Cảnh báo: Nguy hiểm khó lường khi xông phụ khoa sau sinh!

Xông phụ khoa sau khi sinh là cách được rất nhiều sản phụ áp dụng để làm sạch, se khít vùng kín, hỗ trợ làm lành vết thương… Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự “thần thánh” như vậy không? Nếu lạm dụng hoặc thực hiện sai cách thậm chí còn có thể gây những nguy hiểm khó lường.

Cùng Mabio tìm hiểu trong bài viết này để ngưng ảo tưởng quá nhiều về phương pháp xông phụ khoa sau khi sinh nhé!

Xông phụ khoa sau khi sinh là cách được rất nhiều sản phụ áp dụng

Xông phụ khoa sau khi sinh là như thế nào?

Sau khi sinh, tử cung của mẹ bắt đầu co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Do đó, vùng kín thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi để các loại nấm, vi khuẩn sinh sôi, tấn công gây viêm nhiễm.

Việc xông phụ khoa, thực chất là xông hơi vùng kín bằng các loại lá có tính diệt khuẩn, kháng viêm như: lá chè xanh, lá trầu không…  được coi là giải pháp tối ưu lúc này để chăm sóc, phục hồi vùng kín sau khi sinh.

Lợi ích của việc xông phụ khoa sau khi sinh

Xông phụ khoa sau khi sinh là phương pháp có thể thực hiện tại nhà bằng những nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm. Hơn nữa, nó cũng mang lại hiệu quả nhất định.

Bằng cách để hơi nước bốc lên kết hợp với dược tính của các loại lá giúp tăng cường lưu thông máu, kích thích đẩy các chất bẩn và vi khuẩn gây bệnh ra ngoài. Từ đó, giúp giảm nhanh các triệu chứng::

– Viêm nhiễm, ngứa ngáy, mùi hôi khó chịu tại vùng kín sau khi sinh.

– Làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ nấm ngứa.

– Hỗ trợ tử cung co bóp để đẩy nhanh sản dịch ra ngoài.

– Giảm sưng viêm âm đạo, hỗ trợ làm lành vết thương, se khít âm đạo.

– Đặc biệt, xông phụ khoa sau khi sinh cũng giúp các mẹ giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn tinh thần hiệu quả.

Xông phụ khoa giúp làm sạch, phục hồi vùng kín sau khi sinh

Cách xông phụ khoa sau khi sinh hiệu quả nhất

– Chuẩn bị nguyên liệu:

Xông phụ khoa sau khi sinh bằng các loại lá có tính diệt khuẩn, kháng viêm như: lá trầu không, lá lốt, là chè xanh hoặc rau diếp cá.

– Dụng cụ:

1 chiếc ghế thấp để ngồi, 1 nồi đun nước lá, 1 chiếc chăn mỏng

– Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu, lá đã chuẩn bị từ trước. Sau đó cho vào nồi, đổ ngập nước và thêm 1 ít muối trắng rồi đun sôi lên trong vòng vài phút.

  • Để nồi nước vừa đun sôi trong nhà vệ sinh hoặc nơi kín gió (đủ rộng). Sau đó đặt ghế ngồi trước nồi, hé vung từ từ cho hơi nước bay vào vùng kín và chùm chăn lên.

  • Cứ thế hé vung cho tới khi mở hẳn, thấy nước còn ấm ấm thì dùng để rửa lại vùng kín.

  • Cuối cùng, rửa lại bằng nước sạch và lấy khăn mềm lau khô.

Xem thêm: 4 cách se khít vùng kín hiệu quả sau khi sinh

Xông phụ khoa sau khi sinh bằng các loại lá có tính diệt khuẩn, kháng viêm như: lá trầu không, lá lốt...

Cảnh báo những nguy hiểm khi xông phụ khoa sau sinh

Như đã nói ở trên thì việc xông phụ khoa sau khi sinh mang lại những lợi ích nhất định, giúp chăm sóc, phục hồi vùng kín cho chị em. Đồng thời, giúp thư giãn, thoải mái tinh thần. Tuy nhiên, không nên vì thấy lợi nhất thời mà ham quá, lạm dụng hoặc thực hiện sai cách có thể gây những nguy hiểm khó lường như:

– Gây bỏng rát, tổn thương vùng kín: Nhiệt độ quá nóng từ nồi nước xông bốc lên có thể khiến vùng kín bị bỏng rát vì đây là bộ phận nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Đặc biệt phụ nữ sinh mổ hoặc có vết khâu ở tầng sinh môn thì cần chờ cho vết thương lành mới được tiến hành xông hơ.

– Làm chết vi khuẩn có lợi: Việc dùng nước xông để thụt rửa âm đạo quá sâu có thể làm chết vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng độ pH âm đạo, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.

– Gây khô âm đạo: Nhiều người lạm dụng, xông phụ khoa sau khi sinh thường xuyên. Từ đó, gây mất nước ở vùng kín, âm đạo khô khan, tạo điều kiện để các loại vi khuẩn tấn công.

– Tăng nguy cơ bị sa dạ con: Việc ngồi xổm quá lâu để xông phụ khoa thực chất không hề tốt cho mẹ sau sinh. Không chỉ gây tê, mỏi mà nguy hiểm hơn còn có thể bị sa dạ con.

– Hơn nữa, các loại lá xông cũng chỉ có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn nhẹ nên chỉ giúp làm sạch, giảm viêm tạm thời. Nếu thấy vùng kín có những triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy, bốc mùi lâu ngày thì không nên chủ quan, chữa trị tại nhà bằng cách xông phụ khoa. Vì nó có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh: viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm âm hộ, viêm niệu đạo… Đây đều là những bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em.

– Tuyệt đối không hơ vùng kín sau khi sinh bằng than vì than chứa nhiều khí CO2, không tốt cho hệ hô hấp, có thể khiến mẹ bị ngạt thở, thậm chí gây tử vong. Đó là chưa kể nhiệt độ của bếp than rất nóng, có thể gây bỏng rát, khô da, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ. Khí than độc bám vào người mẹ cũng sẽ gián tiếp gây hại cho bé.

Lạm dụng xông phụ khoa hoặc thực hiện không dúng cách có thể gây tổn thương vùng kín

Vậy chị em cần lưu ý những gì khi xông phụ khoa sau sinh để tránh nguy hiểm?

– Thời gian xông phụ khoa sau khi sinh: 3 ngày đối với sinh thường và 7 ngày đối với sinh mổ.

– Tần suất: Không nên lạm dụng xông phụ khoa, chỉ thực hiện 2 – 3 lần/tuần.

– Khi thực hiện xông phụ khoa:

  • Không để nồi nước xông quá gần vùng kín, tránh gây bỏng rát.

  • Chỉ dùng nước để xông, rửa bên ngoài vùng kín, không thụt rửa quá sâu bên trong.

  • Mặc váy áo rộng rãi, không mặc quần lót để tiện cho việc xông hơi.

  • Uống 1 cốc nước sau khi xông phụ khoa để tránh tình trạng mất nước.

  • Không tắm ngay sau khi xông, nên chờ 1 – 2 tiếng cho cơ thể ráo mồ hôi và bình thường trở lại.

Kết luận: Xông phụ khoa sau khi sinh là phương pháp chăm sóc vùng kín mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn, tránh những nguy hiểm đáng tiếc. Đặc biệt, khi thấy có những triệu chứng bất thường tại vùng kín: ngứa ngáy, bốc mùi, ra nhiều sản dịch, cơ thể mệt mỏi… thì chị em nên đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể để được điều trị kịp thời.

Nguồn: Mabio.vn

Rate this post

Viết một bình luận