Để cân nặng của trẻ sinh đôi phát triển tốt như những đứa bé sinh một, ba mẹ cần nắm được những điểm khác biệt về sức khỏe, thể chất, v.v…cũng như kinh nghiệm chăm sóc nhằm giảm bớt gánh nặng. Trong bài viết này, Monkey sẽ hỗ trợ ba mẹ tìm hiểu các vấn đề kể trên.
1. Cân nặng bé sinh đôi tại Việt Nam
So với những bé sinh một, bé sinh đôi có thể nhẹ cân hơn khoảng 0.1 – 0.3kg và điều này là bình thường. Quan trọng nhất là thời điểm sau sinh, các bé vẫn đạt cân nặng chuẩn và khỏe mạnh.
1.1. Cân nặng của bé sinh đôi và bé sinh một có gì khác biệt?
Theo thống kê từ các viện sản lớn, trẻ song sinh ở Việt Nam thường có mức cân nặng tương đương nhau ở cả 2 bé. Chỉ số này có thể thấp hơn trung bình chuẩn nhưng sẽ nằm trong khoảng từ 2.5 – 4.4 kg đối với bé trai và 2.4 – 4.2 kg với bé gái. Trường hợp sinh đôi khác trứng có cả bé trai và bé gái thì cân nặng của hai bé được đánh giá theo chuẩn tương ứng với giới tính của bé.
1.2. Bảng cân nặng chuẩn của bé mới sinh
Bảng chuẩn cân nặng trẻ sơ sinh WHO được nghiên cứu và cập nhật dữ liệu mới nhất giúp ba mẹ đối chiếu và đánh giá cân nặng của bé sinh đôi trong năm đầu tiên cùng các giai đoạn tiếp theo.
1.3. Cân nặng bé sinh đôi tăng như thế nào là đạt chuẩn?
Khi còn nằm trong bụng mẹ, chênh lệch cân nặng song thai có thể xảy ra. Ngay cả khi chào đời, hai em bé cũng có thể có cân nặng khác nhau. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh phát triển bình thường, khỏe mạnh thì các con vẫn đảm bảo tốc độ tăng cân đạt chuẩn theo 3 giai đoạn:
1 – 3 tháng đầu: trẻ tăng 1 – 1.2kg/tháng tương đương 0.25 – 0.3kg/tuần.
4 – 6 tháng: bé tăng khoảng 0.5 – 0.6kg/tháng, giảm 50% so với 3 tháng đầu.
7 – 12 tháng: nửa cuối trong năm đầu tiên trẻ sơ sinh chú trọng phát triển chiều dài nằm và trí não nên giai đoạn này cân nặng chỉ tăng 0.2 – 0.3kg. Một số bé có thể không tăng không giảm nhưng nếu cân nặng của con lúc 12 tháng gấp khoảng 3 lần lúc mới sinh là chấp nhận được.
Xem thêm:
2. Những vấn đề sức khỏe trẻ sinh đôi thường gặp ba mẹ cần biết
Khác với các bé sinh một, trẻ song sinh có khả năng cao gặp chung nhiều vấn đề sức khỏe và mắc bệnh đồng thời.
2.1. Cặp sinh đôi rất dễ gặp vấn đề về hô hấp
Một trong các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ sinh đôi là bệnh hô hấp do phổi chưa được hoàn thiện đầy đủ như bé sinh một. Mặt khác, các ca sinh đôi đa phần được can thiệp sinh mổ nhiều hơn sinh thường nên trong quá trình đưa bé ra ngoài, phổi của con không được các cơ ở thành âm đạo và xương chậu của mẹ ép chặt để đẩy hết dịch ối ra ngoài dẫn đến tình trạng nước ối vẫn còn đọng lại bên trong. Thi thoảng, mẹ sẽ thấy bé phát ra tiếng thở khò khè và khá nặng nề.
2.2. Hai bé có thể bị bệnh cùng lúc
Thực tế, các bé sơ sinh sinh đôi có thể “chia sẻ” vi khuẩn cho nhau, đặc biệt vì chúng luôn nằm cạnh nhau nên tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm cùng lúc cũng tăng cao. Ngoài ra, hai bé cũng có thể cùng chơi, cùng khóc, cùng đòi bú hay làm nũng ba mẹ nên một năm đầu tiên sẽ khoảng thời gian tương đối khó khăn của hai vợ chồng.
2.3. Song sinh không phải lúc nào cũng giống nhau
Quan niệm “sinh đôi giống nhau hoàn toàn” là sai bởi các bé cũng có những điểm khác nhau giống như các cặp song khác giới tính hiếm gặp mà ba mẹ chưa nhận ra.
-
Về cân nặng: hai bé có thể có ngoại hình, chiều cao giống nhau nhưng cân nặng vẫn có sự chênh lệch.
-
Về kỹ năng: nhiều trường hợp hai bé phát triển các kỹ năng không đồng thời, có thể 1 bé biết bò, biết đi trước và bé còn lại không muốn bò, trườn vì bị đau chân hoặc không thích vận động nhiều. Điều này thể hiện rõ khi cặp song sinh khác giới.
-
Đặc điểm trên cơ thể: các bé có thể trông giống nhau nhưng trên cơ thể vẫn sẽ tồn tại một số điểm khác và hầu như chỉ có ba mẹ mới biết để nhận diện.
-
Sở thích: mỗi bé khi sinh ra đều hình thành những mối quan tâm khác nhau. Trong 2 bé gái, 1 bé có thể thích chơi búp bê nhưng 1 bé lại bị thu hút bởi những chiếc ô tô, xe máy nhỏ mà đa số bé trai yêu thích.
-
Điểm mạnh, điểm yếu: Giống như sở thích, các cặp song sinh sẽ có những điểm nổi bật của riêng mình và chúng sẽ được bộc lộ rõ khi các con bước vào độ tuổi mẫu giáo, tiểu học. Ba mẹ có thể theo dõi các viết về trẻ từ 2 – 5 tuổi và từ 6 – 10 tuổi được cập nhật trong phần kiến thức nuôi dạy con của Monkey.
3. Cách chăm sóc trẻ sinh đôi phát triển toàn diện tốt nhất
Chăm sóc cặp song sinh, đảm bảo bảo cân nặng của trẻ sinh đôi cùng các chỉ số phát triển tốt là điều không dễ đối với các bậc cha mẹ. Bạn cần biết cách cân đối hợp lý về thời gian, sắp xếp và tập cho các con nếp sinh hoạt tương đồng để chúng ta được nghỉ ngơi.
3.1. Khuyến khích cho trẻ bú cùng lúc
Cố gắng cho hai bé bú cùng lúc, mỗi bé một bên để tập thói quen ăn uống cho cả 2 bé. Khi bú, mẹ có thể dùng gối để hỗ trợ hai bé nằm, tránh bị mỏi tay do phải bế 2 bé cùng lúc. Nếu mẹ lo lắng không có đủ sữa cho hai bé thì nên bổ sung thêm sữa công thức phù hợp. Ngoài ra, mẹ có thể kích thích sản xuất thêm sữa bằng cách tăng cường cho trẻ bú trong những ngày đầu hoặc sử dụng máy hút sữa để tăng thêm lượng sữa cho con bú.
3.2. Thiết lập nếp sinh hoạt tương đồng
Sau khi ăn, ba mẹ có thể cùng vỗ ợ hơi và ru ngủ cho cả 2 bé. Việc làm này sẽ giúp bố mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi, trò chuyện cùng nhau. Ngoài ra, các vấn đề vệ sinh, tắm rửa, thay tã, thời gian chơi cũng nên được thực hiện đồng thời để hai bé hình thành nếp sinh hoạt chung.
3.3. Luôn luôn hỗ trợ nhau
Khủng hoảng, lo lắng, giận dữ rất dễ xuất hiện nếu không có sự hỗ trợ trong quá trình chăm sóc trẻ song sinh. Do đó, ba mẹ nên cùng nhau chia sẻ và thực hiện công việc chăm con để giảm bớt gánh nặng và có thêm thời gian riêng tư.
Chăm sóc, đảm bảo sự phát triển cân nặng của trẻ sinh đôi cũng như sức khỏe nói chung là khó khăn chung của nhiều ba mẹ. Tuy nhiên, thay vì lo lắng, hai vợ chồng nên kiên nhẫn và cùng trợ giúp nhau từ những việc nhỏ nhất như cho ăn, cho ngủ, tắm rửa, v.v… để các con phát triển khỏe mạnh, gia đình êm ấm.