Câu Nghi Vấn Là Gì? Các Chức Năng, Ví Dụ Cụ Thể Về Câu Nghi Vấn

Advertisement

Trong các kiểu câu chủ yếu của tiếng Việt thì bên cạnh câu cầu khiến, câu cầu khiến, câu trần thuật, thì câu nghi vấn loại câu đặc biệt được dùng để đặt câu hỏi. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới người học về câu nghi vấn, đặc điểm của loại câu này và đưa ra một số ví dụ để các bạn dễ hình dung nhé. Mời bạn cùng theo dõi ngay sau đây. 

Khái niệm câu nghi vấn

Câu nghi vấn là loại câu hỏi với mục đích là hỏi những điều mình không biết, đang thắc mắc hoặc nghi vấn để tìm ra câu trả lời. Cùng với câu trần thuật thì nghi vấn là câu thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp và văn học, tiểu thuyết.

Loại câu này thường xuất hiện đi kèm với các từ như sao vậy, như thế nào, ở đâu, ra sao, bao nhiêu, bấy nhiêu, rồi, hả, sao… Cuối câu nghi vấn thường sử dụng dấu chấm hỏi.

Câu nghi vấn là gì

Ví dụ về câu nghi vấn

  • Gia đình em có bao nhiêu thành viên? 

  • Hôm nay bạn Lan nghỉ học à?

  • Cậu có nhìn thấy quyển sách tớ vừa đặt trên bàn đâu không?

Những đặc điểm chính của câu nghi vấn

Thường thì câu nghi vấn có các đặc điểm gồm:

  • Nó dùng để đặt câu hỏi hoặc câu cảm thán giúp giải quyết một vấn đề nhất định. 

  • Cuối câu là dấu chấm hỏi.

  • Chỉ xuất hiện trong giao tiếp, tiểu thuyết văn chương, không thường dùng trong văn bản, hợp đồng.

  • Cuối câu nghi vấn là các từ, cụm từ gồm: rồi, sao, ra sao, sao vậy….

Những chức năng chính

Là loại câu mang nhiều tính năng và ý nghĩa nhất, về tổng thể có những nghĩa gồm:

Chức năng dùng để hỏi hoặc thắc mắc

Là chức năng quan trọng và dễ nhận biết nhất khi gặp hay sử dụng. Kiến thức là vô hạn nên chúng ta ai cũng có những vấn đề không thể tự mình giải đáp và tự tìm hiểu được.

Ví dụ: 

Câu ca dao Việt Nam có đoạn:

Em được thì cho anh xin 

Hay là em để làm tin trong nhà ?

Chức năng khẳng định sự việc, hành động

Nó dùng để khẳng định sự việc, hành động đó không phải do mình làm hay chắc chắn sẽ thực hiện trong thời gian sắp tới.

Ví dụ: Trích đoạn trong tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất tố có đoạn:

“Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất”

Câu “Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu?” Ý nói trong thời gian sắp tới Chị Dậu sẽ trả tiền sưu cho nhà nước.

Chức năng là câu cầu khiến

Đôi khi ý nghĩa là câu cầu khiến nhưng về hình thức là câu nghi vấn. Nó giúp người viết mô ta được vấn đề đó quan trọng, nhưng đang thắc mắc.

Ví dụ: Đoạn văn trong tiểu thuyết Tắt Đèn có câu “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”.

“Còn sống đấy à?” Vừa có nghĩa hỏi người đàn ông đó vẫn còn sống không, vừa là câu cầu khiến.

Chức năng phủ định

Chức năng phủ định hay nghi vấn rất giống nhau và dễ gây nhầm lẫn. Phủ định ở đây là phản bác hay loại bỏ ý kiến mà người khác đưa ra và nghi ngờ sự thật về câu nói đó.

Ví dụ: “ Linh hôm nay tại sao con không đi học thêm, tại sao mẹ lại hỏi con như vậy?”

Khi mẹ hỏi lý do Linh không đi học thì Linh đã phủ định lại ý kiến của mẹ và hỏi ngược lại.

Chức năng biểu lộ cảm xúc

Thường sử dụng để lột tả những cảm xúc như vui, buồn, đau khổ, hờn ghen, nhớ thương… Thường thấy nhiều trong văn xuôi hay truyện ngắn.

Ví dụ: Trong tác phẩm Trong Lòng Mẹ của nhà văn Nguyên Hồng có đoạn:

“ Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?”

Câu “Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế?” có nghĩa vừa thắc mắc tại sao mẹ đi lâu như vậy và còn bộc lộ cảm xúc đau khổ, nhớ thương mẹ.

Cần lưu ý điều gì khi sử dụng câu nghi vấn

– Không dùng quan hệ từ “hoặc” trong câu nghi vấn vì nó làm sai cú pháp câu hoặc biến câu trở thành một câu trần thuật.

Ví dụ: Chị nấu cơm hoặc em nấu cơm. Câu này chỉ mang ý nghĩa khẳng định và không phải là câu hỏi.

– Nhiều từ có hình thức, âm thanh tương tự như câu nghi vấn nhưng nó không được sử dụng trong câu nghi vấn.

Ví dụ: Anh cần ai thì anh gọi người ấy. Từ “ai” ở đây không phải là đại từ nghi vấn mà là đại từ phiếm chỉ.

  • Trong một số trường hợp, vị trí của từ nghi vấn thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc, ý nghĩa trong câu đó.
  • Nên sử dụng câu nghi vấn phù hợp với từng đối tượng cụ thể, mục đích để hỏi rõ ràng và kết hợp với từ nghi vấn hợp lý nhất.

Giải một số bài tập về câu nghi vấn

Bài tập 2 – trang 23, SGK ngữ văn 8

a) Các câu gồm:

– Sao cụ lo xa thế?

  • Từ nghi vấn: “ sao”,
  • Chức năng: phủ định vấn đề.
  • Câu có ý nghĩa tương đương: Cụ không phải lo xa quá như thế.

– Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?

  • Từ nghi vấn: “ gì”.
  • Chức năng: để phủ định.
  • Câu thay thế: Không nên nhịn đói mà để tiền lại

– Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu

  • Từ nghi vấn: “ gì”
  • Chức năng: Phủ định vấn đề
  • Câu thay thế: Ăn hết thì lúc chết không có tiền để lo liệu.

b) Các câu gồm:

– Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?

  • Từ nghi vấn: “ sao”
  • Chức năng: Dùng để bộc lộ cảm xúc
  • Câu thay thế: Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm khó chăn dắt nổi.

c) Các câu gồm:

– “Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử”

  • Từ nghi vấn: “ Ai”
  • Chức năng: Khẳng định vấn đề
  • Câu thay thế: Thảo mộc tự nhiên cũng có tình mẫu tử.

Như vậy, câu nghi vấn là dạng câu quan trọng giúp lời văn, câu chuyện hấp dẫn và thu hút sự tò mò của người đọc. Hiểu kĩ về kiểu câu này sẽ giúp bạn vận dụng vào trong văn nói và viết chuẩn xác hơn. Cuối cùng, Thư viện khoa học chúc bạn học tốt.

Advertisement

Rate this post

Viết một bình luận