Cải thảo: Kỵ và hợp trong ăn uống
1. Tổng quát về cải thảo
Đạm: Thấp
Năng lượng: Thấp
Chất béo: Thấp
Tác dụng: Tốt cho ruột và dạ dày, giải rượu, chữa táo bón, giảm béo, thanh nhiệt giải khát, ngăn ngừa ung thư.
1.1. Hợp và kỵ:
– Hợp: Với người có thân nhiệt thấp; và người bình thường, cơ thể không gặp vấn đề hay trở ngại gì.
1.2. Nên dùng cải thảo:
– Người mắc bệnh tim mạch.
1.3. Không nên dùng cải thảo:
– Người tiêu hóa yếu, dễ tiêu chảy.
– Người bị viêm dạ dày mãn tính.
– Người bị suy giảm chức năng của ruột và dạ dày.
2. Thực phẩm hợp với cải thảo
Kết hợp cải thảo với Thịt bò sẽ bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp ăn ngon miệng và bổ máu, rất thích hợp cho người bị suy nhược cơ thể.
Kết hợp cải thảo với Thịt dê không những cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng phong phú mà còn tốt cho khí huyết, bổ gan, bổ lá lách, giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Thịt heo kết hợp với cải thảo không những dồi dào dinh dưỡng mà còn giúp hạ hỏa, chữa táo bón. Có thể dùng làm thực phẩm trị liệu cho người suy dinh dưỡng, người bị táo bón.
Cải thảo chứa rất nhiều công dụng như: tăng cường sức khỏe, giúp thần kinh sảng khoái và thông suốt, tốt cho tiêu hóa, lợi tiểu, chữa táo bón, chữa chứng ho có đàm,… Trong khi đó, Đậu hũ cung cấp những thành phần dinh dưỡng như đạm thực vật, Canxi và Phốt pho. Kết hợp 2 thực phẩm này trong thực đơn ăn uống hàng ngày rất có lợi cho việc điều trị các chứng bệnh như bí tiểu, đau cổ họng, tốt cho sức khỏe.
Thịt cá chép và cải thảo là là món ăn giàu dinh dưỡng. Đây là món ăn rất tốt cho người suy nhược cơ thể, phụ nữ mang thai bị phù nề.
Thịt cá diếc giúp tăng cường sức khỏe, thông huyết mạch, tốt cho tiêu hóa, lợi tiểu, chữa phù nề, cũng rất tốt cho người bị suy nhược và phong thấp; kết hợp với cải thảo giúp tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Cải thảo chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như Vitamin, muối vô cơ và các Enzyme. Khi dùng chung với Thịt cá quế sẽ rất có lợi cho sức khỏe.
Kết hợp Táo tàu với cải thảo sẽ rất tốt cho cơ thể, giúp thanh nhiệt. Có thể dùng món ăn này làm thực phẩm hỗ trợ trị liệu cho người bị táo bón, viêm phế quản.
Ớt chuông là thực phẩm có tác dụng kích thích cao, kết hợp với cải thảo sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động của hệ tiêu hóa. Dùng 2 thứ này với nhau hằng ngày rất có lợi cho cơ thể.
Cải thảo có tác dụng lợi tiểu, chữa táo bón; còn Hạt dẻ có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều tinh bột, đạm, chất béo và Vitamin. Kết hợp chúng sẽ giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức khỏe, tốt cho người có thể chất suy nhược.
Cải thảo vốn nhiều Vitamin C, còn Thịt vịt lại nhiều đạm, chất béo và Cholesterol. Dùng chung 2 thứ này sẽ giúp giảm lượng Cholesterol trong máu, rất tốt cho tim mạch.
3. Thực phẩm kỵ với cải thảo
Cải thảo chứa nhiều Vitamin C, nhưng nếu kết hợp với Gan động vật thì đồng vi lượng có trong gan sẽ làm tiêu hao hàm lượng Vitamin C ấy, làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Thịt thỏ có tính mát, dễ gây hiện tượng tiêu chảy, còn cải thảo giúp làm mềm phân. Do đó, nếu dùng chung cải thảo với thịt thỏ sẽ gây nên hiện tượng tiêu chảy hoặc nôn mửa.
4. Lưu ý
4.1. Cách làm sạch hóa chất nông nghiệp trong cải thảo
Phiến lá cải thảo khá lớn và nhiều nếp nhăn nên dễ tồn đọng dư lượng các hóa chất nông nghiệp. Nên dùng nước vo gạo sửa sạch phiến lá cải thảo rồi phơi một lúc dưới ánh sáng mặt trời để giảm độc tố trong cải. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất chính là ngâm cải trong nước muối khoảng 30 đến 60 phút, sau đó rửa sơ lại lần nữa, như vậy có thể an tâm sử dụng.
4.2. Mẹo chế biến
Không nên xào nấu cải thảo quá lâu vì sẽ làm cải nhừ, mất đi vị ngon.
4.3. Mẹo chọn mua
Khi chọn lựa cải thảo, nên chọn những cây chắc, cầm thấy nặng tay, có phiến lá xanh, tươi ngon, không bị sâu, không bị thâm đen.
4.4. Mẹo bảo quản
Không nên dùng cải thảo bị hư hỏng, vì khi đó, cải thảo sẽ sản sinh ra những hợp chất hóa học không tốt cho cơ thể.