Cần Thơ – Thủ phủ miền Tây

  • GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẦN THƠ

Là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của cả nước (cùng với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Hải Phòng, Đà Nẵng), đã được công nhận vào năm 2004. Cần Thơ là một thành phố trẻ, phát triển với diện tích khoảng 1,439 km2, dân số khoảng hơn 1,5 triệu người, có 9 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 5 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền).

Cần Thơ là thành phố lớn ở Đồng Bằng sông Cửu Long, hệ thống giáo dục ở đây được đánh giá cao so với các khu vực lân cận. Tại các bậc bậc đại học và cao đẳng, thành phố có nhiều trường đại học hàng đầu như Đại học Cần Thơ, Đại Học Y Dược Cần Thơ, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Cần Thơ, Đại học Kiến trúc TPHCM (cơ sở Cần Thơ); các trường hệ ngoài công lập như Đại Học Tây Đô, Đại học Nam Cần Thơ, Đại học FPT Cần Thơ; tại bậc cao đẳng gồm có: Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng Nghề Cần Thơ, Cao đẳng Y tế Cần Thơ, Cao đẳng Kinh Tế – Kỹ thuật, Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ, Cao đẳng Kinh Tế Đối Ngoại (Cơ sở CT), Cao đẳng Văn Hóa Nghệ thuật (nâng cấp từ Trung Cấp Văn Hóa Nghệ thuật). Ngoài ra còn có Trường Quốc Tế Singapore – nâng tầm hệ thống giáo dục tại Đồng Bằng sông Cửu Long.

Về kinh tế, cơ cấu kinh tế tăng dần ở khu vực công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, thủy sản. Cần Thơ cũng có những trung tâm thương mại lớn và phát triển: Tổ hợp TTTM và khách sạn cao cấp 5 sao Vincom Xuân Khánh, Mường Thanh, Vincom Hùng Vương, Big C, Metro, Sense City (Co-op Mart), Lotte Mart, VinMart (Vinatex), Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Điện máy Nguyễn Kim,…

Cần Thơ cũng là nơi diễn ra chuỗi các sự kiện Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2017 do Việt Nam đăng cai tổ chức (21–25/8/2017), với nội dung “Đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu và các cuộc họp liên quan”.

Cầu Cần Thơ được khởi công xây dựng vào ngày 25 tháng 9 năm 2004, khánh thành vào ngày 24 tháng 4 năm 2010. Cây cầu nối nhịp hai bờ bắc nam của con sông Hậu chia cách hai tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ này mang ý nghĩa hết sức quan trọng, là bước thông thương, trao đổi kinh tế và là phương tiện vận chuyển giữa Cần Thơ và các khu vực lân cận, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh phía nam sông Hậu.

Hiện nay, Cần Thơ đang là khu vực có tiềm năng phát triển bậc nhất khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ góp phần phát triển tiềm năng thế mạnh của vùng trong lĩnh vực du lịch và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các hãng hàng không đang có mặt tại Cần Thơ như Vietnam Airlines, VietJet, Bamboo Airways, AirAsia… với các tuyến quốc tế và nội địa mỗi ngày Hà Nội, Phú Quốc, Đà Nẵng, Côn Đảo, Kula Lumpur, Bangkor, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Đà Lạt, Cam Ranh,…trong tương lai sẽ có thêm các đường bay quốc tế Cần Thơ – Singapore, Cần Thơ – Nhật, Cần Thơ – Cambodian…

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2018 được tổ chức tại Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận định: “Ở nước ta, đã có những thành phố đáng sống, hay những thành phố biển đáng sống thì Cần Thơ có tiềm năng trở thành một thành phố sông nước, một đô thị sinh thái đáng sống”.

  • I – LỊCH SỬ, NGUỒN GỐC TÊN GỌI VÀ VĂN HÓA

1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Hơn 300 năm trước đây, miền Nam Việt Nam, bao gồm cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vốn là một phần lãnh thổ của vương quốc Khmer, nhưng về sau chúng dần dần bị sáp nhập vào bờ cõi Việt Nam. Kể từ năm 1739 trong giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh, vùng đất Cần Thơ được khai mở và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang, và là một phần đất dưới quyền bảo hộ của Chúa Nguyễn. Trong thời kỳ Pháp thuộc và giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho đến thời điểm hiện tại, Cần Thơ vẫn luôn giữ vững cương vị là Thủ Phủ của đồng bằng sông Cửu Long.

2. NGUỒN GỐC TÊN GỌI

Có nhiều giả thuyết được đặt ra về tên gọi “Cần Thơ”, nhưng trên thực tế có nhiều nghiên cứu kết luận rằng Cần Thơ xuất phát từ tiếng Khmer vì từ xa xưa vùng đất miền Nam Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng từ văn hóa thống trị của người Khmer. Nhiều lý giải cho rằng ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer “kìntho”, vốn là tên của một loài cá xuất hiện nhiều ở những vùng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như ở Cần Thơ. Trên thực tế, người dân thường có xu hướng đặt tên cho khu vực dựa theo đặc điểm điển hình của khu vực đó. Do cái tên “kìntho” là một từ thuộc tiếng Khmer và người Việt gặp khó khăn trong việc phát âm, đó là lý do tại sao đọc trại thành “Cần Thơ” như ngày nay. Giả thuyết thứ hai là một truyền thuyết về Nguyễn Ánh, vốn là hậu duệ duy nhất còn sót lại của Chúa Nguyễn sống sót sau sự truy đuổi của kẻ địch và sau đó trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn. Khi Nguyễn Ánh trên đường bôn tẩu, thuyền ngài lênh đênh trên khu vực Trấn Giang, ông nghe có tiếng ngâm thơ, đờn địch, hò hát hòa nhau rất nhịp nhàng, từ một khúc sông xa vọng lại. Ngài xúc động và đặt tên con sông nhỏ này là “Cầm Thi” hay “Cầm Thi Giang”, sau này đọc trại thành “Cần Thơ”.

3. VĂN HÓA KHU VỰC

Được mệnh danh là Thủ Phủ của đồng bằng sông Cửu Long, văn hóa Cần Thơ được pha trộn bởi một nền văn hóa đa dạng với những nét đặc trưng riêng biệt của dân tộc Việt, Khmer và Hoa. Bên cạnh các lễ hội nổi tiếng như Chol Chnam Thmay (Mừng năm mới), Sen Dolta (Thờ cúng tổ tiên), Ok Om Bok (Thờ cúng mặt trăng) của người Khmer và Tết Nguyên đán của người Việt và người Hoa, còn có nhiều lễ hội đặc trưng khác nổi tiếng tại khu vực này. Hằng năm, một số lễ tế thần Thành hoàng, cầu bình an, hòa bình và hạnh phúc được tổ chức tại một số ngôi đình thần, mà dân gian vốn gọi là Lễ Kỳ yên. Hơn nữa, với hệ thống sông ngòi và kênh chằng chịt và dày đặt, cuộc sống của người dân ở đây luôn gắn liền với sông nước, vì thế mỗi năm có một nghi lễ đặc biệt mang tên Tống Gió hay Tống Ôn (tống là tiễn đi, xua đi, ôn là dịch bệnh, gió ở đây là gió độc gây bệnh cho con người). Sau khi tiến hành các nghi lễ và đưa chiếc thuyền lên xe tuần hành qua các con phố, người ta tiến hành hạ thủy con thuyền, thả nó ra giữa dòng sông xua đi những điều xui rủi, tai ương của xóm làng, khu phố về một nơi vô định nào đó. Với mong muốn mang đi những điều xui rủi, bệnh tật và hướng tới những điều tốt đẹp, lễ hội này mang một ý nghĩa tâm linh nhất định với người dân ở đây.

 

II – NHỮNG ĐIỀU PHẢI TRẢI NGHIỆM KHI ĐẾN CẦN THƠ

1. NHỮNG ĐIỂM ĐẾN KHÔNG NÊN BỎ QUA

  • Những con rạch nhỏ.

  • Vườn cacao & Lò hủ tiếu

  • Vườn Cò

    Bằng Lăng

  • Nhà cổ Bình Thủy

  • Đình

    Bình Thủy

  • Chùa Ông

  • Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam

  • C

    hùa Munir Ansay

  • Chợ

    Cổ

  • Cồn Sơn

  • Bảo tàng Cần Thơ

  • Khu du lịch Mỹ Khánh

2. NHỮNG HOẠT ĐỘNG KHÔNG THỂ BỎ LỠ

  • Trải nghiệm du lịch bằng thuyền: Có mặt sẵn sàng tại Cần Thơ và khởi hành chuyến tham quan tuyệt vời đến với miền sông nước. Dọc theo đoạn đường đi, bạn có thể ngắm nhìn cảnh giao thương, ghe thuyền buôn bán sầm uất, tấp nập tại khu chợ nổi tiếng và quy mô nhất vùng – Chợ nổi Cái Răng, hòa mình vào khung cảnh mênh mông sông nước và nếm thử các món ăn và đồ uống khi đang ở trên thuyền.Tham quan lò hủ tiếu để tận mắt mắt chứng kiến cách chế biến, cách làm ra sợi hủ tiếu tươi ngon, tận tay trải nghiệp các công đoạn chế biến món ăn truyền thống này. Những vườn trái cây trĩu quả, xuôi theo những con rạch nhỏ trong một vùng quê thanh bình chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đáng giá khi bạn đến tham quan vùng đất xinh đẹp này.

  • Tham quan bằng xe đạp hoặc xe máy: Sau một chuyến trải nghiệm thú vị vào buổi sáng đẹp trời, bạn có thể đi dọc theo những con đường nông thôn xinh đẹp bằng xe đạp hoặc xe tay ga. Không gì có thể so sánh với việc đi qua những con đường nhỏ dưới hàng cây rợp bóng, dừng chân tại một quán cà phê, đong đưa trên chiếc võng, thưởng thức những quả ăn trái cây ngon ngọt, mới vừa được hái từ những vườn trái cây trĩu say quả, hòa cùng vị đắng đắng, ngòn ngọt thêm chút béo béo của ly cà phê thơm phức.

  • Tour ẩm thực về đêm: Nếu bạn là người yêu thích ẩm thực, một vị khách sành ăn uống thì tour du lịch ẩm thực đêm là một lựa chọn hoàn hảo và ẩn chứa vô vàng những điều hấp dẫn dành tặng riêng cho bạn. Bên cạnh tất cả các loại món ăn vốn đã nổi tiếng từ lâu, nếu bạn đủ can đảm, bạn có thể thử một số món ngon độc đáo và có một không hai như chuột, ếch, chân gà, ruột heo, đuông dừa và phôi vịt. Nằm bên cạnh dòng sông hiền hòa, cùng không gian nhộn nhịp và tấp nập với bao ánh đèn lấp lánh của thành phố khi màn đêm buông xuống, những món ngon làm xao xuyến bất cứ trái tim người lữ khách nào,  tour ẩm thực đêm tại đây sẽ níu chân bạn, khiến bạn không muốn rời xa thành phố xinh đẹp này.

3. ĐI CẦN THƠ ĂN GÌ?

Có rất nhiều món ăn nổi tiếng ở Cần Thơ mà bạn nên thử và đây là danh sách những món ngon nhất:

  • Bánh Cống Cô Út

  • Nem Nướng Thanh Vân

  • Bánh tráng nướng

  • Gỏi xoài

  • Bánh canh cua

  • Chuột chiên

  • Đuông dừa

  • Lẩu vịt nấu chao

  • Bánh xèo

  • Lẩu nấm

4. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN CẦN THƠ

Từ Sài Gòn, bạn có thể đi xe buýt Phương Trang và mất khoảng 3 giờ để đến Cần Thơ. Hoặc bạn có thể bay thẳng đến Cần Thơ. Đặc biệt là từ những nơi như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đà Lạt, Côn Đảo, Phú Quốc, Thanh Hóa, Cam Ranh, Vinh. 

Rate this post

Viết một bình luận