Cảnh báo dấu hiệu sức khỏe qua việc ngáp | Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng – CHAC

  Tất cả chúng ta đều ngáp và đó là một hành động vô thức. Tuy nhiên, ngáp lại được coi là hành động rất phức tạp, bởi chúng ẩn chứa nhiều thông điệp muốn gửi đi. Tại sao chúng ta lại ngáp? Hiện tại, có rất nhiều lý thuyết giải thích về điều này, nhưng theo giới khoa học những phát hiện đó vẫn là chưa đủ. Vì vậy, ngáp vẫn được coi làm một phản xạ bí ẩn và cần được nghiên cứu thêm. Các nghiên cứu trước đây đã tìm ra, chúng ta thường ngáp khi mệt mỏi, làm việc quá sức, bị stress; khi có tâm trạng chán nản, muốn thoát khỏi tình thế buồn bực mà không cưỡng lại được; khi giấc ngủ kéo đến mà không được ngả lưng. Ngáp có phản
ngap
ứng dây truyền Một cuộc nghiên cứu đã phát hiện ra ngáp có thể bị lây truyền. Các nhà nghiên cứu mở một clip ngắn về ngáp thì có đến 50% trong số người xem cũng ngáp theo. Phản ứng này thậm chí còn xảy ra cả với động vật. Một nghiên cứu khác được thực hiện năm 2005 đã chụp não người khi họ ngáp và nhận thấy một hoạt động não đặc biệt trong vùng liên quan tới sự bắt chước. Cuộc nghiên cứu cũng chỉ ra, với các em bé dưới 2 tuổi thường vô cảm trước cảnh tượng người lớn ngáp. Lý do là vì sự lây lan ngáp đi ngang qua thuỳ chẩm của não bộ vốn chưa phát triển ở trẻ nhỏ. Ngáp cảnh báo về bệnh tật Ngáp không phải là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng nếu ngáp quá nhiều thì đó lại là chuyện khác. Ở một số người, việc ngáp nhiều có thể là một phản ứng gây ra bởi dây thần kinh phế vị và đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Trong một số trường hợp, ngáp có thể là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề không tốt ở não, tuy nhiên đây là trường hợp rất hiếm gặp. Ngáp quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu của các chứng như đa xơ, bệnh lou gehrig (bệnh thoái hóa các thần kinh vận động của cột sống), bị nhiễm phóng xạ, bệnh parkinson… Thai nhi cũng ngáp Không ai biết lý do tại sao, nhưng việc thai nhi ngáp là điều đã được chứng minh. Cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học ở trường Đại học Durham đã chứng minh ra điều này. Công bố trên Tạp chí Plos One, các nhà khoa học Anh nói rằng, công trình nghiên cứu của họ có thể phân biệt rõ ràng giữa ngáp và há miệng của thai nhi dựa vào thời gian miệng mở ra. Họ đã sử dụng một đoạn video 4D để xem xét tất cả những khoảng thời gian thai nhi mở miệng ra. Nadja Reissland, khoa Tâm lý trường Đại học Durham, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết, chức năng và tầm quan trọng của việc ngáp ở các thai nhi vẫn chưa được xác định, nhưng đó là dấu hiệu cho thấy thai nhi phát triển khỏe mạnh. Thai nhi ngáp không phải vì buồn ngủ mà là dấu hiệu của sự phát triển sớm ở não bộ trong thai kỳ. Nghiên cứu được tiến hành trên 8 thai nhi nữ và 7 thai nhi nam từ 24 đến 36 tuần thai. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, ngáp bắt đầu giảm từ tuần thứ 28 và không có sự khác biệt đáng kể về tần suất ngáp ở thai nhi giảm cân eva nam và thai nhi nữ. Ngáp kéo dài thường kéo 6 giây Theo các cuộc nghiên cứu, ngáp thường kéo dài 6 giây. Trong 6 giây này nhịp tim tăng lên đáng kể. Một cuộc nghiên cứu khác được công bố năm 2012 cũng cho thấy, cơ thể trước và sau khi ngáp có những thay đổi về mặt sinh lý. Ngáp sẽ giúp làm giãn phổi và các mô chung quanh nhằm ngăn chận sự tắc nghẽn của những ống khí nhỏ trong phổi. Điều này giải thích vì sao ngáp thường xảy ra vào thời điểm mà con người có sự hít thở nông, chẳng hạn như khi mệt mỏi hoặc khi vừa mới thức dậy. Ngáp cũng sẽ cung cấp cho phổi một hóa chất gọi là surfactant. Đây là một chất lỏng bôi trơn được bao phủ trong những túi khí nhỏ ở phổi, giúp những túi này rộng mở để lấy không khí. Viêm gan A Do ngáp cũng làm giãn các cơ, các khớp, làm tăng nhịp tim cho nên ngáp làm tăng sự tỉnh táo. Theo
Ty Huu Doc Ngoc
suckhoe4u Liên
ngap Cảnh báo dấu hiệu sức khỏe qua việc ngáp
Quan KhácCách phòng ngừa và nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữNguyên nhân vì sao bạn hay ngáp5 bí quyết khó tin khiến “cậu nhỏ” dũng mãnhNgáp nhiều, ngủ nhiều có thể là dấu hiệu bệnh lýNgáp và những lợi ích cho sức khỏeLý do bạn nên ngủ đủ giấc5 mẹo hay giảm đau đầuMẹo giữ sức khỏe cho người hay thức khuyaCách đánh bay stress hiệu quả3 việc nên và không nên làm ngay sau khi ngủ dậy22 ích lợi khi cai thuốc láNgười thừa cân nên ăn nhiều tỏiStress khi mang thaiBệnh tim mạch nên ăn nhiều hoa lơ muộnÍch lợi từ giấc ngủ trưa   Cùng Chuyên MụcLợi ích không ngờ của giấc ngủMẹo hay chống buồn nônCông dụng chưa biết của nước đáBí quyết cho người mất ngủTác hại của việc ngủ nướng9 việc nên làm
300x250 Cảnh báo dấu hiệu sức khỏe qua việc ngáp
trong một ngày thiếu ngủBình Luận Facebook bình luận

Rate this post

Viết một bình luận