Câu phủ định là gì? Câu phủ định có chức năng gì? Cách phân biệt câu phủ định bác bỏ và câu phủ định miêu tả, các ví dụ về câu phủ định chi tiết.
Để giúp các em lớp 8 năm bắt được kiến thức về khái niệm câu phủ định là gì, cũng như đưa ra các ví dụ về câu phủ định để các em tiếp thu bài tốt hơn, các em tham khảo bài viết dưới đây.
Khái niệm câu phủ định là gì?
Khái niệm câu phủ định của Sách giáo khoa lớp 8 nêu rõ như sau: Câu phủ định là ở trong câu đó sử dụng các từ ngữ như chẳng phải, không, không phải, chả… Các từ ngữ này thường xuất hiện trong câu phủ định và cũng dễ dàng để nhận biết.
Hay hiểu một cách khác câu phủ định là câu phủ nhận một sự việc, vấn đề nào đó. Bên cạnh đó, câu phủ định nó còn phủ nhận tính chất, trạng thái, hành động trong câu.
Ví dụ: “Tôi không phải là bác sĩ”-từ nhận biết câu phủ định “ không phải”
Chức năng trong câu phủ định qua bài tập
Phủ định bác bỏ: Câu phủ định mục đích để bác bỏ ý kiến, phủ nhận sự việc, khẳng định của một đối tượng nào đó.
Ví dụ:
Thầy sờ vòi bảo:
Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc
(Trích- Thầy bói xem voi)
=>Thầy sờ ngà phủ định ý kiến của thầy sờ vòi việc con voi “sun sun như con đỉa”, thầy sờ tai phủ định ý kiến của thầy sờ ngà việc con voi” chần chẫn như cái đòn bẩy”
Từ ngữ phủ định trong ví dụ là “không phải, đâu có”, nhằm để xác nhận hoặc để thông báo không có các sự việc, sự vật nào đó hay còn được gọi là phủ định miêu tả.
Ví dụ:
“An có cài tóc nơ màu hồng nhưng không đẹp”
=> Từ ngữ phủ định được sử dụng trong ví dụ là “không” miêu tả cài tóc nơ màu hồng “không đẹp”.
Cách phân biệt phủ định bác bỏ và phủ định miêu tả
Dựa vào vị trí để phân biệt: câu phủ định bác bỏ bao giờ cũng đứng sau một ý kiến, một nhận định nào đó được đưa ra từ trước. Vì vậy câu phủ định bác bỏ thường không đứng ở đầu câu.
Để phân biệt phủ định bác bỏ và phủ định miêu tả cần dựa vào vị trí trong câu để phân biệt: đối với câu phủ định bác bỏ sẽ cũng sẽ đứng sau một ý kiến hay nhận định nào đó đã được đưa ra ở trước đó. Thông thường câu phủ định đứng ở cuối câu.
Ví dụ:
A: Dạo này An có vẻ hư đấy,chị ạ!
B: Không. Tôi thấy bé An rất ngoan mà.
=> Câu phủ định bác bỏ ” Không”. Phía sau của câu phủ định là một câu khẳng định, phác bác cho ý kiến trước đó” Tôi thấy bé An rất ngoan mà”. Tức là trước đó đã có ý kiến cho rằng” Dạo này bé An có vẻ hư”.
Chúng ta cần dựa vào hoàn cảnh nhất định trong câu để phân biệt. Trong nhiều trường hợp không thể sử dụng hình thức dấu hiệu trong câu. Ở một số câu cần chú ý đến hoàn cảnh trong câu để phân biệt được đâu là câu được dùng để phủ định miêu tả cũng như trong câu phủ định bác bỏ.
Ví dụ: “Không, con không muốn đến nhà Bác Lan đâu”
=> Ý nghĩa của câu trên cho thấy câu phủ định”Không, con không muốn đến nhà Bác Lan đâu”, tức là đứa trẻ trên chỉ muốn ở nhà và không thích đi đến nhà Bác Lan”.
Chú ý: Hình thức câu phủ định của phủ định tức là ở trong một câu nếu câu đó có hai từ mang ý nghĩa phủ định thì câu đó sẽ lại là câu khẳng định chứ không còn là câu phủ định nữa.
Ví dụ như sau:” Tôi và Mai không thể không nhớ cảm giác ngày đầu tiên bước đến một đất nước xa lạ”.
=> Trong câu xuất hiện hai từ phủ định “không”,”không” ngược lại mang một ý nghĩa khẳng định.
Cần lưu ý như sau: Ở một số câu sẽ có hàm ý được dùng để phủ định trong câu thế nhưng chưa chắc đó là câu phủ định.
Một số ví dụ cho lưu ý trên:
- ” Tôi thấy con mèo có đẹp gì đâu”
- “Bộ phim này có gì hay đâu mà xem hoài vậy?”
Ví dụ về câu phủ định
Câu phủ định thường được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, vì thế mà không khó để chúng ta có thể tìm được ví dụ cho kiểu câu này.
- Mai học bài
- Mai không có học bài
Trong câu 1 mục đích dùng để khẳng định cho việc Mai học bài nhưng mục đích trong câu 2 lại phủ định cho việc Mai không học bài. Câu thứ 2 có ý nghĩa và trạng thái trái ngược với câu thứ nhất.
Con mèo bị cậu bé lấy cây ná bắn trúng chân nên bị thương nên không động đậy được
Từ phủ định được sử dụng trong câu là từ “không”, khẳng định cho sự việc nói trên là con mèo đã bị thương nên hoàn toàn không thể di chuyển, cử động được.
Tôi chưa từng nghe qua tên bộ phim này trước đây. Tôi nghĩ bộ phim này chắc không hay đâu.
Trong câu có sử dụng từ phủ định “Không”, khẳng định cho rằng bộ phim này chắc sẽ dở .
Trên đây là một vài ví dụ minh họa dễ hiểu để các em có thể nắm bắt được nội dung bài học về khái niệm câu phủ định là gì? Mong các em học tốt và đạt được điểm cao.
- Xem thêm: Động từ là gì? Cụm động từ là gì? Ví dụ và bài tập
Thuật Ngữ –