Câu đơn là gì? Phân loại và cách đặt câu đơn chuẩn

Với tất cả chúng ta thì khái niệm câu đơn là gì đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kiến thức để hiểu rõ được những khía cạnh xoay quanh loại câu này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu lại về định nghĩa, phân loại cũng như cách đặt câu đơn để bạn có thể nâng cao được năng lực tiếng Việt của bản thân nhé!

Câu đơn là gì?

Theo sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 thì câu đơn là loại câu do một cụm chủ ngữ và vị ngữ (gọi tắt là cụm chủ vị) tạo thành. Câu này có thể diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn hoặc không, nó thường được dùng để thực hiện một mục đích nói năng nào đó.

Câu đơn là gì?

Các loại câu đơn thường gặp

Có các kiểu câu đơn nào? Dễ thấy câu đơn sẽ được chia thành 3 loại là câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu đơn rút gọn.

  • Câu đơn bình thường sẽ là câu đơn có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt cho câu.

Ví dụ: Em tôi học lớp 1 (Em tôi là chủ ngữ, học lớp 1 là vị ngữ).

  • Câu đơn rút gọn là dạng câu đơn nhưng lại không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt cho câu. Có thể là một bộ phận hay đôi khi là cả 2 bộ phận của câu sẽ bị lược bỏ trong khi giao tiếp với nhau. Song khi cần thiết, ta vẫn có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ 1 cách dễ dàng.

Ví dụ đoạn đối thoại sau:

+ Linh ơi, bao giờ phải nộp bài tập cho cô vậy?

+ Sáng mai. (Nòng cốt trong này câu đã bị lược bỏ. Nếu phải hoàn thiện lại sẽ là: Sáng mai, lớp ta nộp bài nhé).

  • Câu đơn đặc biệt là dạng câu chỉ có một bộ phận duy nhất làm nhiệm vụ nòng cốt và không thể xác định được đó là bộ phận gì. Không như câu rút gọn người ta không thể xác định chính xác được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt sẽ là chủ ngữ hay vị ngữ. Câu loại này chỉ có thể hiểu được trong 1 bối cảnh giao tiếp cụ thể nếu tách khỏi bối cảnh sẽ không còn tư cách của 1 câu nữa. Thường thì câu đặc biệt sẽ được dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu lên 1 nhận xét về một sự vật hay hiện tượng nào đó.

Tìm hiểu 1 vài ví dụ cụ thể

Các ví dụ câu đơn đặc biệt:

  • Vũ! Vũ ơi! (Kêu hoặc gọi ai đó).
  • Ôi trời! Tôi vui quá! (Thể hiện cảm xúc, tình cảm, thái độ đối với 1 sự vật sự việc nào đó).
  • Ngày 9/4/1996. Hôm nay mẹ đã rất vui (Xác định 1 mốc thời gian cụ thể).
  • Mưa (Xác định chính xác cảnh tượng đang diễn ra).
  • Thành phố Đà Lạt (Xác định địa điểm, nơi chốn).
  • Tiếng reo hò. Tiếng vỗ tay (Liệt kê 1 loạt sự vật, hiện tượng).

Bạn cần phân biệt rõ ràng rằng câu đặc biệt khác hẳn với câu đảo chủ ngữ và vị ngữ để tránh nhầm lẫn khi đặt câu. Cụ thể thì câu đơn đặc biệt thường được dùng để chỉ sự tồn tại, xuất hiện. Còn câu đảo chủ vị thường là câu miêu tả với dụng ý nghệ thuật, đảo nhằm nhấn mạnh nội dung câu. Dạng câu rút gọn và câu đơn đặc biệt không được đưa vào chương trình tiểu học.

Ví dụ:

  • Trên bầu trời, có đám mây xanh (Câu đơn đặc biệt).
  • Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi (Câu đảo chủ ngữ – vị ngữ).
  • Mưa! Mưa! (Câu đơn đặc biệt).
  •  (Hôm nay trời như thế nào?) Mưa (Câu rút gọn).

Cách đặt câu đơn sao cho đúng

Dựa vào giải thích khái niệm của ba loại câu đơn này thì chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt trong cấu tạo và chức năng của chúng. Chính vì thế việc đặt câu cũng cần hết sức chú ý.

 Trước khi tiến hành đặt câu bạn phải xác định chính xác được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của câu nếu bạn muốn đặt 1 câu đơn bình thường.

 Với câu đơn rút gọn, bạn phải khôi phục được bộ phận nòng cốt khi cần thiết.

 Đối với câu đơn đặc biệt thì khó hơn một chút, câu này không thể xác định được bộ phận nòng cốt nhưng câu này phải có nghĩa trong một ngữ cảnh nhất định.

Chú ý để đặt câu sao cho chính xác

Một số bài tập liên quan đến câu đơn

Bài 1: Hãy cho biết những câu trong đoạn văn ngắn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm chủ ngữ và vị ngữ cho chúng.

Đoạn văn: Khi đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạnh. Cảnh vật cũng dần trở nên huyền ảo hơn. Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh bên trên mặt nước.

Bài 2: Phân các loại các câu dưới đây thành 2 loại: Câu đơn và câu ghép. Sau khi phân loại hãy tìm chủ ngữ cũng như vị ngữ của chúng.

a) Vào mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, ông được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi giữa các đảng bạn thông qua đường tàu biển.

b) Dù Lương Ngọc Quyến đã hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông vẫn còn sáng mãi.

c) Mấy con chim chích choè từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.

d) Mưa rào rào trên sân, mưa rơi đồm độp trên phên nứa.

Trên đây là giải thích câu đơn là gì, phân loại kiểu câu và cách đặt câu sao cho chính xác nhất. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích được bạn trong quá trình học tập và giảng dạy.

 

 

Rate this post

Viết một bình luận