Tìm gia sư
1. Khái niệm câu ghép là gì?
Trước hết, hãy tìm hiểu về khái niệm khi nói về câu ghép. Trên thực tế, mặc dù có khá nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa về câu ghép. Tuy nhiên, câu ghép hiểu theo cách chính thống nhất như sau: Câu ghép là một hình thức câu được hình thành bởi nhiều vế khác nhau ghép lại, thông thường là hai vế kết hợp lại sẽ thành một câu ghép. Trong một câu ghép, các vế tạo nên là một câu đơn, nghĩa là một vế câu ghép đều có cấu trúc chủ – vị hoàn chỉnh, mặt khác phải làm toát lên mối quan hệ chặt chẽ với vế câu còn lại. Trong ngữ pháp Việt Nam, câu được cho là câu ghép bắt buộc trong thành phần câu phải có từ hai cụm chủ – vị trở lên.
Theo quy định ngữ pháp, do câu ghép được tạo bởi nhiều vế câu đơn, vì vậy chúng phải được kết nối với bằng nhiều phương thức khác nhau. Câu ghép có thể được nối với nhau bằng quan hệ từ, có thể được nối bằng cặp từ hô ứng hay có thể được nối bằng cách nối trực tiếp. Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về câu ghép: “Cá biết bơi và chim biết hót”. Trong ví dụ này, câu ghép được ghép từ hai vế, “Cá biết bơi” là vế đầu, “chim biết hót” là vế thứ hai. Mỗi vế này đều là một cụm có chủ ngữ, có vị ngữ, sau đó chúng được kết nối lại với nhau bằng quan hệ từ “và”.
Hiểu rõ câu ghép là gì và ví dụ sẽ giúp các học sinh làm tốt bài tập được giáo viên phân công, mặt khác giáo viên sẽ có kiến thức về soạn giáo án hay bài giảng. Trên thực tế, câu ghép như đã nói có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa, dưới đây là các định nghĩa bạn có thể tham khảo thêm khi nói đến câu ghép:
– Câu ghép là một hình thức câu được tạo nên bởi hai hoặc nhiều cụm chủ – vị không bao giờ chứa nhau. Một vế câu sẽ là một cụm chủ – vị.
– Câu ghép là một hình thức câu có được tạo thành từ hai nòng cốt. Có mối quan hệ về hình thức tổ chức và ngữ pháp trong câu giữa các vế câu.
Chúng ta vừa tìm hiểu xong định nghĩa câu ghép trong tiếng Việt. Tuy nhiên nhiều thắc mắc cũng đặt ra câu hỏi rằng: Câu ghép trong tiếng Anh là gì? Nó có gì khác biệt so với tiếng Việt hay không và cụ thể cách dùng câu ghép như thế nào? Cụm danh từ “Compound sentences” chính là cụm từ chỉ câu ghép trong tiếng Anh. Compound sentences là một câu có ít nhất hai mệnh đề độc lập được nối bởi dấu phẩy, dấu chấm phẩy giữa liên từ. Một mệnh đề độc lập là một mệnh đề có một chủ ngữ và vị ngữ (động từ) được hình thành bởi một suy nghĩ hoàn toàn có nghĩa.
Ví dụ câu ghép trong tiếng Anh như sau: “This car is too expensive, and that car is too small. (Xe ô tô này quá đắt và xe ô tô này quá rẻ). Trong đó, câu ghép này có hai mệnh đề độc lập được cách nhau bởi dấu phẩy giữa liên từ “and”. Hãy nằm lòng một số liên từ phổ biến dùng để nối hai mệnh đề độc lập trong câu ghép tiếng Anh như sau: “For”, “And”, “Nor”, “But”, “Or”, “Yet”, “So”.
2. Chúng ta sử dụng câu ghép để làm gì?
Như vậy, về mặt bản chất, câu ghép trong cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh đều tương tự nhau. Vì chúng được kết hợp bởi hai vế hay hai mệnh đề độc lập có ý nghĩa bằng một cách thức nhất định. Tuy nhiên một điểm khác nhau cơ bản giữa câu ghép trong tiếng Anh và tiếng Việt đó chính là cách sử dụng dấu phẩy. Trong câu ghép tiếng Việt, bạn có thể dùng dấu phẩy để nối hai vế câu lại thành một câu ghép. Tuy nhiên trong câu ghép tiếng Anh, dấu phẩy không thể có tác dụng này, chính vì thế cách duy nhất là dùng một liên từ đặt sau dấu phẩy nhằm liên kết hai mệnh đề độc lập lại với nhau.
Suy cho cùng, chúng ta sử dụng câu ghép để làm gì, hay nói chính xác hơn hình thức câu này có công dụng gì trong cách truyền tải thông điệp, ý nghĩa hay quan điểm? Thông thường, nếu nói một câu dài, bạn sẽ bị hút ý. Vì vậy, tránh hụt ý trong lúc dùng câu, người ta sử dụng câu ghép. Mặt khác dùng câu ghép cũng là để thể hiện trọn vẹn và rõ ràng về ý nghĩa cần diễn đạt. Đôi khi trong quá trình giao tiếp, chúng ta thường muốn biểu đạt một ý kiến khá dài. Nhưng nếu chỉ sử dụng câu đơn thì sẽ xảy ra tình trạng câu quá dài dòng, làm người đọc, người nghe khó cắt nghĩa và hiểu được những gì chúng ta muốn thể hiện.
Chính vì vậy, câu ghép được áp dụng có thể sẽ thâu tóm được vấn đề, đặc biệt là khi những vấn đề đó lại có mối quan hệ mật thiết với nhau về mặt ý nghĩa. Nói tóm lại, nếu câu ghép được sử dụng một cách đúng lúc, đúng chỗ sẽ phát huy tối đa công dụng làm cho người đọc, người nghe hiểu được bạn muốn truyền tải điều gì, góp phần giúp cuộc giao tiếp trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết.
Tham khảo: Tìm gia sư tiếng Việt lớp 5
3. Câu ghép có mấy loại?
Sau khi đã định nghĩa và hiểu được tác dụng của câu ghép, hãy cùng timviec365.com.vn khám phá những loại câu ghép hiện nay đang được sử dụng trong ngữ pháp Việt Nam. Về cơ bản, có 5 loại câu ghép, bao gồm: đẳng lập, hô ứng, chính phụ, hỗn hợp và chuỗi. Thực tế thì mỗi loại câu ghép này sẽ không giống nhau về cách sử dụng bởi mỗi hình thức câu được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Vì vậy, cần hiểu rõ bản chất của từng hình thức phân loại câu ghép để tối ưu hóa cách sử dụng sao cho phù hợp nhất có thể nhé!
3.1. Câu ghép đẳng lập
Một hình thức câu bao gồm hai vế câu không phụ thuộc vào nhau và có mối quan hệ ngang bằng nhau thì được xem là một câu ghép đẳng lập. Các vế trong câu ghép đẳng lập nhìn chung có tính chất lỏng lẻo bởi vì chúng được kết nối bằng quan hệ từ đẳng lập. Ví dụ về câu ghép đẳng lập như sau: “Hôm nay tôi làm việc hoặc mai làm.” Trong phân loại câu ghép này, còn có bốn loại câu ghép đẳng lập khác nhau, bao gồm: đẳng lập có quan hệ liệt kê, đẳng lập có quan hệ tiếp nối, đẳng lập có quan hệ lựa chọn và đẳng lập có quan hệ đối chiếu.
– Đẳng lập có quan hệ liệt kê: Các vế câu được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liên hợp, thông thường là từ “và”. Mỗi vế đều thể hiện ý nghĩa về sự vật, hiện tượng, quá trình, tính chất cùng loại. Chẳng hạn như: “Trời xanh và gió mát”.
– Đẳng lập có quan hệ tiếp nối: Các vế thể hiện sự việc được tiếp nối theo một trật được gọi là trật tự tuyến tính. Các vế cũng được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liệt kê. Chẳng hạn như: “Chiếc bút chì của tôi bị rơi và chiếc bút bi cũng rơi ngay sau đó.”
– Đẳng lập có quan hệ lựa chọn: Các vế thể hiện ý nghĩa khác nhau nhưng đều nói về chủ thể sự việc chung. Các vế được kết nối bằng quan hệ từ mang tính lựa chọn, thông thường là “hoặc”, “hay”. Chẳng hạn như: “Hôm nay làm hoặc mai làm”.
– Đẳng lập có quan hệ đối chiếu: Các vế thể hiện ý nghĩa đối ứng và tương phản nhau, được kết nối bằng quan hệ từ mang tính tương phản, điển hình như “nhưng”, “song”, “mà”. Chẳng hạn như: “Cái bút này bị vỡ nhưng nó vẫn viết được.”
3.2. Câu ghép hô ứng
Hô ứng hay còn gọi với một cái tên khác là câu ghép qua lại. Đó là một hình thức câu mà luôn tồn tại một mối quan hệ hô ứng, qua lại giữa các vế trong câu. Đặc biệt, mối quan hệ giữa các vế này rất chặt chẽ và khăng khít, đúng hơn là không thể tách riêng một trong các vế ra thành một câu đơn nếu không đặt chúng ở cạnh nhau. Trong câu ghép hô ứng, những cách thức để kết nối các vế bao gồm phụ từ và cặp đại từ. Về cặp phụ từ có “vừa – vừa”, “càng – càng”, “chưa – đã”, “mới – đã”,…. Về cặp đại từ có “bao nhiêu – bấy nhiêu”, “nào – nấy”,…
Ví dụ về câu ghép hô ứng như: “Tôi càng nhịn thì nó càng lấn tới.”
3.3. Câu ghép chính phụ
Hình thức câu này được kết nối với nhau bằng các quan hệ từ, hoặc được kết nối bằng một cặp từ hô ứng. Tương tự như câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ cũng có hai vế nhưng lại bị phụ thuộc lẫn nhau từ không độc lập, được kết nối bằng quan hệ từu mang tính chính phụ. Cũng chính vì thế, mối quan hệ giữa các vế là rất khăng khít và chặt chẽ. Các mối quan hệ trong câu ghép này bao gồm: mối quan hệ nguyên nhận, điều kiện, mục đích, tăng tiến và nhượng bộ. Câu ghép chính phụ cũng có một tên gọi khác là câu ghép quan hệ bổ sung.
Ví dụ về câu ghép chính phụ như sau: “Nếu tôi cố gắng hơn thì tôi đã thành công.”
3.4. Câu ghép hỗn hợp
Một mối quan hệ mang tính ngữ pháp và tầng bậc là mối quan hệ đặt giữa các vế câu trong câu ghép hỗn hợp. Chẳng hạn như: “Mặc dù tôi đã nhắc nhở bản thân mình phải siêng năng như tôi vẫn lười cho nên bây giờ tôi vẫn thất bại.”
Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy có ba vế câu trong cùng một câu ghép, và có hai kiểu quan hệ ngữ pháp đặt giữa những vế câu đó.
3.5. Câu ghép chuỗi
Một câu có hai vế trở lên thì được gọi là câu ghép chuỗi. Trong các vế câu của câu ghép này tồn tại một mối quan hệ mang tính chuỗi, cũng có thể hiểu là mối quan hệ mang tính liệt kê. Các dấu câu được dùng để ngăn cách nhau giữa các vế câu, chẳng hạn như dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm. Trong câu ghép chuỗi, chỉ sử dụng dấu câu mà không sử dụng quan hệ từ liên kết. Chẳng hạn như: “Trời xanh, mây trắng, nước trong.”
Câu ghép chuỗi được phân loại làm ba, bao gồm: câu có quan hệ bổ sung, câu có quan hệ điều kiện, câu có quan hệ nguyên nhân, câu có quan hệ đối nghịch.
4. Câu ghép – Câu đơn – Câu phức: Cách phân biệt là gì?
Ba loại câu thông dụng nhất trong ngữ pháp Việt Nam, ngoài câu ghép ra còn có câu đơn và câu phức. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai cũng có thể phân biệt thành công các hình thức câu này. Trước hết, hãy xét về khái niệm của hai loại câu còn lại.
– Câu đơn là một mệnh đề độc lập với một chủ ngữ và một vị ngữ. Ví dụ: “Tôi đi học”. Câu đơn có bốn loại, bao gồm: câu đơn đặc biệt, câu đơn bình thường, câu đơn ngữ cảnh và câu đơn thành phần.
– Câu phức là câu kết hợp một mệnh đề độc lập với một mệnh đề phụ thuộc. Ví dụ: “Khi siêng năng và chăm chỉ, tôi có thể thành công”.
Thông qua khái niệm của cả ba hình thức câu trên, chúng ta thấy được sự khác biệt xuất phát chủ yếu từ công dụng cũng như cấu trúc của nó. Câu ghép chỉ được công nhận khi nó có đủ những điều kiện sau:
– Sở hữu từ hai vế trở lên, mỗi vế là một cụm chủ – vị.
– Mỗi vế chỉ có một hoặc một cụm danh từ, động từ, tính từ và đều có từ liên kết giữa các vế câu.
– Khi vế chính là một hay một cụm động từ/tính từ, và vế phụ là câu đơn có kết cấu chủ – vị.
5. Cách đặt câu ghép chính xác
Có hai cách đặt câu ghép chính xác:
– Thứ nhất là đặt câu ghép theo mô hình có sẵn bao gồm:
+ Mô hình 1: [Liên từ] Chủ – vị [Liên từ] Chủ – vị. Ví dụ: “Vì tôi cố gắng nên tối thành công”.
+ Mô hình 2: Chủ – vị [Liên từ] Chủ – vị. Ví dụ: “Tôi thành công vì tôi cố gắng”.
+ Mô hình 3: Chủ [Phó từ] vị, Chủ [Phó từ] vị. Ví dụ: “Cho đi càng nhiều, nhận lại càng nhiều”.
– Thứ hai là sử dụng liên từ hoặc cặp liên từ để đặt câu ghép: Như đã khám phá về cấu trúc của các loại câu ghép, chúng ta có thể nhận thấy có nhiều liên từ và cặp liên từ có tác dụng liên kết các vế để tạo thành một câu ghép hoàn chỉnh. Bạn có thể sử dụng liên từ “và” đối với những vế đơn ngang bằng nhau, hoặc sử dụng cặp liên từ “vì – nên” cho những câu có các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Chẳng hạn như: “Vì tôi yêu anh nên tôi chấp nhận hy sinh”.
Như vậy, timviec365.com.vn vừa giúp bạn đọc tìm hiểu xong về khái niệm, phân loại cũng như cách sử dụng câu ghép sao cho đúng nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan hơn về câu ghép!