Cảm lạnh nên uống nước gì để nhanh hết bệnh?

3. Không nên uống gì khi bị cảm lạnh?

Một số đồ uống không những giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh mà còn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Vậy cảm lạnh nên uống nước gì để mau chóng khỏi bệnh. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Nhận biết chứng cảm lạnh

Người bệnh bắt đầu có những biểu hiện của bệnh cảm lạnh khi virus xâm nhập vào cơ thể từ 2 – 3 ngày. Triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh là đau hoặc ngứa rát cổ họng, tiếp đến là hắt hơi có liên quan đến phản ứng viêm ở mũi và họng. Dịch mũi ban đầu thường trong, ít và chảy nước sau đó có thể trở nên đặc hơn và có màu vàng hoặc xanh lá cây khi tiến triển thành viêm nhiễm.

Cảm lạnh kéo dài ở mức độ nặng hơn sẽ có những triệu chứng như bị mất vị giác, sung hạch bạch huyết. Cảm lạnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm xoang cấp, hen suyễn, viêm tai giữa, …

2. Cảm lạnh nên uống nước gì tốt nhất?

Khi bị cảm lạnh, các bác sĩ thường khuyên người bệnh “hãy uống càng nhiều nước càng tốt”. Một số đồ uống dưới đây nên uống, có tác dụng rất tốt giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.

2.1. Súp gà

Súp gà được xem là lựa chọn hợp lý và hiệu quả cho người cảm lạnh. Trong súp gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, calo và protein. Bên cạnh đó, súp gà cũng là một nguồn chất lỏng và chất điện giải cần thiết cho việc hydrat hóa, nếu phải thường xuyên đi vệ sinh.

Ngoài ra, trong súp gà còn chứa một chất axit amin cysteine có khả năng làm sạch các chất nhầy mũi, chống lại virus, chống viêm và chống oxy hóa. Từ đó góp phần làm thuyên giảm các triệu chứng như ho, nghẹt mũi,…

Ngoài súp gà vẫn còn rất nhiều loại thực phẩm khác giúp cải thiện tình trạng cảm lạnh, hãy tham khảo thêm lời giải đáp từ chuyên gia cho câu hỏi: “Bị cảm lạnh nên ăn gì là tốt nhất để nhanh chóng khỏe lại?”

2.2. Các loại nước dùng

Nước dùng là một nguồn chứa hydrat hóa rất tốt cho người cảm lạnh. Ngoài hương vị còn chứa lượng calo, vitamin dồi dào cùng với một số khoáng chất khác như magie, canxi, folat và phốt pho. Nên sử dụng nước dùng khi còn nóng sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn, giúp cho mũi thông thoáng, giảm nhẹ các triệu chứng nghẹt mũi khó chịu do cảm lạnh.

2.3. Nước dừa

Nước dừa sẽ giúp cơ thể luôn giữa được lượng nước cần thiết khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng sốt, nôn mửa, tiêu chảy, đổ nhiều mồ hôi mất nước nghiêm trọng. Trong nước dừa có chứa chất chống oxy hóa có tác dụng kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

2.4. Trà ấm, trà gừng

Trà có chứa chất polyphenol có công dụng chống virus, chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư và nấm. Uống trà ấm khi bị cảm lạnh sẽ giúp làm dịu các cơn nghẹt mũi, đau họng, đau dạ dày hoặc tắc nghẽn ngực.

Ngoài ra, muốn tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch cơ thể, bạn nên uống một tách trà gừng ấm hay thêm một chút mật ong vào sẽ làm dịu các cơn ho, buồn nôn và giúp ngủ ngon hơn.

Tìm hiểu thêm: Cảm lạnh uống nước gừng có tốt không?

2.5. Nước chanh

Chanh chứa lượng vitamin C rất lớn, sẽ giúp bổ sung nước cho cơ thể, giúp điều trị cảm lạnh nhanh chóng, đồng thời làm giảm triệu chứng khó thở và nghẹt mũi. Nên sử dụng nước chanh thường xuyên để tăng cường đề kháng cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh.

3. Không nên uống gì khi bị cảm lạnh?

Bên cạnh những đồ uống nên uống khi bị cảm lạnh ở trên giúp làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh thì một số đồ uống sau đây không nên uống khi đang bị cảm lạnh.

3.1. Cà phê

Cà phê là một đồ uống ưu thích của rất nhiều người, nhưng khi bị cảm lạnh không nên uống, bởi chất kích thích caffeine kích thích thần kinh, gây khó ngủ.

3.2. Rượu

Uống rượu khi bị cảm lạnh sẽ khiến cho tình triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn: đau đầu, buồn nôn hoặc nhức đầu. Uống rượu khiến cho cơ thể bị mất nhiều nước, các loại chất trong rượu cũng làm cho cơ thể ít có khả năng xử lý sự nhiễm trùng.

3.3. Soda gừng

Gừng có tác dụng rất tốt chữa cảm lạnh nhưng soda gừng thì không. Sự kết hợp soda gừng thuộc loại đồ uống giải khát có ga và đường, làm mất đi tác dụng vốn có chữa cảm lạnh của gừng. Thay vì uống soda gừng, bạn có thể sử dụng trà gừng nóng để tăng hiệu quả trị bệnh cảm lạnh.

4. Phương pháp điều trị cảm lạnh tại nhà đơn giản

Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến, triệu chứng bệnh không quá phức tạp, việc chữa trị cũng đơn giản hơn nhiều căn bệnh khác. Dù vậy, các triệu chứng cảm kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống.

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc như hạ sốt giảm đau, thuốc xịt rửa mũi, thuốc ho, người bệnh cũng nên tham khảo một số mẹo dân gian trị cảm lạnh tại nhà đơn giản, tiết kiệm lại hiệu nghiệm nhanh như dùng tỏi, tía tô, chanh, gừng, đánh gió, xông hơi trị cảm…

Song song việc tìm hiểu bị cảm lạnh uống nước gì thì bạn cũng nên thực hiện những việc sau để làm dịu các triệu chứng cảm lạnh và phục hồi sức khỏe nhanh nhất:

  • Xì mũi, rửa mũi để đẩy chất nhờn, bụi bẩn, nước mũi ra ngoài, ngăn chặn virus xâm nhập, gây bệnh
  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối vừa sát khuẩn, kháng viêm vừa giúp làm giảm các cơn đau họng
  • Rửa tay sau khi cầm nắm đồ vật và ho để tránh lây lan virus bệnh cảm
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài
  • Dọn dẹp nhà thông thoáng, sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp hệ hô hấp ấm và đủ ẩm, làm loãng chất nhầy, giảm đờm.

5. Biện pháp phòng tránh cảm lạnh dễ dàng hiệu quả

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” vậy nên cách phòng chống cảm lạnh là cần phải tăng cường sức đề kháng cơ thể. Một số biện pháp dưới đây vừa cải thiện được sức đề kháng vừa phòng ngừa được bệnh cảm lạnh hiệu quả.

  • Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, không nên làm việc quá sức, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
  • Tích cực rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cơ thể.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh các tác nhân gây bệnh.
  • Không sử dụng các thực phẩm phẩm lạnh, cay, nóng, …
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, …
  • Bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết từ rau xanh và trái cây, nhất là các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, vitamin C,…

Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh như hiện nay, tăng cường sức đề kháng phòng cảm lạnh rất quan trọng bằng cách sản phẩm tăng sức đề kháng có thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên. Sản phẩm thảo dược tăng sức đề kháng gồm các thành phần như Phức hệ XTDcomplex (Xuyên tâm liên, Thanh cao hoa vàng, Đinh hương), Diếp cá, Gừng, Hoa hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo có tác dụng điều tiết khả năng miễn dịch cơ thể, ức chế xâm nhập và phát triển của virus. Từ đó hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh do virus, rút ngắn thời gian điều trị, giảm nhẹ các triệu chứng bệnh do virus.

Những thông tin chia sẻ trên hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc cảm lạnh nên uống nước gì, cũng như không nên uống gì và đưa ra những biện pháp điều trị nhanh chóng, phù hợp nhất.

Rate this post

Viết một bình luận