Cây Sống Đời: Công Dụng Và Các Bài Thuốc Trị Bệnh Hay

Dược tính của cây sống đời được đánh giá như một loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đây là loại lành tính và hầu như không có tác dụng phụ. Công dụng phổ biến của loại cây này là chữa tình trạng nhiễm trùng ngoài da và cầm máu. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng các dược tính trong lá còn có tác dụng phòng và chữa bệnh ung thư.

Cây sống đời từng bị xem là một loài xâm thực. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về thành phần của loại cây này, các nhà khoa học bất ngờ về công dụng chữa nhiều bệnh.Cây sống đời từng bị xem là một loài xâm thực. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về thành phần của loại cây này, các nhà khoa học bất ngờ về công dụng chữa nhiều bệnh.

+Tên khoa học: Kalanchoe pinnata.

+Tên khác: Cây lá bỏng; trường sinh; diệp sinh căn (lá sinh rễ); lạc địa sinh căn (rơi xuống đất sinh rễ); đả bất tử hoặc sá bất tử (đánh hoặc phơi không chết).

+Họ: Crassulaceae (họ lá bỏng).

I. Mô tả cây sống đời

Đặc điểm bên ngoài

Cây sống đời thuộc loại thực vật thân thảo, phân nhánh và mọng nước. Thân nhẫn, có màu xanh hoặc phớt tím. Chiều cao tối đa của cây có thể lên đến 1m. Lá mọc đối xứng, phiến lá dày, cuốn ngắn. Lá mọng nước và kéo nhớt như nha đam (lô hội). Nó mọc ra từ thân hoặc các cành và có màu xanh. Mép lá hình răng cưa, không cứng và hơi tím. Tùy giống mà lá có xẻ thùy hay không.

Hoa mọc thành cụm. Từng cụm hoa nối với nhau trên một cái cán dài. Cán hoa mọc từ nách lá hoặc thân. Cánh hoa nhỏ, xếp chồng lên nhau. Hoa sống đời có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, vàng, cam, trắng hoặc hồng. Hoa nở vào từ tháng 2 đến tháng 5.

Hoa sống đời đẹp và có nhiều màu sắc nên được nhiều người trồng như một loại cây cảnh.Hoa sống đời đẹp và có nhiều màu sắc nên được nhiều người trồng như một loại cây cảnh.

Môi trường sống

Sống đời là loại cây bản địa của Madagascar (Quốc đảo trên Ấn Độ Dương). Nó có khả năng sinh trưởng từ lá (1 lá phát triển thành nhiều cây con ở mép khi rụng xuống đất). Đặc điểm này giúp cây phát triển khá nhanh trong tự nhiên. Cũng vì thế mà một số nơi xem đây là loại cây xâm thực (điển hình là Hawaii) 

Ngoài Madagascar, cây lá bỏng còn được trồng nhiều hoặc mọc hoang ở khu vực Châu Á, Thái Bình Dương và khu vực xung quanh biển Caribe. Ở Việt Nam, loại cây này thường được tìm thấy trong các chậu rau ăn ở vùng nông thôn hoặc được trồng trong các nhà thuốc Nam. Ở những thành phố lớn, nó thường được trồng trong chậu như một loại cây cảnh.

Bộ phận dùng, cách thu hái và chế biến

Các bộ phận của cây đều có giá trị dược liệu. Tuy nhiên, phần lá được dùng nhiều nhất. Khi dùng làm thuốc, người ta chọn những lá già. Lá có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô. Nó được thu hái quanh năm.

Khi dùng làm dược liệu, người ta thường sử dụng lá sống đời.Khi dùng làm dược liệu, người ta thường sử dụng lá sống đời.

Tính vị và thành phần hóa học cây sống đời

Theo các ghi chép Đông y, cây lá bỏng có tính mát, vị hơi chua và chát. Đây là loại cây lành tính, không có độc tố. Thành phần hóa học của cây gồm 3 hợp chất chủ yếu: axit hữu cơ, glycosides flavonoids và các hợp chất phenolic. Điều đáng quan tâm là chiết xuất lá từ lá sống đời có chứa bryophylin. Đây là chất có khả năng kháng khuẩn và giải độc tế bào.

II. Giá trị dược liệu của cây sống đời

Theo ghi chép của Đông y

Dược tính có trong lá sống đời được ví như một loại thuốc kháng sinh. Điều tuyệt vời ở chỗ loại kháng sinh này có phạm vi tác động rộng và hoàn toàn không có tác dụng phụ. Đông y ứng dụng đặc tính này để chữa các bệnh về đường ruột; bỏng, vết thương hoặc tình trạng nhiễm trùng ngoài da. Bên cạnh đó, nó còn được dùng để cầm máu, chữa chảy máu cam; chữa viêm ruột, viêm loét dạ dày, viêm tai cấp tính; đại tiện ra máu và bệnh trĩ ngoại. Ngoài ra, người ta còn dùng loại cây này để giải rượu hoặc hỗ trợ tuyến sữa. 

Đông y sử dụng lá sống đời như một loại kháng sinh tự nhiên, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng.Đông y sử dụng lá sống đời như một loại kháng sinh tự nhiên, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng.

Theo nghiên cứu hiện đại

Công dụng của cây sống đời được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Những kết quả công bố trên các tạp chí khoa học một lần nữa khẳng định thêm cơ sở vững chắc cho những công dụng của loại cây này đã được ứng dụng trước đó trong dân gian. Tổng hợp những công dụng của cây với từng cơ quan và bộ phận của cơ thể như sau:

  • Đối với gan:

Giảm tình trạng nhiễm độc và khắc phục chứng vàng da

Từ rất lâu, người dân Ấn Độ đã sử dụng lá sống đời để giải độc gan. Mãi đến khi nó được công bố chính thức trên tạp chí y học Journal of Ethnopharmacology thì người ta mới công nhận hoàn toàn. Nhóm nghiên cứu cho những con chuột bị nhiễm độc gan do CCl4 (Cacbon tetraclorua) uống nước ép dạng tươi của lá sống đời. Sau một thời gian, kiểm tra thấy tình trạng nhiễm độc ở gan đã được giảm đáng kể. 

  • Đối với thận:

+ Giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh Gentamicin.

+ Gentamicin là thuốc kháng sinh điều trị loại bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nó có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng đến thận và làm tổn thương thần kinh. Nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ và một số thành phần khác, lá sống đời sẽ giảm được đáng kể các tác dụng phụ không mong muốn này. 

  • Đối với hệ hô hấp:

+ Ức chế phản ứng dị ứng ở đường hô hấp.

+ Nghiên cứu về chức năng này của lá sống đời được đăng tải trên tạp chí Phytomedicine. Các nhà khoa học cho biết chiết suất từ lá sẽ ổn định hệ miễn dịch. Nhờ đó, nó ức chế phản ứng dị ứng xảy ra ở đường hô hấp.

  • Đối với bệnh ung thư:

+ Phòng chống bệnh và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.

+ Đây là thông tin được đăng tải trên tạp chí Phytochemistry. Đây là công dụng đến từ chiết suất lá sống đời. Dù chỉ mới là kết quả bước đầu nhưng phát hiện này đang mở ra hy vọng cho hàng triệu bệnh nhân ung thư không có điều kiện tài chính.

Người ta bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các giá trị dược liệu của cây sống đời khi có nghiên cứu nói về khả năng chữa và phòng bệnh ung thư của loại cây này.Người ta bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các giá trị dược liệu của cây sống đời khi có nghiên cứu nói về khả năng chữa và phòng bệnh ung thư của loại cây này.

  • Đối với bệnh Leishmania:

+ Ức chế sự phát triển của bệnh

+ Leishmania là bệnh nhiễm trùng ngoài da. Nó có thể tự phục hồi nhưng để lại những vết sẹo lồi. Bệnh gây nhiều đau đớn và có thể dẫn đến nhiễm trùng khớp. 

Liều lượng và cách sử dụng

Dùng ngoài da thì liều lượng không quá quan trọng. Dù vậy, bạn chỉ nên dùng một lượng vừa đủ cho vị trí da bị thương tổn. Nếu dùng dạng sắc lấy nước uống hoặc ăn sống, liều lượng được khuyến cáo là 20 – 40g ở dạng tươi. 

IV. Bài thuốc chữa bệnh từ cây sống đời

1/ Chữa bỏng da với lá sống đời

Đây là tác dụng được sử dụng phổ biến của loại cây này. Dùng lá ở dạng tươi. Sau khi rửa sạch thì giã nát rồi đắp lên vùng da bị bỏng. Lưu ý, cách chữa này chỉ áp dụng cho trường hợp bỏng nhẹ hoặc sơ cứu vết bỏng nặng tạm thời. Nếu bị bỏng trên vùng da rộng thì cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. 

2/ Dùng lá sống đời chữa viêm xoang mũi và chảy máu cam

Chọn 2 – 3 lá sống đời đã già. Sau khi rửa sạch thì giã nát. Dùng tăm bông thấm nước cốt lá rồi nhét vào lỗ mũi. Để yên trong đó khoảng 5 phút mới rút ra. Mỗi ngày dùng cách này từ 4 – 5 lần, mũi sẽ giảm được tình trạng bị nghẹt và khó chịu do viêm xoang.

Ngoài công dụng chữa viêm xoang mũi, cách dùng trên còn giúp cầm máu trong trường hợp bị chảy máu cam. Lưu ý, bạn chỉ cần đặt tăm bông thấm nước lá sống đời 1 – 2 lần và giữ cố định ở đó trong vài phút thì máu sẽ không chảy nữa. 

3/ Chữa đau xương khớp, đau lưng và đau đầu bằng lá sống đời

Tùy vào vị trí bị đau nhức mà chọn số lượng lá sống đời phù hợp. Lá sau khi rửa sạch thì đợi cho ráo nước rồi làm dập sơ. Sau đó hơ nóng lá trên bếp than. Khi lá đạt được độ nóng thích hợp thì đắp nó lên vị bị đau nhức. Giữ cố định lá trên da cho đến khi hết nóng. Có thể hơ nóng lá lại rồi đắp lên da thêm 1 – 2 lần nữa. Lưu ý nhiệt độ để không làm bỏng da.

4/ Trị viêm họng với lá sống đời

Để hết đau họng, bạn nhai sống 1 – 2 lá sống đời. Bã có thể nuốt hoặc nhai lấy nước. Dùng lá này nhiều lần trong ngày cho đến khi tình trạng đau họng được cải thiện. Thường thì trong khoảng 2 – 3 ngày sẽ hết đau.

Lá sống đời dùng ở dạng tươi có thể chữa được nhiều bệnh lý.Lá sống đời dùng ở dạng tươi có thể chữa được nhiều bệnh lý.

5/ Dùng lá sống đời chữa trĩ ngoại

Để chữa trĩ ngoại bằng lá sống đời, mỗi ngày bạn cần dùng 10 lá và kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong 10 lá này, mỗi buổi sáng và chiều dùng 4 lá, buổi tối dùng 2 lá. Mỗi lần dùng, bạn nhai nuốt nước, dùng phần bã đắp lên búi trĩ trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Vệ sinh lại hậu môn đúng cách sau khi đắp bã lá.

6/ Trị mụn nhọt và các tình trạng viêm nhiễm ngoài da với lá sống đời

Dùng lá ở dạng tươi. Sau khi rửa sạch thì giã nát rồi đắp lên vùng da bị viêm nhiễm. Cách điều trị này giúp cho nốt mụn nhọt bớt sưng đỏ và giảm đau hiệu quả. Nốt mụn mới hình thành có thể bị tiêu biến khi đắp bã và nước cốt lá sống đời. Với trường hợp da bị viêm nhiễm, lá sống đời có tác dụng giảm sưng, tránh lây lan nhiễm trùng và giúp vùng da bị tổn thương nhanh chóng hồi phục.

7/ Lá sống đời giúp tăng lượng sữa cho mẹ bỉm

Phụ nữ đang cho con bú dùng lá sống đời sẽ phòng tránh tình trạng tắc tuyến sữa. Ngoài ra, lá này còn làm tăng lượng sữa. Cách sử dụng rất đơn giản. Mẹ bỉm có thể nhai sống 1 – 2 lá/1 ngày. Phần bã lá có thể nuốt hoặc không. Hoặc có thể dùng loại lá này nấu canh ăn hằng ngày.

8/ Bài thuốc chữa đại tiện ra máu với lá sống đời

Để chữa tình trạng đại tiện ra máu, bạn cần kết hợp lá sống đời với một số vị thuốc Đông y khác. Nguyên liệu cần chuẩn bị là 30g lá sống đời; lá trắc bá, ngải cứu (cả hai loại đều đã sao khô), cỏ nhọ nồi (mỗi loại 10g).

Cho các nguyên liệu cho vào nồi hoặc ấm cùng lúc. Đổ nước ngập các vị thuốc. Đậy kín nắp và đun với lửa lớn cho đến khi nước sắc còn nửa hoặc một chén là có thể dùng. Mỗi ngày uống 1 lần. Liên tục trong vài ngày sẽ chữa được tình trạng đại tiện ra máu.

Sắc lấy nước uống lá sống đời với một số vị thuốc Đông y có tác dụng chữa đại tiện ra máu.Sắc lấy nước uống lá sống đời với một số vị thuốc Đông y có tác dụng chữa đại tiện ra máu.

9/ Chữa viêm tai cấp tính bằng lá sống đời

Dùng 1 – 2 lá sống đời ở dạng tươi. Rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt. Dùng nước này nhỏ vào tai mỗi ngày 2 lần. Kiên trì trong một thời gian ngắn, các triệu chứng của tình trạng viêm tai cấp tính sẽ được cải thiện đáng kể.

10/ Lá sống đời giải rượu và trị mất ngủ

Lá sống đời tươi khi nhai sống có thể giải rượu và chữa được tình trạng mất ngủ. Với trường hợp say rượu, bạn chỉ cần nhai 1 – 2 lá này ở dạng tươi. Trong khoảng 10 phút sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ nét. Nếu bị mất ngủ, vào lúc chiều tối, bạn nên nhai 1 lá sống đời. Nó sẽ giúp bạn ngủ dễ dàng và sâu hơn.

11/ Lá sống đời chữa sốt xuất huyết

Dùng nhiều lá sống đời rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt sao cho lượng nước này đạt khoảng 100ml. Chia ra thành 3 – 4 lần uống trong ngày đầu tiên. Những ngày sau, lượng nước cốt lá sống đời giảm xuống còn 60ml. 

Công dụng làm đẹp da của lá sống đời

Ngoài tác dụng chữa bệnh, lá sống đời còn được nhiều chị em ưa chuộng vì hiệu quả làm đẹp da. Cụ thể, nước cốt từ loại lá này có thể làm mờ hoặc xóa những vùng da bị cháy nắng. Đặc biệt, nước lá sống đời còn giúp trị mụn, nhất là những nốt mụn to và có nhiều mủ. Ngoài ra, loại lá này còn giúp se khít lỗ chân lông và phòng ngừa mụn.

Lá sống đời sau khi rửa sạch thì giã nát. Trong lúc giã hãy cho vào đó một vài hạt muối. Rửa mặt với nước bình thường rồi lau khô. Dùng bã và nước cốt đắp lên da. Thư giãn trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch. Mỗi tuần áp dụng cách này từ 2 – 3 lần, bạn sẽ có làn da mịn màng.

V. Lưu ý khi dùng cây sống đời làm dược liệu

Cây sống đời nói chung và lá của loại cây này nói riêng có thể chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên nó không phải là thảo dược trị bách bệnh như những lời đồn và một số thông tin trên mạng. Bên cạnh đó, hiệu quả của các bài thuốc từ loại dược liệu này khác nhau tùy vào tình trạng bệnh, thể trạng và một số yếu tố khác.

Hiệu quả điều trị bệnh của lá sống đời thường chỉ dành cho những trường hợp nhẹ. Bên cạnh đó, người thuộc thể hàn cần hạn chế dùng loại cây này.Hiệu quả điều trị bệnh của lá sống đời thường chỉ dành cho những trường hợp nhẹ. Bên cạnh đó, người thuộc thể hàn cần hạn chế dùng loại cây này.

Mặt khác, cách chữa bệnh bằng cây lá bỏng cũng như một số loại thảo dược thiên nhiên khác thường chỉ phát huy hiệu quả trong những trường hợp bệnh nhẹ. Điều quan trọng hơn là chữa đúng bệnh. Vì thế, khi bị bệnh, bạn vẫn nên đến cơ sở y tế kiểm tra để có hướng điều trị phù hợp nhất. Đồng thời, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các bài thuốc chữa bệnh với cây lá bỏng.

Ngoài ra, sống đời là loại cây có tính hàn, nếu bạn thuộc thể này thì cần thận trọng khi dùng nó với liều lượng nhiều và liên tục. Cụ thể là những người hơi gầy, sợ lạnh, ít mồ hôi, dễ mệt mỏi và huyết áp hơi thấp.

Rate this post

Viết một bình luận