Cách trị nước ăn chân tại nhà đơn giản, hiệu quả – Gia Dụng Việt chuyên đồ gia dụng hàng đầu Việt Nam

Nước ăn chân là một chứng bệnh da liễu gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Bệnh nước ăn chân nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để chữa dứt điểm. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết triệu chứng của nước ăn chân và những cách điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.

Xem thêm >>> Bệnh cước chân

Nước ăn chân hay nấm kẽ chân là gì? Triệu chứng biểu hiện bên ngoài

Nước ăn chân hay nấm kẽ chân là một chứng bệnh nhiễm khuẩn ngoài da gây cảm giác ngứa ngáy, đau rát và bong tróc da. Bệnh này xuất hiện ở những người thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với nước, hóa chất, đặc biệt là nguồn nước bẩn như nước mưa, nước lũ,… Nếu không rửa lại với nước sạch thì các vi khuẩn trong nước bẩn sẽ tích tụ ở kẽ chân gây nấm ngứa.

Bệnh nấm ăn chân ban đầu chỉ xuất hiện ở kẽ chân, sau đó sẽ lây lan tới mu bàn chân, lòng bàn chân, rìa bàn chân và kèm theo các triệu chứng điển hình như:

  • Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đau rát tại vùng da chân.
  • Da bàn chân bị bong tróc, đóng vảy, sưng đỏ.
  • Vùng da ở kẽ các ngón chân có màu trắng bợt, thậm chí là mưng mủ hoặc chảy nước, lở loét.
  • Lòng bàn chân và rìa bàn chân xuất hiện mụn nước hoặc da chuyển sang màu nâu đỏ, bề mặt kết thành những vảy nhỏ mịn hoặc tạo thành những mảng lớn bao trùm, bàn chân.
  • Da chân bị nứt có thể chảy máu, gây khó khăn trong việc đi lại.

11 111 1Bệnh nước ăn chân hay còn gọi là bệnh nấm da chân thường xuất hiện ở những người làm việc trong môi trường ẩm thấp

Cách trị nước ăn bàn chân

Bài thuốc từ lá trầu không

Lá trầu không có vị cay nồng, tính nóng là vị thuốc có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Người bị nước ăn chân có thể sử dụng lá trầu không để giảm ngứa, loại bỏ vi khuẩn và tẩy các tế bào chết bám trên da.

Cách thực hiện Chuẩn bị khoảng 20 lá trầu không đun cùng 1 lít nước sau đó để nước nguội khoảng 40 độ C thì tiến hành ngâm chân, trong quá trình ngâm chú ý rửa kỹ các kẽ ngón chân bị ngứa, loét. Trong trường hợp các kẽ ngón chân nứt nẻ và chảy máu, thay vì ngâm chân bạn có thể vò nát lá trầu không rồi đắp vào kẽ ngón chân khoảng 3-4 lần/1 ngày.

Ngam Chan Bang La Lot Co Tac Dung Gi Cach Ngam Chan Bang La Lot Hieu Qua Nhat 202006061358560906 MinNgam Chan Bang La Lot Co Tac Dung Gi Cach Ngam Chan Bang La Lot Hieu Qua Nhat 202006061358560906 MinNgâm chân với lá trầu không là bài thuốc trị nấm ăn chân đơn giản, hiệu quả

Bột phèn chua bôi ngoài da

Thêm một bài thuốc dân gian trị nước ăn chân vô cùng hiệu quả đó là sử dụng bột phèn chua bôi ngoài da. Với tác dụng diệt khuẩn và giảm đau, ngứa, bột phèn chua giúp xoa dịu cơn khó chịu của người bị nước ăn chân.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch chân sau đó bôi bột phèn chua vào những vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, ngâm chân cùng nước ấm và phèn chua khoảng 15 phút mỗi ngày cũng là một phương pháp điều trị nấm chân được nhiều người thực hiện. Tuy nhiên sau khi ngâm chân xong, bạn cần lau chân thật khô và tránh tiếp xúc với nước.

Ngâm chân với nước gừng

Ngâm chân nước gừng không chỉ có tác dụng trị mất ngủ, kích thích lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi mà còn điều trị bệnh nước ăn chân nhanh chóng. Bạn chỉ cần chuẩn bị một củ gừng tươi, đập dập sau đó cho vào nồi nước sôi đun trong vòng 10 phút. Sau khi ngâm chân, cơn ngứa ngáy và đau nhức sẽ giảm thiểu đáng kể.

Ngam Chan Nuoc Nong Buoi ToiNgam Chan Nuoc Nong Buoi ToiNgâm chân với nước gừng trước khi đi ngủ giúp trị dứt điểm bệnh nước ăn chân

Trị nước ăn chân bằng muối và dấm    

Muối tinh khiết có công dụng sát khuẩn, dịu vết thương và làm lành vết thương. Giấm gạo hoặc giấm táo cũng sở hữu công dụng tương tự như muối, bạn có thể sử dụng linh hoạt hai nguyên liệu này pha cùng nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ. Sau khi ngâm chân, cần lau khô các kẽ chân và bôi thêm thuốc mỡ sát khuẩn để cải thiện bệnh nước ăn chân.

Bài thuốc từ lá rau sam

Rau sam là món ăn quen thuộc ở những vùng nông thôn, thế nhưng ít ai biết đến công dụng điều trị bệnh nước ăn chân của loại cây này. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 100g rau sam tươi, đem rửa sạch sau đó đem giã nát trộn cùng vài hạt muối tinh khiết. Sử dụng hỗn hợp thu được đắp vào vùng da bị tổn thương 2 lần/1 ngày, bạn sẽ không còn cảm thấy ngứa ngáy và vết thương được hồi phục nhanh chóng.

Cách trị nước ăn chân bằng trà khô

Một trong những nguyên liệu trị bệnh nước ăn chân dễ dàng tìm kiếm đó chính là trà khô. Cách thực hiện phương pháp này vô cùng đơn giản, dùng một nắm trà khô giã nát rồi đắp vào những kẽ chân bị đau. Lúc đầu có thể cảm thấy xót nhưng sau vài lần thực hiện bệnh sẽ được trị dứt điểm. Tuy nhiên thì người bệnh cũng cần chú ý hạn chế đi giày trong thời gian trị bệnh để bàn chân được thông thoáng cũng như hạn chế cọ sát.

Tri Nuoc An Chan Bang La Tra Kho 1575277286898295255577Tri Nuoc An Chan Bang La Tra Kho 1575277286898295255577Trị nước ăn chân bằng trà khô rất đơn giản mà lại không tiêu tốn nhiều chi phí

Chữa nấm kẽ chân với cây cóc mẳn

Vị thuốc tự nhiên cuối cùng giúp điều trị bệnh nước ăn chân hiệu quả đó là cây cóc mẳn. Loại cây này có tính cay và nóng, thường được dùng để sát khuẩn và làm lành các vết lở loét, nứt nẻ. Tương tự như phương pháp sử dụng trà khô, bạn giã nát lá cây cóc mẳn sau đó đắp lên vùng da bị tổn thương. Để thuốc phát huy tối đa công dụng, hãy dùng băng gạc y tế băng bó lại và thay băng một ngày 2 lần. 

Xem thêm >>> Bệnh tróc da chân

Làm sao để phòng tránh bệnh nấm kẽ chân

Bệnh nấm ăn chân mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Để phòng tránh bệnh này, bạn nên duy trì những thói quen sau:

  • Vệ sinh chân sạch sẽ và giữ cho bàn chân khô ráo, đặc biệt là kẽ các ngón chân vì đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
  • Trong trường hợp phải tiếp xúc với nước bẩn hoặc nước trong một thời gian dài thì cần sử dụng đồ bảo hộ, sau đó rửa chân kỹ bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh rồi lau khô bằng khăn.
  • Hạn chế dùng tay chà sát, gãi ngứa vết thương vì những vi khuẩn trong móng tay có thể xâm nhập vào vết thương ở chân và khiến tình trạng nấm da chân lây lan rộng hơn.
  • Sau khi ngâm chân cần lau chân thật khô và nên sử dụng kem dưỡng da chân để cung cấp độ ẩm cho bàn chân.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như tất, giày để hạn chế nguy cơ lây bệnh.
  • Lựa chọn giày dép thông hơi, thoáng khí và thay tất 2 lần/1 ngày nếu đi giày.
  • Giặt tất và giày thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc.

Nuoc an chan 3Nuoc an chan 3Chăm sóc, vệ sinh chân sạch sẽ để phòng tránh bệnh nước ăn chân và nhiều bệnh lý da liễu khác

GDV Sport đã tổng hợp những thông tin về bệnh nước ăn chân, triệu chứng và những cách chữa trị nước ăn chân hiệu quả nhất. Mong rằng các bạn sẽ điều trị dứt điểm bệnh lý da liễu này để bảo vệ sức khỏe bản thân.

5/5 – (115 bình chọn)

Che Do Bao Hanh GdvChe Do Bao Hanh Gdv

 

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86 – 0913.023.989 – 056.929.9999

SHOWROOM 238 Đức Thắng – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Hotline 24/7: 0968.621.733 – 0913.023.989

SHOWROOM 3540 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

————-

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên – Phường 10 – Quận 3 – TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021showroom gia dung viet 2021

5/5 – (115 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận