Câu rút gọn

Câu đặt ra phải đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. Song, trong những tình huống nhất định, để tránh lặp lại những từ ngữ xuất hiện, làm cho thông tin được tiếp nhận nhanh, tập trung, chúng ta có thể lược bỏ đi một hoặc một số thành phần nào đó trong câu.

Khái niệm về câu rút gọn

[edit]

Câu bị lược bỏ thành phần được gọi là câu rút gọn.

Cách rút gọn câu

[edit]

  • Có thể rút gọn bất cứ thành phần nào của câu, nhưng khi dựa vào hoàn cảnh cụ thể, người đọc, người nghe vẫn dễ dàng khôi phục lại thành phần bị rút gọn một cách đầy đủ và chính xác. Chính vì vậy, câu rút gọn có thể là câu không có chủ ngữ hoặc không có vị ngữ, hoặc không có cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

 Anh đang làm gì đấy? – Đang học. (rút gọn chủ ngữ) 

 Ai làm việc này? – Bạn Bình. (rút gọn vị ngữ)

 Bao giờ bạn về? – Ngày mai. (rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ) 

  • Câu rút gọn được dùng để ngụ ý rằng hành động, tính chất được nêu trong câu là của chung mọi người.

 Học, học nữa, học mãi. (Lê-nin)

  • Cần lưu ý khi sử dụng câu rút gọn để tránh gây hiểu nhầm hoặc không phù hợp với điều kiện giao tiếp.

   – Hôm nay con ăn gì?

                         – Cơm.

Khi trả lời người lớn mà dùng câu tỉnh lược là khiếm nhã. Trong những tình huống đó cần dùng câu đầy đủ thành phần (Con ăn cơm).

Tác dụng của việc rút gọn câu

[edit]

  • Làm cho câu văn trở nên ngắn gọn hơn.

  • Nội dung thông báo nổi rõ hơn, giúp người đọc, người nghe nhận ra thông tin chính nhanh hơn.

  • Tránh được sự trùng lặp những từ ngữ không cần thiết, tránh được việc thông báo những nội dung phụ, không quan trọng trong hoạt động giao tiếp.

Rate this post

Viết một bình luận