Cách trị kiến cắn an toàn. Vết cắn sưng to, ngứa, làm mủ phải làm sao?

Cách trị kiến cắn an toàn nên biết. Khi vết cắn sưng to làm mủ thì nên làm gì?

Hầu như vết kiến cắn thường sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên cũng đừng xem thường mà rước họa vào thân. Hôm nay Việt Thống sẽ chia sẻ kinh nghiệm cách trị kiến cắn an toàn cho mọi người. Cũng như cách xử lý khi vết cắn của kiến làm mủ và nhiễm trùng.

vet-thuong-bi-mung-muvet-thuong-bi-mung-mu

1. Vì sao vết cắn của kiến sưng to và đau nhức?

Khi kiến cắn, đôi hàm của chúng kẹp chặt vào phân biểu bì của da. Sau đó phần ngòi chích bên dưới hàm sẽ chích và bơm nọc độc vào bên trong biểu bì. Chính chất độc này khiến cho cơ thể bị phản ứng, gây ra sưng tấy, đau nhức và ngứa ngáy.

Trong những trường hợp nặng, có nhiều người bị nhiễm trùng từ vết kiến cắn. Vết thương sẽ trở nên sưng to hơn, đau nhức hơn, ngứa kinh khủng và có dấu hiệu làm mủ.

Bởi vì vậy khi bị kiến cắn đừng xem thường. Hãy tìm hiểu cách trị kiến cắn an toàn để tránh những hậu quả xấu nhất xảy ra.

[su_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=pzihmuPPXcM” height=”460″ title=”Bé gái bị sốc phản vệ khi bị kiến cắn”]

2. Triệu chứng khi bị kiến cắn

2.1 Vết cắn sưng to, ngứa ngáy và đau nhức

Các loại kiến bình thường vết cắn thường không quá nghiêm trọng. Vết cắn sẽ bị sưng và gây ra ngứa ngáy khó chịu. Đôi khi vết cắn sẽ đau nhức dữ dội nhưng chỉ kéo dài khoảng vài giờ là khỏi.

Tuy vào cơ địa của mỗi người thì vết cắn sẽ sưng to, đau nhức, có thể mưng mủ. Thời gian lành kéo dài lên đến vài ngày.

2.2 Vết cắn bị sưng và mưng mủ

Những loại kiến có nọc độc thì vết thương sẽ nghiêm trọng hơn. Chúng sẽ sưng to hơn và mưng mủ nhiều hay ít là tùy cơ địa của mỗi người.

vet-kien-can-tuong-tu-nhu-vet-muoi-dotvet-kien-can-tuong-tu-nhu-vet-muoi-dot

Dấu hiệu vết kiến cắn mưng mủ:

  • Xung quanh miệng vết cắn từ 2mm – 3mm xuất hiện vùng da đỏ và ngày càng lan rộng.
  • Vết cắn sưng to và đau nhức sau 2 ngày vẫn không có dấu hiệu giảm.
  • Ngay vết cắn xuất hiện bọng mủ màu vàng hoặc trắng đục.
  • Đặc biệt nếu trẻ em bị kiến cắn sẽ quấy khóc, không ngủ được.

Lưu ý: hiện tượng mưng mủ chứng tỏ vết kiến cắn đang bị dị ứng hoặc nhiễm trùng. Vì vậy cần phải có cách trị kiến cắn hiệu quả để giảm bớt những triệu chứng và chuyển biến xấu xảy ra.

2.3 Vết cắn bị ngứa

Một biểu hiện khác tuy không nặng những cũng là nỗi ác mộng của rất nhiều người. Vết cắn xuất hiện dấu hiệu bị ngứa kinh khủng.

Nếu người bị kiến cắn gãi vết thương thì sẽ càng ngứa và có thể mưng mủ. Đặc biệt đối với người có da nhạy cảm thì việc bị kiến cắn sưng phù hoặc kiến cắn sưng mủ là điều hết sức bình thường.

2.4 Vết cắn bị dị ứng

Ở một số người và nhất là trẻ em thì vết kiến cắn dị ứng. Trường hợp dị ứng xuất hiện triệu chứng kiến cắn sưng đỏ, đau nhiều, trẻ buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở, hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp, ngất xỉu, hôn mê,…

Đây là những đối tượng đặc biệt cần chú ý. Bất cứ khi nào có những dấu hiệu bất thường phải đưa ngay đến bệnh viên để điều trị tích cực. Nếu không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng và để lại di chứng nặng nề.

>>> Xem thêm tuổi thọ của kiến để biết thêm những thông tin hữu ích nhất.

3. Cách xử lý kiến cắn gây sưng to và mưng mủ

3.1 Cách sơ cứu khi bị kiến cắn

” Làm gì khi bị kiến cắn “ là những cách sơ cứu ban đầu giúp triệu chứng giảm nhẹ và không biến chuyển nặng. Vậy cần làm những gì? Ở phần tiếp theo này chúng ta sẽ có những mẹo trị kiến cắn hiệu quả và đơn giản dành cho mọi người.

Có rất nhiều người luôn có câu hỏi ” Bị kiến đốt làm gì để hết sưng “. Đừng suy nghĩ quá rắc rối về vấn đề này mà hãy nghĩ thật sự đơn giản.

Khi bị kiến cắn có thể dùng dầu oliu nguyên chất bôi vào vết thương. Hoặc cũng có thể sử dụng dầu tràm hoặc tinh dầu tràm bôi vào vết thương. Chúng giúp giảm sưng và làm dịu da, tạo cảm giác dễ chịu cho người bị kiến cắn. Đây là cách trị kiến cắn cơ bản và cần phải làm đầu tiên trước khi tiến hành điều trị nếu chuyển biến nặng.

Một số lưu ý:

  • Nếu vết cắn mưng mủ tuyệt đối không được làm bể bọng mủ.
  • Trong trường hợp kiến cắn em bé mà bọng mủ bị bể bạn cần nhanh chóng sơ cứu. Sử dụng xà phòng và nước sạch vệ sinh vết thương. Theo dõi trẻ bị kiến cắn có những chuyển biến nặng không? Nếu có đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị.

3.2 Mẹo trị vết thương kiến cắn

3.2.1 Cách trị vết kiến cắn bằng đá lạnh

tri-kien-can-bang-da-lanhtri-kien-can-bang-da-lanh

Nếu bị kiến lửa cắn sưng to lên thì lấy 1 viên đá lạnh chườm ngay vào vết thương. Độ lạnh của viên nước đá sẽ làm dịu lại vết thương, gây cảm giác tê lấn át cảm giác đau và ngứa.

Khi chườm đá nên bọc viên đá lại bằng vải hoặc bọc nilong. Tranh chườm trực tiếp đá lạnh lên vùng da.

3.2.2 Dầu dừa trị vết kiến cắn rất hiệu quả

dau-dua-dieu-tri-kien-can-hieu-quadau-dua-dieu-tri-kien-can-hieu-qua

Cơ bản dầu dừa có tính kháng viêm tự nhiên rất tốt. Khi bị kiến cắn gây sưng phù thì nên bôi một chút dầu dừa vào vết thương. Tính chất kháng viêm của dầu dừa giúp vết thương nhanh chóng hết ngứa và đau. Kiềm chế việc mô biểu bì vết thương bị sưng to và làm mủ. Đây là cách trị kiến cắn đơn giản và an toàn bạn nên ứng dụng.

3.2.3 Lá nha đam giảm sưng rát mà còn mát

lam-diu-vet-thuong-bang-nha-damlam-diu-vet-thuong-bang-nha-dam

Trẻ em thường bị kiến lửa cắn sưng chân và sẽ có những triệu chứng cực kì tệ. Trẻ sẽ quấy khóc và không ngủ được gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy tại sao không sử dụng lá nha đàm điều trị kiến cắn gây sưng phù cho trẻ. Vừa điều trị hiệu quả lại có tác dụng làm mát và tốt cho da của trẻ.

Thái lát lá nha đam đắp trực tiếp lên vết cắn sẽ giúp giảm độ rát, ngứa. Làm dịu đi cảm giác khó chịu của vết thương gây ra cho trẻ. Ngoài ra cũng khiến các triệu chứng bị kiến cắn giảm đi và hết nhanh chóng.

3.2.4 Túi trà đừng vứt đi vội

tui-tra-giup-khang-viemtui-tra-giup-khang-viem

Nếu gia đình bạn có thói quen uống trà túi lọc thì hay quá. Đừng vội vứt những túi trà đã sử dụng đi nhé. Vì những túi trà này sẽ có tác dụng rất hiệu quả để điều trị vết thương do kiến cắn đấy.

3.2.5 Sử dụng giấm táo giảm vết sưng do kiến cắn

giam-tao-dieu-tri-kien-can-hieu-quagiam-tao-dieu-tri-kien-can-hieu-qua

Bôi giấm táo lên vết thương do kiến cắn. Giấm táo có tác dụng kiểm soát cơn đau và sự mưng mủ tại vết thương. Ngoài ra giấm táo còn giúp vết thương mau lành.

Dùng bông thấm một ít dấm táo bôi lên vết thương. Vết thương sẽ được làm dịu lại cảm giác đau nhức và sưng ngứa.

3.2.6 Sữa mẹ tốt cho sức khỏe và trị vết kiến cắn hiệu quả

sua-me-co-chat-de-khang-manh-mesua-me-co-chat-de-khang-manh-me

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá và chứa rất nhiều chất đề kháng dành cho trẻ. Và sữa mẹ cũng là một loại thuốc trị vết kiến cắn sưng phù cực kì hiệu quả.

Dùng sữa mẹ bôi lên vết kiến cắn sẽ giúp làm dịu và hết chỉ sau vài phút.

3.2.7 Kiến cắn làm sao hết sưng? Dùng kem đánh răng thôi

boi-kem-danh-rang-vao-vet-thuongboi-kem-danh-rang-vao-vet-thuong

Kem đánh răng có thành phần là bạc hà sẽ làm dịu và giảm sưng cho vết thương. Chỉ cần bôi kem đánh răng vào vết thương, chờ kem khô và bóc ra mà thôi.

3.2.8 Bị kiến lửa cắn sử dụng hành tỏi

hanh-toi-khang-viem-va-sat-trung-vet-thuonghanh-toi-khang-viem-va-sat-trung-vet-thuong

Thái lát hành hoặc tỏi đắp vào vết thương. Hành tỏi có tác dụng kháng viêm cực kì hiệu quả. Cũng như tính chất sát trùng mạnh giúp vết thương không bị nhiễm trùng. Ngoài ra việc sử dụng hành tỏi cho vết kiến cắn cũng là cách trị kiến cắn không bị dị ứng tốt mà bạn nên áp dụng.

>>> Sử dụng cửa lưới chống muỗi ngăn kiến xâm nhập. Việc này đảm bảo an toàn cho bản thân và cả gia đình không bị kiến cắn.

Qua bài viết này Việt Thống hy vọng rằng những thông tin này hữu ích cho bạn. Hãy xem và ghi nhớ những cách trị vết kiến cắn đơn giản này để điều trị cho bản thân cũng như gia đình. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau nữa.

Trần Quang Thống

Đánh giá:

5
4
3
2
1
0

4,9/5 (59 Bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận