Advertisement
Khi hỏi hoặc trả lời một vấn đề, sự việc, câu chuyện thì chúng ta sử dụng nhiều loại câu có nghĩa khác nhau. Như câu khẳng định, câu hỏi, câu cảm thán và một trong những câu được sử dụng nhiều là câu phủ định. Trong seri hướng dẫn học ngữ văn 8 mình sẽ giới thiệu cách sử dụng câu phủ định nha.
Khái niệm câu phủ định
Câu phủ định là loại câu có nghĩa phản bác, không đồng ý, phản đối một ý kiến, sự việc, câu chuyện nào đó. Ở đây nó chỉ mang nghĩa là phủ định với ý kiến người khác đưa ra, không xác định ý kiến mình phụ định có thật chính xác không. Những từ gồm “ không, chẳng, chả, chưa, không phải, đâu có phải (là), đâu (có)… là cách giúp bạn nhận biết câu phủ định chính xác nhất.
Ví dụ: Trâm Anh chưa làm xong bài tập hoặc Hôm nay Trâm Anh đâu có đi học.
Những tính năng chính câu phủ định
Chỉ một vài tính huống hay trường hợp mà ta lựa chọn nên sử dụng câu phủ định sao cho thích hợp nhất.
Dùng để thông báo, xác định
Thông báo, xác định không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó mà bạn chắc chắn là nó sai hoặc không hợp lý. Nó còn gọi là câu phủ định miêu tả. Loại này thường được sử dụng nhất và dễ nhận biết nhất.
Ví dụ: Chiều nay trời không mưa hoặc hôm nay trời chưa mưa.
Dùng để phản bác
Phản bác một ý kiến, một nhận định từ cá nhân hay tổ chức. Nó còn gọi là câu phủ định bác bỏ. Ví dụ trong một cuộc hợp, thảo luận nhóm một người đề xuất ý kiến thì sẽ có nhiều người phản bác, đưa ra ý kiến ngược lại…
Ví dụ: Một đoạn trò chuyện ngắn về cách dùng câu phủ định để phản bác
Tối nay Lan đi xem phim với Tấn không?
Tối nay Lan không đi được vì có hẹn rồi.
Câu phủ định bác bỏ, phản bác bao giờ cũng xuất hiện sau một ý kiến, một nhận xét đã được đưa ra từ trước. Vì vậy, câu phủ định bác bỏ không bao giờ đứng ở vị trí mở đầu đoạn văn.
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ nhiều khi không được thể hiện ra một cách rõ ràng qua hình thức hoặc dấu hiệu. Trong những trường hợp như vậy, cần dựa vào hoàn cảnh để xác định đâu là câu phủ định miêu tả hay là câu phủ định bác bỏ cho chính xác nhất.
Kết luận: Người dùng nên cẩn thận khi sử dụng câu phủ định hợp lý nhất, vì các nhận định sai dễ gây hiểu lầm không mong muốn.
Advertisement