Cách soạn văn lớp 7

Văn học là một môn học nhằm phát triển cho học sinh không chỉ là những kiến thức, sự nhận thức mà nó còn phát triển định hướng tính cách ở học sinh. Từ xưa đến nay, văn học được xem là một phần của cuộc sống.

Văn học gợi nên những bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, non nước hữu tình, làm ta hiểu rõ hơn về nỗi thống khổ của nhân dân ta trong chế độ phong kiến, hiểu hơn về ý chí tự lực tự cường, lòng yêu nước sâu sắc của nhân dân ta qua ngàn đời. Chính vì thế, văn học đã là hành trang không thể thiếu đối với chúng ta khi bước vào đời.
Xem thêm: tìm thêm gia sư dạy lớp 7 tại nhà

Để học sinh có thể học tốt một môn học nào đó, ngoài việc học sinh phải chăm chú nghe thầy cô giảng bài ở lớp, làm bài tập đầy đủ khi ở nhà thì học sinh cần phải có sự soạn bài, sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Môn ngữ văn cũng rất cần điều này, vậy để giúp học sinh soạn bài một cách hiệu quả thì bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho học sinh những cách thực hiện soạn bài môn ngữ văn.

– Hiện nay, không có nhiều học sinh thích môn văn, đặc biệt là học sinh lớp 7. Bởi chương trình ngữ văn 7 khá khó khi học sinh phải đối diện với thơ Đường có nhiều thi pháp, cấu tứ khác nhau.

 Vậy nên để học tốt môn văn thì mỗi học sinh sẽ luôn tìm cho mình những phương pháp học khác nhau, để mình dễ hiểu và dễ nhớ. Nhưng phương pháp chung cơ bản để học tốt văn 7 đó là:

–  Học sinh cần nắm rõ được kiến thức cơ bản trong chương trình ngữ văn 7:

Khi bắt học một môn học mới, học sinh cần tìm hiểu được những nội dung, kiến thức mà môn học đó đòi hỏi ở người học là gì? Để từ đó học sinh có những định hướng đúng đắn cho việc học của bản thân mình để có thể đạt được hiệu quả cao.

+ Về làm văn: Học sinh cần nắm được đặc trưng, cách làm của các loại văn bản: văn biểu cảm, văn nghị luận, văn hành chính công vụ. Ở mỗi kiểu văn bản phải tự vận dụng được trong thực tế đời sống hiện nay. Đặc biệt đối với văn nghị luận, học sinh sẽ được học hai phương thức chính đó là lập luận và chứng minh.

+ Về tiếng việt: Bên cạnh việc ôn tập các kiến thức lớp 6, học sinh còn được học các kiến thức về từ về câu khác: quan hệ từ, từ Hán Việt, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, các kiểu câu mở rộng, rút gọn…

+ Về đọc hiểu văn bản: Học sinh sẽ được học rất nhiều các thể loại như: văn trung đại, trữ tình, dân ca, ca dao, văn bản nhật dụng… nhưng đặc biệt chú ý thể loại thơ Đường với nhiều quy tắc về niêm, luật, vần đối khá khó.

Bên cạnh việc cảm nhận thơ thì học sinh còn phải tìm hiểu về kết cấu, hình thức, cách gieo vần, cách đối, luật kết dính… Đây được xem là một nội dung khó trong môn ngữ văn đối với học sinh lớp 6.
Xem thêm: gia sư môn Văn có lộ trình đưa học sinh vào lớp 10 trường điểm

– Học sinh phải soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp và chăm chú nghe giảng ở trên lớp:

Soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp, việc này nhằm xây dựng và hình thành cho học sinh thói quen, ý thức chủ động tích cực trong việc tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức.

Việc học sinh tự chuẩn bị bài tốt đồng nghĩa với việc học sinh chịu cố gắng và chịu tìm hiểu kiến thức, có thể lực học em ấy chưa được tốt nhưng khi em chuẩn bị bài em có thể phần nào nắm được kiến thức.

Việc chuẩn bị trước bài học mới sẽ giúp các em nắm bắt được đối với bài học mới, những vấn đề gì mình đã biết rồi cần thầy cô mở rộng thêm và có thể xác định được những vấn đề mình chưa biết cần nghe thầy cô giảng kỹ hơn.

+ Đối với phân môn làm văn:

Học sinh cần chuẩn bị, bổ sung cho mình những kiến thức nền. Đó là những kiến thức về các tác phẩm văn học mà học sinh đã được học trong chương trình, là những kiến thức xã hội các học sinh tiếp thu được, đúc rút, trải nghiệm từ chính cuộc sống của các em. Bên cạnh đó, học sinh cần chăm chú nghe giảng, ghi chép, đọc nhiều và chú ý quan sát cuộc sống xung quanh mình.

Khi chuẩn bị viết một bài tập làm văn, học sinh cần thực hiện đầy đủ những bước sau đó là đọc kỹ đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại. Học sinh cần làm từng bước, chậm mà chắc. Để rèn luyện cách viết, không phương pháp nào khác chính là học sinh phải luyện viết thật nhiều.

Học sinh có thể luyện viết theo từng đoạn để rèn luyện cách diễn đạt, lối tư duy trong hành văn. Ngoài ra, học sinh nên tham khảo, học hỏi từ thầy cô, chuyên gia, bạn bè… hoặc có thể nhờ thầy cô sữa lỗi, góp ý thêm để bài văn được hay hơn.

+ Đối với phân môn đọc hiểu văn bản:

Học sinh nên đọc hiểu từ ngữ rồi đến chất văn. Từ giá trị nghệ thuật (đặc sắc của ngôn từ, hình ảnh, chi tiết, giọng điệu…), học sinh cần tiến hành đọc hiểu đến giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Lưu ý học sinh phải luôn bám sát văn bản, không nói bóng gió, chung chung. Từng thể loại văn học sẽ có các kỹ năng đọc hiểu riêng, nhất là thơ và văn xuôi. Học sinh có xu hướng thường nghĩ rằng năng lực cảm thụ là bẩm sinh tuy nhiên năng lực này hoàn toàn có thể rèn luyện được.
 Tham khảo ngay: học phí khi cần gia sư dạy kèm 

+ Đối với phân môn tiếng Việt:

Thông thường là những bài tập nhỏ ngắn, học sinh có thể làm nhanh và làm ngay. Nhưng để làm tốt, học sinh cần có kỹ năng quan sát bởi Tiếng Việt là phần nội dung gần nhất trong cuộc sống, là những lời nói, câu từ trong giao tiếp thường ngày.

Học sinh cần chú ý quan sát cuộc sống để cập nhật, thu thập, hệ thống hóa kiến thức. Ngoài ra, học sinh cần tích cực luyện tập với nhiều dạng bài tập, có thể học sinh sẽ gặp những hiện tượng ngôn ngữ độc đáo thú vị hoặc những hiện tượng ngôn ngữ khó, đặc thù. Cuối cùng, vận dụng những kiến thức Tiếng Việt được học vào cuộc sống, học đi đôi với hành.

Bài viết được chia sẻ bởi trung tâm gia sư TPHCM dạy lớp 7

Rate this post

Viết một bình luận