Câu đặc biệt là gì, câu rút gọn là gì? Nêu ví dụ

Tag: Đặt Câu Đặc Biệt

Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho các em học sinh vềvà? Tác dụng kiểu câu này trong giao tiếp và các ví dụ về kiểu câu trên. Các em quan tâm hãy xem bên dưới để nắm kiến thức của bài học về kiểu câu này.

Câu đặc biệt được lý giải rất ngắn gọn đó là kiểu câu thường chỉ có 1 hoặc cụm từ, cấu tạo sẽ không theo mô hình chủ vị.

Câu đặc biệt được sử dụng có các mục đích cụ thể như:

– Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Ví dụ: Một đêm mưa. Người mẹ lết tấm thân nhọc nhằn ôm đứa con đi xin sữa.

“Một đêm mưa” là câu đặc biệt xác định thời gian.

– Bộc lộ cảm xúc trong câu nói.

Ví dụ: “Lạy trời! Điểm của nó vừa đủ để xét tốt nghiệp.”

“Lạy trời” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc của người nói: cảm xúc vui mừng khi được xét tốt nghiệp

– Chức năng để gọi đáp.

Ví dụ: “Nam ơi! Nam à! Nó kêu lên khi thấy bóng lưng giống bạn thân của nó.”

“Nam ơi! Nam à!” là câu đặc biệt có chức năng gọi – đáp.

– Dùng liệt kê hoặc thông báo của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: “Buổi sớm trên sân trường thật trong lành. Tiếng chim. Tiếng tiếng trống trường.”

“Tiếng chim. Tiếng trống trường” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê các âm thanh buổi sáng sớm trên sân trường.

Câu đặc biệt có nhiều chức năng và sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Rất nhiều bạn nhầm lẫn câu đặc biệt và câu rút gọn, làm thế nào để phân biệt chúng với nhau, chúng tôi sẽ có phần phân loại bên dưới, các em đón xem.

Đặt các câu đặc biệt:

– Bố ơi ? (dùng hỏi đáp).

– Mừng quá ! Lại đạt điểm 10 môn Toán rồi. (“Mừng quá” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc vui mừng).

– Thành phố Hồ Chí Minh. Mùa thu năm 1975. (“Thành phố Hồ Chí Minh” là câu đặc biệt xác định thời gian, địa điểm).

– Gió. Mưa. Lạnh. Mùa đông trên Hà Nội có những nét đặc trưng của nó. (” Gió. Mưa. Lạnh” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê, thông báo của sự vật, hiện tượng).

Thời gian trôi qua nhanh quá, mới mà tôi đã rời xa ngôi trường tiểu học đã một năm. Ôi nhớ lắm! buổi đầu tiên đi đến trường bỡ ngỡ và thẹn thùng biết bao. Thầy cô, bạn bè mới đều khiến tôi rụt rè, sợ sệt khi phải đối mặt với những điều xa lạ. Rồi ngay mai đây tôi phải làm quen với những điều mới mẻ bắt đầu việc học tại một nơi mới. Tôi tin mình sẽ làm được.

“Ôi nhớ lắm!” là câu đặc biệt có tác dụng bộc lộ cảm xúc của nhân vật. Đó là cảm xúc nhớ nhung, bồi hồi khi nhớ về buổi đầu tiên đến trường.

Khái niệm về câu rút gọn được giải thích rõ ràng đó là loại câu bị lược bỏ đi một số thành phần phụ trong câu. Giúp câu trở nên ngắn gọn, súc tích.

Tác dụng của câu rút gọn: khi rút gọn giúp câu ngắn gọn (tránh lặp từ), súc tích.

– Học sinh chúng ta cần học ăn, học nói, học gói, học mở.

Lược bỏ thành phần chữ ngữ sẽ thành:  “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

– Khi nào cậu thi học kỳ môn Toán.

Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ: “Sáng mai”.

Xem thêm >>> Câu rút gọn là gì ? Lấy ví dụ và cho biết câu rút gọn thiếu thành phần gì

Trong khi nói hoặc viết, ta có thể lược đi các phần trong câu, đó gọi là câu rút gọn. Câu rút gọn có một số tác dụng chính như sau:

– Giúp câu trở nên ngắn gọn hơn.

– Giúp chuyển tải thông tin đến người đọc/người viết nhanh chóng, đồng thời tránh việc lặp từ ngữ ở phía trước.

Cách dùng câu rút gọn: không sử dụng tùy tiện, tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà nên hoặc không nên rút gọn câu. Chú ý khi rút gọn câu:

– Không rút gọn khiến người khác hiểu sai nội dung hoặc ý nghĩa của câu.

– Không rút gọn khiến câu nói trở nên cụt ngủn, mất lịch sự.

Ví dụ:

– Hôm nay môn Toán con được mấy điểm?

– 7 điểm

Không nên rút gọn câu bằng cách lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ khiến câu nói trở nên ngắn gọn và cộc lốc.

Rất nhiều học sinh nhầm lẫn giữa 2 kiểu câu này. Câu đặc biệt và câu rút gọn có điểm giống nhau là chỉ gồm có cấu tạo 1 từ hoặc một cụm từ. Vì vậy một số hướng dẫn phân biệt chúng sẽ rất hữu ích với học sinh.

– Câu đặc biệt:

+ Cấu tạo của câu không có thành phần chủ ngữ vị ngữ vì vậy không thể khôi phục chủ vị.

+ Từ và cụm từ luôn làm trung tâm của cú pháp

– Câu rút gọn:

+ Là câu đơn gồm có hai thành phần đã bị lược bỏ đi chủ ngữ hoặc vị ngữ, khi nói hoặc viết sẽ trở thành câu rút gọn.

+ Dựa vào hoàn cảnh cụ thể mà có thể xác định được thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ bị lược bỏ trong câu.

+ Tùy trường hợp mà có thể khôi phục câu rút gọn.

Ví dụ:

– Lại gió ! cơn gió rét buốt.

“Lại gió” là câu đặc biệt vì nó không theo mô hình CN-VN và không thể khôi phục các thành phần nào được.

– Đi học không ?

Đây là câu rút gọn vì khi khôi phục ta được câu hoàn chỉnh theo mô hình CN – VN bằng cách thêm CN cho câu “Lan đi học không?”

Kết luận

Rate this post

Viết một bình luận