Từ trước đến nay ẩm thực Sài Gòn vẫn luôn đa dạng và phong phú, từ món ăn đến cách chế chế biến và cả người làm ra nó. Ở Chợ Lớn, khu người Hoa luôn nổi tiếng là nấu các món ăn ngon hợp khẩu vị nhiều người như hủ tiếu, sủi cảo, há cảo, bánh bao,… Đặc biệt khi nhắc đến bánh bao thì ngoài bánh bao của người Hoa người ta còn nhớ đến loại bánh bao Cả Cần.
Bánh bao Cả Cần được làm ra bởi người dân miền Nam Việt Nam. Điểm đặc biệt của nó là được làm hoàn toàn bằng thịt băm nên khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt chứ không nhiều dầu mỡ như của người Hoa. Nhìn bên ngoài thì bánh bao Cả Cần không được trắng như bánh bao của người Hoa vì không sử dụng bột tẩy. Khi cắn lớp vỏ bánh bên ngoài thì cảm nhận được vị bùi, ăn không dính răng.
Vào những năm 70 của thế kỷ trước, bánh bao Cả Cần xuất hiện ở một vài quán ăn nhỏ và được nhiều người biết đến ở khu vực Nguyễn Tri Phương – Chợ Lớn cũ. Đến bây giờ nó đã được phát triển với quy mô lớn, nằm cạnh ngã 4 Nguyễn Tri Phương – Hùng Vương, trước công viên Văn Lang.
Người làm ra những chiếc bánh bao Cả Cần là ông Trần Phấn Thắng và đến ngày nay món ăn ấy được ví như một “lão làng” trong lịch sử ẩm thực Sài Gòn. Ngày nay quán vẫn đông khách, ngoài bánh bao thì quán còn có cả hủ tiếu. Tuy nhiên sau năm 1979 cả nhà ông đã di cư sang Canada sinh sống, hiện nay ông Cả Cần đã không còn.
Ông Trần Phấn Thắng là người con thứ 3 trong gia đình, quê gốc Mỹ Tho. Anh của ông từng giữ chức vị là sĩ quan Quân Lực VNCH thời Việt Nam Cộng Hòa. Nhạc sĩ Lê Thương, nhà báo Lý Quý Chung cũng từng là bạn của ông Thắng vì hồi đó, ông Thắng là người có tâm hồn rất nghệ sĩ và yêu thích văn chương.
Sự ra đời của quán Ông Cả Cần
Hai vợ chồng ông bà Cả Cần đều làm việc trong Việt Nam Cộng Hòa nhưng đã nghỉ việc và ra mở quán bán hủ tiếu và bánh bao kinh doanh riêng. Bà Cả Cần quê gốc ở Bến Tre có tài nấu ăn rất ngon, còn ông Cả Cần thì có tài ngoại giao giỏi và quen biết rộng rãi nên quán của hai ông bà được rất đông khách và được nhiều người biết đến.
Nhờ sự quen biết rộng rãi của mình, ông Thắng đã mượn nghệ danh của cô Năm Sa Đéc (vợ của cụ Vương Hồng Sển) để quảng cáo cho tiệm và có gửi cho bà chút tiền hằng tháng coi như là tiền cảm ơn. Toàn bộ món ăn của quán đều do chính tay vợ của ông Thắng nấu và tên quán “Ông Cả Cần” cũng được đích danh ông Thắng đặt.
Vào khoảng những năm 70, do quán ăn của ông Thắng nằm ở giữa đường, chắn ngang con đường Nguyễn Trãi khiến Đô Trưởng Đỗ Kiến Nhiễu phải bắt dỡ bỏ tiệm. Nhưng hai vợ chồng ông không nghe và quyết theo kiện tới cùng nên quán ăn vẫn được giữ lại.
Gia đình ông Cả Cần đã rời khỏi Việt Nam
Sau năm 1975 gia đình ông Thắng vẫn giữ được một số tài sản nên quyết định định cư ở nước ngoài và sống ở Montreal, Canada. Tại đây, ông bà cũng mở được 2 quán ăn, một quán tên ONG CA CAN ở trên đường Catherine, còn quán thứ hai ở Côte des Neiges.
Vào khoảng những năm 89 – 90, hai ông bà Cả Cần có quay lại Sài Gòn để tìm lại quán ăn cũ của gia đình mình. Và khi quay trở lại Canada thì quán được để lại cho người thân trông nom. Tuy nhiên cách chế biến món ăn của quán bị thay đổi ít nhiều. Có thể do người trông nom không có được công thức nấu nước lèo của bà Cả Cần và cũng có thể do nước lèo bị chế biến lại, cho nhiều thứ khác lên trên, không còn nguyên vị của món ăn Ông Cả Cần nữa.
Ông Cả Cần quay lại Việt Nam
Bà Cả Cần qua đời năm 1995 do bị tai biến mạch máu não. Ông Cả Cần quay về Việt Nam để làm ăn nhưng rồi cũng qua đời ở đây. Một trong hai quán ăn của ông bà ở Canada cũng đóng cửa. Còn quán ăn ở đường Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn có tên là Ông Cả Cần có thể là lúc ông Cả Cần quay trở lại nước để làm ăn.
Xem thêm: Những truyền thuyết kỳ lạ tại các dinh thờ thiêng nổi tiếng ở Việt Nam