Cải thảo, từ điển nấu ăn cho người nội trợ | Cooky Wiki

Cải thảo còn được gọi là cải bao, cải cuốn, bắp cải tây, cải bắp dài, cải trắng cuốn lá (danh pháp ba phần: Brassica rapa subsp. pekinensis), Sách Trung Quốc ghi là Tùng, Hoàng uỷ thái; người Trung Quốc còn gọi là Cải Thiên tân, là phân loài thực vật thuộc họ Cải ăn được.

Cây thảo hai năm cao 30-40cm, không lông, có khi ở mặt dưới trên gân chính có lông. Lá chụm ở đất, nhiều, hình bầu dục hoặc trứng rộng ngược, dài 30-60cm, rộng bằng 1/2 dài, đầu tròn, mép gợn sóng, có khi có răng không rõ, đầu giữa rộng màu trắng, gân bên thô và nhiều; cuống lá màu trắng, dẹp, rộng 2-8cm, phía mép có khi có cánh. Lá ở phía trên hình trái xoan đến ngọn giáo. Hoa màu trắng, dài 8mm. Quả cải dài 3-6cm, rộng 3mm; hạt hình cầu, hình trụ tròn 1-1,5cm, màu nâu hạt dẻ. Cải thảo có màu sắc khá giống với cải bắp, phần lá bao ngoài của màu xanh đậm, còn lá cuộn ở bên trong (gọi là lá non) có màu xanh nhạt, trong khi phần cuống lá có màu trắng.

Cải thảo

Cái tên “nappa” (từ tiếng Anh của cải thảo là napa cabbage) xuất phát từ Nhật Bản khi người dân ở đây dùng cái tên đó để ám chỉ lá của loại rau được dùng nhiều nhất là làm thức ăn cho người.[1]

Hầu như khắp thế giới đều gọi cải thảo là “cải bắp Trung Quốc”. Loại rau này cũng có những tên khác như sui choy,[2] cần tây,[3] lá Trung Quốc (cách gọi này là của Anh Quốc), wong bok, won bok (những cách gọi là của người New Zealand), wombok (cách gọi của ngườu Úc và người Philippines).

Phân bố

có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sử dụng rộng rãi trong các món ăn ở Đông Nam Á và Đông Á. Loài thực vật này trồng nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… nhưng cũng có thể bắt gặp ở Bắc Mỹ, châu Âu, Úc, New Zealand.

Giá trị dinh dưỡng: 100g

Calo (kcal) 12

Lipid 0,2 g
 

Cholesterol 0 mg
 

Natri 11 mg
 

Kali 87 mg
 

Cacbohydrat 2,2 g
 

Protein 1,1 g
 

Vitamin A
263 IU
Vitamin C
3,2 mg

Canxi
29 mg
Sắt
0,7 mg

Vitamin D
0 IU
Vitamin B6
0 mg

Vitamin B12
0 µg
Magiê
8 mg

Công dụng

Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin A, B, C, E.

Ở Hàn Quốc, cải thảo được gọi là sui choy và là nguyên liệu chính làm món kim chi. Ngoài ra cải thảo có thể dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác, làm nước canh cơ bản trong bữa ăn; cũng có thể nấu canh với jambông, gà, vịt, xương lợn. Cũng có thể lấy lõi bắp cuộn lại ở phía trong màu trắng và mềm dùng ăn sống, dầm muối thành nguyên liệu chủ yếu của món nộm dùng ăn cơm, ăn cháo; hoặc trộn dầu giấm như rau xà lách. Cải thảo nấu lẩu hoặc xào ăn đều ngọt cả.

Cải thảo có thể xắt khúc nhỏ đem tẩm xì dầu để phơi khô cất ăn dần, dùng để nấu canh thịt, hấp cá, ăn hủ tiếu, ăn thịt bò viên. Cuống c ải thảo có thể xắt miếng, lẫn với cà rốt, đem muối (thêm hành, tỏi, bột ớt, nước gừng), có vị chua chua, ngon ngọt, cay cay, nồng nồng…

Một số công dụng khác:

  • Cải thảo dùng chữa sốt: Người bị bệnh trường nhiệt, bệnh sốt rét và các bệnh có sốt lâu, thường thường khi sốt không muốn ăn uống, dùng Cải thảo nấu canh cho người bệnh ăn. Có thể tuỳ ý thêm giá đậu xanh hoặc giá đậu nành, cà, rau dừa, rau cần, nấu chung, canh ăn bổ lại hạ sốt.
  • Cải thảo lợi tiểu tiện: Người bị bệnh viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện không bình thường, đau buốt; có thể dùng rau Cải thảo hoặc Rau cần hai vị nấu canh hoặc nấu chín lấy nước uống liền vài ngày.
  • Ngăn ngừa ung thư: 

    Nhiều nghiên cứu đã cho thấy họ cải như bông cải xanh, bông cải, bắp cải… có thể giúp ngăn ngừa các chứng ung thư buồng trứng, thận, tụy tạng nhờ vào chất glucosinolat, a xít sinapic, flavonoid, thành phần kháng ô xy hóa phenolic và carotenoid.

Tác dụng phụ

Trong đông y, tất cả các loại cây màu xanh nào cũng đều có tác dụng thanh nhiệt, riêng rau cải có tác dụng thanh nhiệt gấp đôi.

  • Người bị dạ dày:

     cải là loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi bạn ăn sống. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín bắp cải trước khi ăn.

  • Người táo bón: Đối với người táo bón, tiểu ít thì không nên ăn cải thảo sống hoặc dưa cải muối mà phải nấu chín.
  • Những người bị thận: Những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng cải thảo.
  • Người bị viêm đường tiêu hóa tuyệt đối không ăn rau cải thảo sống
  • Đối với những người có bệnh viêm đường tiêu hóa không nên ăn cải thảo sống như kim chi, salad.. để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.
  • Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải, nên thận trọng với cải thảo. Cũng nên biết thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của vài loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.

Nguồn tham khảo

vi.wikipedia.org

phunutoday.vn

phunutoday.vn/1

www.lrc-hueuni.edu.vn

Rate this post

Viết một bình luận