1. Câu ghép là gì?
Câu ghép là những câu có hai chủ ngữ-vị ngữ trở lên. Hay nói cách khác, câu ghép là những câu có từ hai mệnh đề trở lên, mỗi mệnh đề bao gồm một chủ ngữ, một vị ngữ.
Ví dụ:
Trời/ càng về đêm/, không gian/ càng tĩnh mịch.
CN VN CN VN
Câu ghép được sử dụng để liên kết những vấn đề có sự kết nối với nhau về nghĩa. Thay vì sử dụng nhiều câu đơn, sử dụng câu ghép sẽ giúp nâng cao hiệu quả nghe, hiểu cho người nghe, người đọc.
2. Phân loại câu ghép
2.1. Câu ghép chính phụ
Câu ghép chính phụ là những câu có mệnh đề chính và mệnh đề phụ, hai mệnh đề này phụ thuộc nhau và bổ sung ý nghĩa cho nhau. Mệnh đề chính phụ thường được kết nối với nhau bằng các quan hệ từ hoặc từ nối. Mệnh đề chính phụ thường bao hàm các ý như chỉ nguyên nhân, kết quả, chỉ mục đích, điều kiện,…
Ví dụ:
-
Vì Quân học hành chăm chỉ nên cậu ấy giành giải Nhất trong cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố
=> Cấu trúc: từ nối-mệnh đề-từ nối-mệnh đề.
-
Anh ấy giàu lên nhanh chóng vì tìm được hướng đi đúng cho công việc kinh doanh của mình.
=> Cấu trúc: Mệnh đề-từ nối-mệnh đề.
-
Thời tiết càng khô hanh, da dẻ càng dễ bị khô nẻ.
Cấu trúc: Chủ ngữ-phó từ-vị ngữ, chủ ngữ-phó từ-vị ngữ.
2.2. Câu ghép đẳng lập
Câu ghép đẳng lập là những câu ghép có các mệnh đề độc lập về nghĩa, có ý nghĩa,vai trò ngang nhau trong câu. Câu ghép đẳng lập thường dùng để diễn tả mối quan hệ liệt kê, lựa chọn hoặc tương đồng.
Ví dụ:
-
Thu qua, đông đến.
=> Cấu trúc: Chủ ngữ-vị ngữ, chủ ngữ-vị ngữ.
-
Mẹ tôi đang nấu ăn, em trai thì học bài còn bố tôi đi làm chưa về.
=> Cấu trúc: Chủ ngữ-vị ngữ, chủ ngữ-phó từ-vị ngữ, phó từ-chủ ngữ-vị ngữ.
2.3. Câu ghép hỗn hợp
Câu ghép hỗn hợp là những câu ghép do câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập tạo thành.
Ví dụ:
-
Anh ấy đi nước ngoài du học, cả nhà ai cũng vui vì đây là cơ hội tốt để anh ấy phát triển tương lai.
=> Trong đó 2 mệnh đề trong câu ghép đẳng lập là “Anh ấy đi nước ngoài du học” và “cả nhà ai cũng vui vì đây là cơ hội tốt để anh ấy phát triển tương lai”. => Hai mệnh đề trong câu ghép chính phụ là “ cả nhà ai cũng vui”, từ nối “vì” và mệnh đề 2 là “đây là cơ hội tốt để anh ấy phát triển.”
3. Cách nối các về câu trong câu ghép
3.1. Cách nối trực tiếp
Cách nối trực tiếp trong câu ghép là cách nối không sử dụng từ nối hay các cặp từ hô ứng.
Ví dụ:
-
Trời tối, các cô bác đang dọn hàng để về.
-
Hôm nay tôi đi học, em trai tôi được nghỉ.
3.2. Cách nối bằng cặp từ hô ứng
Các mệnh đề trong câu ghép còn được nối với nhau bằng các cặp từ hô ứng ví dụ như “càng….càng”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”, “vừa…đã”, “chưa…đã”, “vừa…vừa”, “đâu….đấy”, “nào….ấy”, “ai….nấy”
Ví dụ:
-
Bạn càng cố gắng, bạn càng có nhiều cơ hội để đến với thành công.
-
Bạn cho đi bao nhiêu, bạn sẽ nhận lại bấy nhiêu.
-
Trời vừa sáng, các bác nông dân đã ra đồng.
3.3. Cách nối bằng các quan hệ từ
Chúng ta còn sử dụng các quan hệ từ và các cặp quan hệ từ để nối các vế trong câu ghép. Một số quan hệ từ như “và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc,…”, các cặp quan hệ từ như “vì….nên”, “nếu….thì”, “tuy….nhưng”, “chẳng những….mà còn”,….
Ví dụ:
-
Quân muốn giúp đỡ Linh nhưng cô ấy từ chối.
-
Vì Nam dậy sớm nên anh ấy không bị trễ giờ.
-
Tuy anh ấy không giành được giải quán quân nhưng anh ấy đã để lại một phần thi ấn tượng.
-
Chẳng những tổ chức từ thiện quyên góp tiền, mà họ còn mang đến rất nhiều thực phẩm, quần áo, vật dụng cá nhân cho trẻ em nghèo trên vùng cao.
4. Mối quan hệ giữa các vế câu ghép
Câu ghép trong tiếng Việt thường chỉ ra một số mối quan hệ cụ thể trong các vế câu như quan hệ nguyên nhân-kết quả, quan hệ tương phản, quan hệ giả thiết-kết quả,…Cùng tìm hiểu về các mối quan hệ này.
4.1. Quan hệ nguyên nhân-kết quả
Câu ghép chỉ ra mối quan hệ nguyên nhân-kết quả thường sử dụng các cặp quan hệ từ như “bởi vì…cho nên”, “vì…nên”, “do…nên”,
Ví dụ:
-
Bởi vì Nam trốn học nên cô giáo đã gọi điện cho phụ huynh.
-
Do thời tiết xấu nên chúng tôi hoãn chuyển đi cắm trại ngoài trời.
-
Vì Linh luyện tập chăm chỉ nên cô ấy có được một thân hình chuẩn.
4.2. Quan hệ điều kiện-kết quả
Câu ghép thể hiện mối quan hệ điều kiện, kết quả diễn tả một hành động, sự việc chỉ có thể xảy ra khi có hành động, sự việc khác xảy ra. Một số cụm từ nối được dùng trong câu ghép chỉ quan hệ điều kiện-kết quả như “nếu…thì”, “hễ…giá”, “hễ như….thì”.
Ví dụ:
-
Nếu cô ấy không đến thì anh ấy cũng không rời đi.
-
Nếu trời mưa to thì chúng tôi sẽ ở trong nhà
-
Hễ mà cô ấy đến muộn thì chúng tôi sẽ bị muộn tàu.
4.3. Quan hệ tương phản
Câu ghép chỉ mối quan hệ tương phản có hai mệnh đề diễn tả ý nghĩa trái ngược nhau, thường sử dụng các mệnh đề quan hệ như “tuy…nhưng”. “mặc dù…nhưng”.
Ví dụ:
-
Tuy bị đau chân nhưng cô ấy vẫn đi học đầy đủ.
-
Mặc dù rất mệt nhưng cô ấy vẫn nấu ăn tối cho mọi người.
-
Tuy đã rất cố gắng nhưng cô ấy vẫn không đạt được kết quả như mong muốn.
4.4. Quan hệ tăng tiến
Trong câu ghép chúng ta còn thấy được mối quan hệ tăng tiến giữa các vế câu thông qua các cặp quan hệ từ như “không những….mà còn”, “không chỉ…mà còn”,..
Ví dụ:
-
Linh không chỉ biết chơi đàn mà cô ấy còn biết múa
-
Không những em gái tôi biết nấu ăn mà nó còn biết cách trang trí nhà cửa.
-
Không chỉ người Việt thích Phở mà người nước ngoài cũng thích nó.
4.5. Quan hệ mục đích
Quan hệ mục đích giữa các vế câu ghép thường được thể hiện bằng các quan hệ từ “để, thì…”.
Ví dụ:
-
Chúng tôi mua rất nhiều thực phẩm để dự trữ cho những ngày mưa sắp tới.
-
Để có thể lọt vào vòng chung kết thì chúng tôi cần đánh bại đối thủ ở vòng này.
5. Phân biệt câu đơn, câu phức và câu ghép
Câu đơn là câu chỉ có một mệnh đề nòng cốt trong câu bao gồm hai bộ phận chính là chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: Tôi thích xem phim.
Câu phức là câu có từ hai cụm chủ-vị trở lên, trong đó có một cụm chủ-vị là nòng cốt, các cụm chủ-vị còn lại sẽ bổ sung ý nghĩa cho cụm chủ-vị nòng cốt đó.
Ví dụ: Ngày mai anh ấy cần làm những việc sau: lên kế hoạch cho dự án sắp tới, gặp gỡ đối tác, gọi điện cho khách hàng cũ.
Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ-vị khác nhau nhưng các mệnh đề đó không bao hàm nhau.
Ví dụ: Con mèo nghịch cuộn len trong nhà, chú chó đang chơi ngoài sân.
6. Câu ghép trong tiếng Anh
Câu ghép trong tiếng Anh cũng là những câu có hai cụm chủ-vị, hay còn gọi là hai mệnh đề độc lập.
Ví dụ:
-
My father is a doctor, my mother is a nurse. (Bố tôi là một bác sĩ, mẹ tôi là một y tá.)
-
He woke up late so he missed the train. (anh ấy thức dậy muộn nên anh ấy bị lỡ tàu)
Câu ghép trong tiếng Anh có thể được hình thành bằng cách sử dụng các liên từ nối như for, and, nor, but, or, yet, so.
Ví dụ:
-
It’s rain, but he doesn’t bring the umbrella. (Trời mưa, nhưng anh ấy không mang theo ô)
-
He didn’t want to go to school, yet he went anyway. (Anh ấy không muốn đến trường, rồi anh ấy đã đi sau đó.)
Các mệnh đề trong câu ghép cùng được với nhau bằng các trạng từ nối như furthermore, however, otherwise,..
Ví dụ:
-
It’s raining, however they still go out. (Trời mưa, tuy nhiên họ vẫn ra ngoài)
Hai mệnh đề độc lập trong câu ghép còn được nối với nhau bằng dấu chấm phẩy.
Ví dụ:
-
The sky is dark, the stars gone. (Bầu trời thì tối om, những vì sao đã biến mất.)
7. Bài tập về câu ghép trong tiếng Việt
Bài tập 1: Đặt câu sử dụng các cặp quan hệ từ sau:
1. Nếu…………..thì……
2. Mặc dù…………nhưng…….
3. Vì……..nên………..
4. Không những………mà còn……….
5. Tuy……..nhưng………
Đáp án:
1. Nếu tôi không làm bài tập về nhà thì tôi sẽ bị phạt bởi thầy cô giáo.
2. Mặc dù Linh còn ít tuổi nhưng cô ấy nói tiếng Anh rất tốt
3. Vì Nam lười biếng nên điểm kiểm tra cuối kỳ của anh ấy rất tốt.
4. Không những tôi phải nấu ăn mà tôi còn phải dọn dẹp nhà cửa.
5. Tuy bố mẹ không đồng ý nhưng tôi vẫn muốn học nhảy.
Như vậy, trên đây là bài viết của sentayho.com.vn về câu ghép trong tiếng Việt. Hy vọng bạn đã hiểu được câu ghép là gì, các loại câu ghép và mối quan hệ giữa các mệnh đề trong câu ghép.
>> Tìm hiểu thêm:
- Từ láy là gì? Cách phân biệt từ láy và từ ghép
- Thế nào là ẩn dụ và hoán dụ và cách phân biệt
Bạn thấy bài viết thế nào?