Câu ghép là gì? Tổng hợp các kiến thức liên quan về câu ghép
5
(100%)
2
votes
(100%)votes
Câu ghép là phần kiến thức đặc biệt quan trọng đối với học sinh cấp tiểu học. Các em cần nắm được câu ghép là gì? Soạn bài câu ghép cần chú trọng những phần nội dung kiến thức nào? Các loại câu ghép trong tiếng Việt và câu ghép tiếng Anh có giống nhau không? Các mối quan hệ giữa các vế câu và cách nối các vế câu ghép như thế nào. Các em học sinh cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Câu ghép là gì trong tiếng Việt?
Câu ghép là gì?
Câu ghép là câu được ghép lại từ nhiều vế câu (từ 2 vế trở lên) tạo thành. Mỗi một vế câu sẽ có đủ cấu trúc của câu gồm có một cụm chủ ngữ – vị ngữ. Câu ghép thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các vế câu và ý nghĩa câu với nhau cũng như thể hiện mối quan hệ với các câu khác trong cùng một đoạn hay một bài văn.
Cách nối các vế trong câu ghép
Câu ghép do các câu ghép lại với nhau nên đòi hỏi có sự liên kết một cách hợp lý. Theo nội dung chương trình phần kiến thức câu ghép lớp 8, các vế của câu ghép được nối với nhau thông qua 3 cách:
-
Sử dụng từ ngữ có tác dụng nối (cặp từ hô ứng)
Các mệnh đề trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng các cặp từ hô ứng ví dụ như “vừa…đã”, “chưa…đã”, “càng….càng”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”, “đâu….đấy”, “vừa…vừa”, “nào….ấy”, “ai….nấy”
Ví dụ:
– Bạn càng cố gắng bao nhiêu, bạn càng có nhiều cơ hội để đến gần với thành công bấy nhiêu.
– Bạn cho đi bao nhiêu, bạn sẽ nhận về bấy nhiêu.
– Trời vừa sáng, các bác nông dân đã vội ra đồng.
-
Nối trực tiếp (sử dụng sử dụng các dấu: dấu phẩy, hai chấm, chấm phẩy)
Cách nối trực tiếp trong câu ghép là cách nối không cần sử dụng từ nối hay các cặp từ hô ứng.
Ví dụ:
– Trời tối, các bác bán hàng đang dọn dẹp để về.
– Hôm nay tôi đi học còn em gái tôi được nghỉ.
-
Nối bằng quan hệ từ
– Quan hệ từ: và, hoặc, nhưng, hay, thì…
– Cặp quan hệ từ: vì – nên, nếu – thì, tuy – nhưng…
Chúng ta còn sử dụng các quan hệ từ hoặc các cặp quan hệ từ để nối các vế của câu ghép. Một số quan hệ từ như “nhưng, hay, và, rồi, thì, hoặc,…”, các cặp quan hệ từ như “do….nên”, “nếu….thì”, “tuy….nhưng”, “không những….mà còn”,…
Ví dụ:
– Hùng muốn giúp đỡ Huyền nhưng cô ấy từ chối.
– Vì Bách dậy sớm nên anh ấy không bị muộn giờ.
– Tuy anh ấy không giành được giải quán quân cuộc thi nhảy cầu nhưng anh ấy đã đem đến một phần thi ấn tượng.
– Chẳng những tổ chức hoạt động từ thiện quyên góp tiền, mà họ còn mang đến rất nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu như quần áo, vật dụng cá nhân cho trẻ em nghèo trên vùng cao.
Câu ghép thường thể hiện các mối quan hệ giữa các vế câu: quan hệ điều kiện – tương phản, quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ tăng tiến và quan hệ tương phản.
Các loại câu ghép
Câu ghép tiếng Việt có 3 loại như sau:
-
Câu ghép đẳng lập
Câu ghép đẳng lập là loại câu ghép có các mệnh đề độc lập về mặt nghĩa, có ý nghĩa,vai trò ngang nhau trong câu. Câu ghép đẳng lập thường được dùng để diễn tả mối quan hệ lựa chọn, liệt kê hoặc tương đồng.
Ví dụ:
– Thu qua, đông đến.
=> Cấu trúc: Chủ ngữ-vị ngữ/ chủ ngữ-vị ngữ.
– Mẹ tôi đang nấu ăn, em gái thì học bài còn bố tôi vừa đi làm chưa về.
=> Cấu trúc: Chủ ngữ-vị ngữ/ chủ ngữ-phó từ-vị ngữ/ phó từ-chủ ngữ-vị ngữ.
-
Câu ghép chính phụ
Câu ghép chính phụ là những câu gồm có mệnh đề chính và mệnh đề phụ, hai mệnh đề này phụ thuộc và bổ sung ý nghĩa cho nhau. Mệnh đề chính – phụ thường được ghép nối với nhau bằng các quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc từ nối. Mệnh đề chính – phụ thường bao hàm các ý như chỉ mục đích, điều kiện, chỉ nguyên nhân, kết quả,…
Ví dụ:
– Vì Quân chăm chỉ học hành nên cậu ấy đã giành giải Nhất trong cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố
=> Cấu trúc: từ nối/mệnh đề/từ nối/mệnh đề.
– Anh ấy giàu lên nhanh chóng vì tìm được đúng hướng đi cho công việc kinh doanh của mình.
=> Cấu trúc: Mệnh đề/từ nối/mệnh đề.
– Thời tiết càng khô hanh, làm da càng dễ bị khô nẻ.
=> Cấu trúc: Chủ ngữ/phó từ/vị ngữ, chủ ngữ/phó từ/vị ngữ.
-
Câu ghép hỗn hợp
Câu ghép hỗn hợp là những câu ghép được tạo thành do câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập. Câu ghép bổ sung ý nghĩa cho nhau
Ví dụ:
– Anh ấy đi du học nước ngoài, người thân ai cũng vui vì đây là cơ hội tốt để anh có thể phát triển tương lai.
=> Trong đó, 2 mệnh đề trong câu ghép đẳng lập là “Anh ấy đi du học nước ngoài” và “người thân ai cũng vui vì đây là cơ hội tốt để anh có thể phát triển tương lai”
=> Hai mệnh đề trong câu ghép chính phụ là “ người thân ai cũng vui”, từ nối là “vì” và mệnh đề 2 là “đây là cơ hội tốt để anh có thể phát triển tương lai.”
>>> Bài viết tham khảo: Netizen là gì? Netizen có ảnh hưởng gì trong giới giải trí?
Soạn bài câu ghép như thế nào?
Soạn bài trước khi đến lớp là cách thức chuẩn bị trước nội dung bài học. Đối với giáo viên, việc soạn bài là chuẩn bị giáo án tổng hợp những kiến thức để truyền lại cho học trò, những cách thức giảng dạy hay, sáng tạo, các phần bài tập để luyện tập vận dụng kiến thức cho học sinh và đề ra mục tiêu cần đạt được trong mỗi tiết dạy.
Giáo án của giáo viên về câu ghép tiếng Việt lớp 8, kiến thức câu ghép tiếp theo sẽ bao gồm các nội dung như sau:
-
Định nghĩa câu ghép
-
Cấu trúc của câu ghép
-
Các loại câu ghép
-
Phân loại các mối quan hệ của câu ghép
-
Đưa ra ví dụ câu ghép, phân tích ví dụ cụ thể, tìm câu ghép
-
Yêu cầu học sinh đặt câu ghép bất kỳ và phân tích các vế câu ghép
-
Đưa ra các bài tập về việc đặt câu ghép theo yêu cầu về ngữ cảnh, câu ghép có sử dụng từ nối, các cặp từ nối…; đưa ra các từ nối yêu cầu học sinh xác định được các vế câu ghép, xác định loại câu ghép…
-
Yêu cầu: Học sinh hiểu được khái niệm câu ghép là gì, xác định được câu ghép và đặt câu ghép tiếp theo đúng yêu cầu của giáo viên.
Còn đối với học sinh, soạn bài từ ghép, chuẩn bị trước bài học ở nhà nhằm giúp cho việc tiếp thu bài giảng trên lớp một cách nhanh chóng dễ dàng và đầy đủ hơn.
Soạn bài từ ghép của học sinh là việc đọc trước, thực hiện làm theo các yêu cầu trong sách giáo khoa theo đúng cách hiểu của bản thân trước khi đến lớp.
Ví dụ: Nội dung trong sách giáo khoa ngữ văn thường sẽ có các dạng bài tập như: đưa ra một đoạn văn mẫu và yêu cầu học sinh thực hiện theo các yêu cầu:
– Tìm câu ghép có trong các đoạn văn
– Phân tích câu ghép của các đoạn văn
– Xác định câu ghép tìm được thuộc loại gì?
– Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép.
Ngoài ra, bài tập về câu ghép còn có các dạng khác như: điền từ nối, cặp quan hệ từ phù hợp với câu mẫu cho sẵn hay viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu ghép…
Câu ghép lớp 8 khác câu ghép lớp 5 như thế nào?
Trong chương trình đào tạo học sinh, những kiến thức về câu ghép được giảng dạy từ cấp tiểu học đến cấp trung học cơ sở. Mà cụ thể là học sinh đã được học về câu ghép từ lớp năm và được mở rộng kiến thức ở phần câu ghép lớp 8 tiếp theo.
Nếu như ở tiểu học, cụ thể là lớp 5, học sinh bắt đầu làm quen khái niệm, biết câu ghép là gì để học cách đặt những câu ghép theo yêu cầu của giáo viên thì ở cấp lớn hơn là lớp 8 thì học sinh sẽ tìm hiểu câu ghép ở mức độ cao hơn, cụ thể:
– Học sinh tìm hiểu về các đặc điểm của câu ghép.
– Học cách nhận biết câu ghép có trong các bài văn, đoạn văn trong chương trình học.
– Phân tích từng vế của câu ghép, xác định câu ghép được liên kết với nhau bằng hình thức nào.
– Học cách sử dụng câu ghép trong hoàn cảnh hợp lý.
Câu ghép trong tiếng Anh là gì?
Câu ghép trong tiếng Anh là một trong những cấu trúc giúp các bạn giao tiếp tiếng Anh một cách tự nhiên hơn và đạt được điểm cao hơn trong các kỳ thi quan trọng
Câu ghép trong tiếng Anh là gì?
Câu ghép trong tiếng Anh cũng giống như câu ghép tiếng Việt, là những câu có hai cụm chủ-vị, hay còn gọi là 2 mệnh đề độc lập.
Ví dụ:
– My father is a teacher, my mother is a nurse. (Bố tôi là một thầy giáo, mẹ tôi là một y tá.)
– He woke up late so he miss the bus. (Anh ấy ngủ dậy muộn nên anh ấy bị lỡ chuyến xe buýt)
Cách tạo câu ghép trong tiếng Anh
Câu ghép trong tiếng Anh có thể được tạo thành bằng cách sử dụng các liên từ nối như for, but, or, and, nor, yet, so.
-
Sử dụng trạng từ nối (conjunctive adverbs)
Các trạng từ như: Otherwise, However, Furthermore,…có thể dùng để kết nối các mệnh đề độc lập trong một câu ghép tiếng Anh. Khi sử dụng các trạng từ nối cần lưu ý việc sử dụng dấu câu.
Câu ghép trong tiếng Anh sử dụng trạng từ nối được cấu tạo như sau: Independent clause 1 + Conjunctive adverb + Independent clause 2
Ví dụ: She wanted to study late; therefore, she drank another cup of coffee: Cô ấy muốn học khuya; vì thế, cô ta đã pha thêm một cốc cà phê nữa
-
Sử dụng dấu chấm phẩy (;)
Một dấu (;) cũng có thể dùng để kết nối các mệnh đề độc lập trong một câu ghép tiếng Anh. Khi hai mệnh đề độc lập có quan hệ gần gũi cũng có thể sử dụng kiểu câu này. Chúng sẽ được viết tách thành 2 câu đơn, tách biệt hẳn bằng dấu chấm trong trường hợp giữa 2 câu không có mối quan hệ gần gũi.
Câu ghép tiếng Anh với dấu (;) được cấu tạo như sau: Independent Clause 1+ Independent Clause 2
Ví dụ: I’m making a cake; my sister is cooking for dinner (Tôi đang làm bánh, chị tôi đang nấu ăn.)
-
Sử dụng liên từ nối (conjunction)
Trong tiếng Anh, For, nor, but, and, or, yet, so là 7 liên từ thường dùng để nối trong câu ghép tiếng Anh.
Câu ghép tiếng Anh sử dụng liên từ được cấu tạo như sau: Independent clause 1, + Conjunction + Independent clause 2
Ví dụ: He didn’t bring a map, so He got lost (Cậu ta không mang theo bản đồ và cậu ấy đã bị lạc đường.)
Bài viết đã tổng hợp đầy đủ các kiến thức về từ ghép tiếng Việt và từ ghép trong tiếng Anh để các bạn học sinh hiểu chính xác và đầy đủ nhất khái niệm về từ ghép. Hy vọng rằng qua những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, các bạn học sinh sẽ học thật tốt môn Văn, giành kết quả cao trong các kỳ thi quan trọng.