Câu cầu khiến

Khái niệm câu cầu khiến

[edit]

Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến.

Chức năng của câu cầu khiến

[edit]

Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…

  • Thể hiện một mệnh lệnh, một điều ngăn cấm (ở mức độ cao)

      – Hãy tiến lên!

                            – Trật tự đi!

  • Lời yêu cầu, đề nghị (mức độ thông thường)

     

– Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

                           – Xin mời vào nhà!

  • Thể hiện lời chúc, điều mong mỏi (mức độ cầu khiến thấp)

      – Chúc anh lên đường may mắn!

                           – Mong anh luôn khỏe!

  • Khuyên bảo

       

– Bạn không nên như thế!

Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến

[edit]

1. Câu cầu khiến chứa các phụ từ cầu khiến đứng trước động từ

  • Các phụ từ cầu khiến: : 

    hãy, đừng, chớ,…

  – “Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp”.

                        – “Nhưng chớ có bỏ đất cát vào lá như mọi khi, mà hãy đổ gạo nếp vào”.

2. Câu cầu khiến chứa các từ cầu khiến đứng sau động từ

  • Các từ cầu khiến:

    đi, thôi, nào,…

   – “Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.”

                        – Chúng ta cùng về nào.

3. Câu cầu khiến chứa cả từ đứng trước và đứng sau động từ

  “Ông lão ơi! Đừng băn khoăn quá! Thôi hãy về đi.”

4. Câu cầu khiến có ngữ điệu cầu khiến

 “Đồ ngu! Đòi một cái máng thật à? Một cái máng thì thấm vào đâu! Đi tìm lại con cá và đòi một cái nhà rộng.”

5. Nhận biết bằng dấu câu


  • Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

   – Dừng lại ngay!
                         – Đi thôi con.

Sắc thái tình cảm trong câu cầu khiến

[edit]

  • Sắc thái lịch sự, tôn trọng: 

  “Bác bơm hộ cháu cái xe”

“Bác bơm hộ cháu cái xe”

  • Sắc thái thân mật, suồng sã: 

  “Bơm hộ cái xe”

“Bơm hộ cái xe”

  • Sắc thái van xin, thể hiện quan hệ trên dưới: 

  “Cháu van ông. Ông tha cho!”

“Cháu van ông. Ông tha cho!”

  • Sắc thái lạnh lùng: 

  “Ông không được phép làm như thế!”

“Ông không được phép làm như thế!”

  • Sắc thái thách thức: 

   “Mày trói tao đi!”

“Mày trói tao đi!”

Rate this post

Viết một bình luận