chất pha với đường, gừng giã nhuyễn và chút chanh.
Nước mắm gừng để ăn với cá trê, thịt vịt cần được pha thật đậm đà, không thêm nước, vì như vậy sẽ làm món ăn kém ngon. Nước mắm gừng để dùng chung với gỏi vịt hoặc để chấm với ốc, nghêu thì cần phải pha loãng với nước đun sôi để nguội, vị ngọt và chua dịu.
4. Nước mắm sống
Gọi là nước mắm sống vì món nước chấm này hầu như được để nguyên không pha chế. Nước mắm sống thường được dọn chung với các món ăn có vị nhạt như rau sống, rau luộc, thịt, cá luộc…
Miền Nam có món canh chua nấu với cá lóc khi dọn lên bàn ăn không thể thiếu dĩa nước mắm sống để chấm cá. Cá đem nấu canh thì nước ngọt đã hòa với nước canh, phần thịt cá muốn đậm đà thì không gì ngon bằng được chấm với nước mắm sống có vài khoanh ớt cay nồng nhằm mất vị tanh.
Miền Nam còn có món nước mắm kho quẹt, là loại nước mắm sống cô đặc, có vị ngọt sắc của đường, vị béo của dầu, mỡ hay tóp mỡ, vị cay và thơm nồng của tiêu dùng ăn với cơm hoặc các món rau luộc.
Ở miền Trung thì ngoài ớt, vài gia đình lại rắc tiêu vào chén nước mắm. Nước mắm sống rắc tiêu thường được dọn ăn chung với thịt đầu heo luộc hoặc phèo non luộc, gan luộc… Nước mắm tiêu không cay xè ở đầu lưỡi như nước mắm ớt mà cay nồng, vừa ấm bụng vừa có hương thơm dễ chịu.
Miền Trung còn có món nước chấm độc đáo là trứng luộc dằm nước mắm sống. Loại nước chấm sền sệt này ăn chung với các loại rau luộc như bắp cải luộc, đậu bắp luộc.
Nước mắm sống ở miền Bắc thì có khi được thêm ớt, nhưng thường thấy nhất là được vắt thêm vài giọt chanh hay quất để vị mặn của nước mắm dịu lại và cũng thường dùng để ăn với các loại thịt luộc hoặc rau luộc.
5. Nước mắm pha chua ngọt
Nước mắm pha chua ngọt là loại nước chấm phổ biến nhất, có thể dùng trong bữa cơm gia đình với các loại rau sống, rau luộc, các món cuốn hay dùng với chả giò, bún, bánh cuốn, bánh xèo, cơm tấm.
Nước mắm pha chua ngọt thường được pha chế bằng nước mắm, chanh hoặc giấm và đường. Tỏi và ớt cũng là hai loại gia vị thường thấy trong loại nước chấm này.
Tùy từng món ăn thì các vị mặn, chua hay ngọt trong loại nước chấm này cũng khác nhau.
Nước mắm pha chua ngọt có khi còn được thêm vào ít củ kiệu chua xắt nhuyễn, có khi là hành tây và cà rốt xắt nhuyễn. Thường thấy trong nước chấm món bánh xèo, bánh khọt hoặc cơm tấm là đồ chua tức củ cải trắng và cà rốt ngâm giấm đường.
(St)