Cây cảnh nghệ thuật là gì?
Cây cảnh nghệ thuật thường là những cây trồng dùng để trang trí thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên cây cảnh thông qua cách tạo dáng cây, vẻ đẹp của hoa, lá và dáng thế của cây dưới sự tác động của con người tạo nên một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện một ý nghĩa văn hóa, nhân văn nào đó thông qua cây cảnh.
Điển hình cho cây cảnh nghệ thuật đó chính là cây bonsai tức cây được trồng trong chậu hoặc khay, được cắt tỉa và tạo dáng tỉ mỉ dưới góc nhìn và đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân chăm sóc cây. Hay nói một cách khác bonsai là một cây hay một nhóm cây được thu nhỏ lại nhưng vẫn mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và cây vẫn mang được cổ thụ lâu năm được trồng trong chậu, khay hoặc được trồng bằng kỹ thuật chăm sóc cây riêng biệt.
Ngẫm một chút cây xanh đâu chỉ là phương tiện trang trí, thay đổi cảnh quan mà sâu xa hơn nó còn ẩn chứa mong ước lớn lao, những giá trị thực của những ai có tình yêu mãnh liệt của mình đối với thiên nhiên cây cảnh, hòa hợp giữa nghệ thuật và nghề là vườn trong những lẽ sống đầy ý nghĩa thiêng liêng cao cả.
Để có một cây cảnh nghệ thuật ưng ý người ta thường dựa vào các yếu tố sau:
- Bộ rễ của cây phải dày và to, gân guốc trên mặt đất khoảng một phần ba trên bền mặt chậu cây.
- Vỏ cây phải càng sần sùi, lộ ra vẻ già nua, thu hút được cái nhìn của người thưởng ngoan.
- Thân cây phát triển phần dưới phải to và phần trên nhỏ dần lại. Nếu một cây mà có thân suôn phần gốc và phần ngọn không chênh lệch nhiều thì không thể làm cây cảnh theo nghẹ thuật được vì sẽ gây cảm giác cây khá là tù túng.
- Cành và nhánh cây phải phân chi thật rõ ràng sao cho phù hợp với một dáng thế dã định hình từ trước và nhánh cây phải phát triển được chồi non tốt.
- Lá cây xanh mướt, bóng, khong có dấu hiệu của bệnh và lá cây càng nhỏ càng tốt.
- Cây phải trổ nhiều hoa và hơn nữa hoa phải có màu sắc tươi và đẹp.
Hiện nay trên thế giới người ta chia cây cảnh nghệ thuật thành bốn nhóm chính:
- Cây có chiều cao khoảng 15cm là loại cây rất nhỏ hay còn gọi là cây mini.
- Cây có chiều cao khoảng từ 16cm đến 30cm được gọi là cây nhỏ.
- Cây có chiều cao khoảng từ 31cm đến 60cm được gọi là cây trung bình.
- Cây có chiều cao khoảng từ 60cm trở lên được gọi là cây lớn.
Trên đây là một số nét khái quát để chúng ta có thể hình dung ra quá trình sáng tạo một tác phẩm cây cảnh theo hướng nghệ thuật là vô cùng gian khổ, kiên trì, và đòi hỏi kiến thức cần thiết về chuyên môn, và hơn nữa cũng đã có nhiều sách, nhiều nguồn tham khảo về cây cảnh nghệ thuật này.
Ý nghĩa của cây cảnh nghệ thuật bonsai
Khi vào những năm tháng phát triển đầu tiên nghệ thuật bonsai thì người ta quan niệm rằng chỉ nên dùng những cây quý hiếm và có tuổi thọ lâu đời như cây tùng bách, cây si, cây sanh, cây đa, …để làm kiểng. Nhưng khi phát triển tới một mức nhất định thì những nghệ nhân làm bonsai với suy nghĩ phóng khoáng đã cho thấy không chỉ những cây quý hiếm, lâu đời mới có thể làm cây bonsai mà bất cứ cây nào cũng có thể để tạo hình một cây bonsai tuyệt đẹp, chỉ cần người nghệ nhân có kỹ thuật điêu luyện tốt, đặt tâm huyết vào cây với mong muốn mang đến một tác phẩm nghệ thuật thực thụ.
Mỗi một cây bonsai là một tác phẩm nghệ thuật đó là công sức, sáng tạo, tỉ mỉ mà người nghệ nhân tạo ra, gửi gắm vào những kiến thức, những ý tưởng và tình cảm của mình vào tác phẩm, để nhận ra cái đẹp của một cây bonsai, người xem cây phải sáng suốt hiểu biết và đủ năng lực, kinh nghiệm trong nghề mới cảm nhận được cái đẹp, tinh tế của một tác phẩm cây bonsai. Nhưng xét cho cùng với cái đẹp tiềmm ẩn bên trong cây cảnh nghệ thuật bonsai đó là chiều sâu về triết lý nhân sinh và tâm hồn thanh thoát mà nghệ nhân muốn gửi gắm trong đó.
Các trường phái cây cảnh nghệ thuật bonsai trên thế giới
Tạo nên một tác phẩm cây cảnh nghệ thuật bonsai cũng cần tuân theo những trường phái văn hoá nhất định, những chậu bonsai đặt cạnh nhau lại mang một phong cách riêng biệt, hoàn toàn khác nhau.
- Những trường phái cây cảnh ở Nhật Bản
Theo trường phái bonsai Cổ thụ
Được sáng tạo bởi nghệ nhân Nhật Bản mang tên Ben Oki Những chậu cây cảnh mang dáng của cây cổ thụ được thu nhỏ lại trong một chiếc chậu xin xắn với thân cây lùn, gốc to, lá cây xanh tươi tốt mang dáng vững chắc khiến ai cũng phải nhìn ngắm một cách say đắm.
Theo trường phái bonsai khô
Được xem là cha đẻ của trường phái này ông Masahiko Kimura một nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm và đồng thời cũng là cựu võ sĩ judo người nhật bản đã được tôn vinh hết lời khen ngợi của những người trong làng cây cảnh nghệ thuật bonsai này. Được trồng trên những thân cây khô kết hợp với tạo dáng độc đáo, những cây cảnh mang phong cách bonsai này khiến người nhìn phải mở to mắt trầm trố và cảm thấy lạ lẫm.
- Những trường phái cây cảnh bonsai ở Trung Hoa
Theo phong cách Bonsai Dương Châu
Cây cảnh bonsai Dương Châu lấy trung tâm là Dương Châu tiêu biểu cho phong cách bonsai khu vực phía Bắc Giang Tô, chậu cảnh bonsai này có đặc điểm lấy quấn để tạo dáng và phải gia công từ lúc cây còn non. Nhìn vào nét họa “chi vô thốn trực” đem cành uốn hình con rắn, dày một tấc ba vòng, khiến cành lá cắt bó thành hình vân phiến cực mỏng. Thân cây thành hình xoắn ốc cong lại. Cây có hình bậc thang 1 – 3 tầng và nhiều tầng.
Chậu cảnh Bonsai Dương Châu thường rải sỏi trong chậu, lấy sỏi đá kết hợp với cây cảnh làm cho cây có khí thế ngời ngời, đồng thời tăng thêm dáng vẻ tự nhiên cho cây. Hơn nữa còn 1 loại đặc biệt là kiểu thủy hạn, tức là trong chậu cảnh có một phần đất, còn 1 phần là nước. Như vậy có sơn thủy lại trồng cây nên loại này rất được ưa chuộng.
Theo trường phái Bonsai Thượng Hải
Cây cảnh bonsai theo trường phái này thì chậu cảnh tự nhiên phóng khoáng, hình thức thì rất nhiều tha hồ mà lựa chọn. Có loại bonsai nhỏ, cũng có loại bonsai siêu nhỏ,… Tạo dáng đều dùng phương pháp “Bó thô cắt nhỏ”. Trước tiên lấy giàn thép bó lại các nhánh chính, sau một năm cởi dây ra và gia công cắt tỉa. Sau khi tạo thành hình các nhánh cây sẽ tự động uốn cong tự nhiên, đường nét sắc sảo, lá cây sẽ phân bổ từng vùng, hình thành tự nhiên.
Căn cứ vào đặc trưng các loại cây cũng như sắc thái, vòng cây hình thành một cách tự nhiên, tránh tạo dáng mềm yếu và cứng nhắc. Trường phái Thượng Hải bonsai thường có phần thông thoáng, tầng lớp rõ rệt, tùy chỉnh phong phú, sáng tạo như vẽ trong tranh nên có phong cách độc đáo, riêng biệt. Các loại cây dùng dùng câu dùng cho trường phái này là thường có cây ngũ kim tùng, hắc tùng, la Hán tùng,… Ngoài ra còn có cây du, cây tước mai,…
Theo trường phái địa phương của bonsai Lĩnh Nam
Bonsai phái Lĩnh Nam lấy Quảng Châu làm trung tâm, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật này là những nhà làm Bonsai đã dùng những cảnh nhấp nhô chập chùng để sáng tạo ra phương pháp tự hình cắt tỉa hợp lý. Có tỉ lệ đẹp giữa cành và lá, phía trên phía dưới đều nhau, chú trọng đường cong ở rễ, thân và cành. Cây có dáng tự nhiên không gò bó. Mặc dù do bàn tay người tạo ra song đem lại sự hưởng thụ cái đẹp thiên nhiên hình thành một phong cách độc đáo.
Hình thức thường thấy của bonsai này là hình đại thụ, thân cây chắc khỏe, rễ cây sum xuê, lá mọc rậm. Loại Bonsai kiểu vách núi chia ra loại toàn bộ và một nửa, nhưng đều dùng cách chiết cành ghép thân nên có dáng vấp khỏe mạnh. Loại cây thích hợp để làm bonsai theo trường phái lĩnh nam là các cây Du, Tước Hải, Trà Phúc Kiến… có mầm mọc nhanh và khỏe.
Trường phái mới bonsai ngược, nghệ thuật mới trong bonsai
Thay vì cây được trồng “xuôi” từ trên xuống người chơi cây trồng nghệ thuật này lại theo hướng ngược lại, từ dưới lên. Kết quả của việc làm này là những tác phẩm bonsai ngược với những ấn tượng, cảm xúc hoàn toàn mới.
Dáng thế và cả các loại chậu trong bonsai ngược cũng được phá cách theo nhiều kiểu đa dạng, phong phú, tạo nên những tác phẩm lạ mắt, ấn tượng. Nếu trong bonsai “xuôi” có các dáng trực, hoành, huyền thẳng đứng, nghiêng, ngang, đổ,… thì trong bonsai ngược có các dạng tương ứng như: trực (dáng thẳng nhưng xoay ngược xuống dưới), xiêu (chốc nghiêng), hoành (chốc ngang) và huyền (vừa chốc vừa đổ). Còn chậu cây cho bonsai ngược thì được sử dụng rất phong phú, thể hiện sự sáng tạo, tưởng tượng của tác giả. Có thể đó là một cái lu, cái độc bình cắm hoa, thậm chí có thể là một cái… ché rượu, miễn sao tác phẩm hoàn chỉnh không bị quá lố hay phản cảm và nhất thiết phải đạt được các yếu tố cơ bản về thẩm mỹ.
Ngoài các trường phái cây cảnh nghệ thuật bonsai kể trên còn có rất nhiều các trường phái cây cảnh độc đáo khác mà chưa được kể tới. Người nghệ nhân sau khi hội tụ đầy đủ các yếu tố căn bản về cây cảnh bonsai thì hãy cứ thỏa sức sáng tạo ra những tác phẩm bonsai riêng biệt cá tính và độc đáo.
Tìm hiểu thêm
Top 5 triễn lãm cây cảnh quốc tế
Mọi đam mê cái đẹp nghệ thuật đều bắt nguồn từ tâm hồn của mỗi cá thể riêng biệt. Đứng trước vẻ đẹp nghệ thuật, con người ta như trẻ lại, cũng vẻ đẹp ấy, đưa những người xa lạ, từ các tỉnh thành trong nước, hay bạn bè quốc tế từ các châu lục sát lại gần nhau hơn. Và đặc biệt, ở trước cái đẹp nghệ thuật, chưa bao giờ có quy chuẩn giới hạn nào là tuyệt đối.
Cũng như bao người có cùng sở thích đam mê với nhau, có nhóm người thích sách báo, nhóm khác thích tranh ảnh, rồi cũng có thời trang,… Những con người đồng điệu về cái đẹp, ngồi lại và đánh giá cái đẹp qua các cuộc triển lãm.Vậy thì chẳng có lý do gì để cái đẹp của thiên nhiên cây cảnh không diễn ra trong cộng đồng người yêu thích cây cảnh.
- Triển lãm cây cảnh Nhật Bản
Có thể nói là một thiếu xót to lớn cho những người đam mê cây cảnh khi bỏ qua các cuộc triển lãm cây cảnh diễn ra tại xứ sở hoa anh đào. Chẳng phải ở đất nước mặt trời mọc này, thì nghệ thuật làm vườn được cả thể giới công nhận là nét đặc trưng của con người Nhật Bản hay sao?
Và chẳng hề xa lạ hay ngỡ ngàng gì, khi mà các cuộc triển lãm cây cảnh diễn ra, lúc nào cũng thu hút sự chú ý từ khắp nơi của bạn bè quốc tế. Những đám đông tò mò, để được một lần dùng hết cả trái tim bỏ qua lý trí để chiêm ngưỡng cái đam mê mà bao lâu mãi cố kiếm tìm.
Ở mỗi tác phẩm trong ngày triển lãm các nghệ nhân lại đưa bao câu chuyện, xúc cảm của chính chủ nhân vào hay lời thầm ngỏ, gửi gắm đến đông đảo những kẻ “ phải lòng “ với cây cảnh.
Sự kiện triển lãm cây cảnh diễn ra tại Tokyo ( Nhật Bản ) bắt đầu từ năm 1934 và được tổ chức thường niên vào tháng 2, tại Bảo tàng Mỹ Thuật Ueno. Với hơn 300 tác phẩm dự thi của các nghệ nhân trong và ngoài nước. Những tác phẩm đều mang trong mình một nét riêng chẳng lẫn vào đâu. Qúa nhiều cái đẹp đứng cạnh nhau. Chẳng khác nào đưa cho ban giám khảo và du khách một lời thách thức trong việc đi tìm cái đẹp.
- Triển lãm cây cảnh Trung Quốc
Trung Quốc là cái nôi của bonsai, của khởi đầu cho bao vẻ đep mà đến tận bây giờ vẫn chưa là hồi kết.Triển lãm cây cảnh được diễn ra tại Quảng Châu ( Trung Quốc ), có mặt đông đủ từ các thành phố khắp lãnh thổ rộng lớn này. Bên cạnh vài nét tương đồng với bonsai Nhật Bản, bonsai của Trung Quốc cũng khoác lên những đặc trưng của người dân Trung Hoa. Đến với ngày triển lãm, du khách hòa mình vào nhiều trường phái bonsai của Trung Quốc.
Có thể là trường phái An Huy với các thế hình xoắn ốc, đối xứng nhau. Với trường phái bonsai Thượng Hải lại ưa chuộng cây bách, tùng,… thể hiện phóng khoáng, tự do, như chính con người ở đây. Bonsai Tứ Xuyên yêu chuộng truyền thống, hoài cổ, với mong muốn đưa những hoài niệm xưa cũ để làm bàn đạp cho sáng tạo ra một loạt các kiểu dáng tự nhiên với màu sắc tự nhiên. Ngoài ra, còn có các trường phái bonsai khác mang đậm bản chất vùng miền mỗi nơi như: trường phái Lĩnh Nam, trường phái Dương Châu,… .
Mặc dù, có rất nhiều quy chuẩn cho bonsai của Trung Quốc nhưng dấu ấn vẫn phô bày cái đẹp của bản sắc dân tộc. Đó cũng là một nét riêng của văn hóa Trung Quốc, giúp du khách hiểu rõ tinh thần Trung Hoa rõ ràng hết qua các tác phẩm cây cảnh nghệ thuật.
- Triển lãm cây cảnh Hàn Quốc
Khác với nét đẹp tiềm ẩn như Nhật Bản, hay mạnh mẽ, can trường như Trung Quốc. Bonsai của Hàn Quốc có vài điểm tương đồng với vẻ đẹp của Việt Nam. Qua những chậu bonsai, đa phần gợi lên các triết lý, dựa vào yếu tố thiên nhiên, ca ngợi sự gắn bó của con người với cây cảnh
Cuộc triển lãm cây cảnh quốc tế ABFF diễn ra tại Hàn Quốc, là cuộc tranh tài của các nghệ nhân tài ba từ các nước đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia,…Tại đây, là cơ hội hiếm có, để cho những ai đam mê nghệ thuật bonsai có thể cảm nhận những dáng thế qua từng bàn tay của các nghệ trên khắp thế giới.
- Triển lãm cây cảnh quốc tế Noelanders Trophy
Triển lãm cây cảnh quốc tế Noelanders Trophy lần thứ 17 được diễn ra ở Genk – Bỉ. Hơn 100 cây cảnh tham gia vào sự kiện này. Sự kiện thu hút rất nhiều người dân và du khách trong lãnh thổ châu Âu đến tham gia. Cuộc triển lãm quốc tế lần này đánh dấu bước chuyển mình lớn của cộng đồng yêu thích bonsai ở phương trời Âu.
Triển lãm diễn ra cũng là việc chuyển mình thành công, khi đưa và du nhập một nét đẹp mang màu sắc của phương Đông đến gần với châu Âu. Đấy chẳng phải, tình yêu thiên nhiên, cây xanh đã có công rất nhiều đưa tất cả cùng hòa chung nhịp đập.
- Triển lãm cây cảnh quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương
Vào ngày 5 – 8 tháng 6 năm 2015, tại Thành phố Hồ Chí Minh, triển lãm cây cảnh quốc tế Châu Á Thái Bình Dương ( ABFF ) diễn ra. Đây là sự kiện Bonsai quốc tế đầu tiên lớn nhất Việt Nam. Nhân sự kiện này, nhằm khẳng định và phô bày nét đẹp bonsai ở Việt Nam.
Ngày hội triển lãm với sự góp mặt của rất nhiều đại biểu và các chuyên gia quốc tế về bonsai. Ngày hội triển lãm với đông đảo những tín đồ bonsai đến cùng chiêm ngưỡng. Đây cũng là dịp để các nghệ nhân, nhà vườn của nước ta, đem những tác phẩm cây cảnh đến với đoàn thể quốc tế
Top 5 cây cảnh độc đáo nhất thế giới
Có người chơi cây, đơn giản, vì nhàn rỗi, vì muốn kiếm một thú vui nhàn rỗi cho bản thân. Có người lại khác, đối với họ, cây cảnh là cốt mạch của sự sống. Ở họ, mỗi mầm cây là một tâm hồn mỏng manh, yếu đuối. Vì lẽ vậy, mỗi tác phẩm của nghệ nhân lại mang nhiều ẩn lòng trong đó, bao gửi gắm, tâm tư, ẩn khuất của bản thân. Hay đơn giản, lại là lời bày tỏ của con người với thiên nhiên. Chẳng phải Thượng Đế tạo ra sự hoàn mỹ của cây cảnh để bảo vệ và dành trọn những điều tuyệt vời nhất cho con người hay sao?
Cộng tác giữa tâm hồn người nghệ sĩ hòa cùng cây cảnh rừng xanh, thêm chút khéo léo của đôi bàn tay nghệ nhân đã cho ra đời hàng trăm, hàng vạn nghệ thuật cây cảnh lây động lòng người ra đời.
Chậu hoa tử đằng mini
Hoa tử đằng hay còn gọi là hoa wisteria, loài hoa tượng trưng cho tình yêu bất diệt của xứ sở phù tang, bắt nguồn từ châu Mỹ, thuộc loại thân gỗ, khẳng khiu, hoa mọc thành giàn lớn. Mỗi độ hoa nở, một góc trời nhỏ nhuộm tím mơ mộng, không lấy làm lạ khi nó thu hút hàng triệu khách du lịch khắp nơi.
Có lẽ thế, các nghệ nhân nuôi nấng, ấp ủ, cất giữ dù là một chút tình yêu bất diệt bé con qua loài hoa này. Một phiên bản thu nhỏ của tình cảm lứa đôi được nhắn gửi qua chậu hoa từ đằng mini, bởi lẽ tình yêu sẽ có khắp nơi qua những chậu hoa tử đằng mini này.
Cây bonsai hơn 800 tuổi ở Shunka-en ( Nhật Bản )
Sự trường tồn, sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên như một đáp số bí ẩn, đưa con người nhiều khúc mắt trong cuộc hành trình dài khám phá vạn vật. Trong phần thân “ hóa thạch ” kia, cứ ngỡ như là dấu chấm hết cho sự sống, nhưng không, đó lại là điểm thu hút riêng của chính nó. Chẳng phải từng tán lá vẫn xanh tươi mơn mởn đấy sao?
Trong hơn tám thế kỷ đi qua, lời thách thức của thời gian đã lui về nhường chỗ cho sự vươn mình của thiên nhiên. Như lời chứng minh cho câu nói: “ giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đep.”
Cây bonsai thông trắng 400 tuổi ở Nhật Bản
400 tuổi không phải là con số đáng ngưỡng mộ, mà đây, cây thông trắng là một chứng nhân sống cho lịch sử đi qua. Vào ngày Mỹ ném bom xuống thành phố Hiroshima ( Nhật Bản ), với hơn 90% người đã thiệt mạng, thì nhà Yamaki cách đó không xa chẳng hề hấn gì, cây thông trắng như một biểu tượng may mắn phù hộ và che chở cho chính dòng tộc Yamaki.
Rồi khi, chiến tranh qua đi, bao chiến tích của quá khứ vẫn còn đó, phóng xạ hạt nhân cũng chẳng thể giết nổi cái sống mãnh liệt của nó. Cây thông trắng như một làn ranh giới giữa đau khổ của quá khứ và hạnh phúc của hiện tại.
Cây ớt Chile
Nghệ thuật cây cảnh không còn giới hạn với những loài hoa, hay sanh, bách, tùng,… Mà nghệ thuật cũng có thể xuất phát từ một loại gia vị hằng ngày của mọi nhà. Cái đẹp lạ mà quen của ớt Chile ( có người gọi là ớt bảy sắc cầu vồng, ớt cảnh bonsai ) đem đến cái nhìn mới mẻ của những con mắt nghệ thuật.
Qua bàn tay ứng biến của nghệ nhân, cái thân quen lại mang chút âm hưởng mới mẻ cho người nhìn. Vàng, đỏ, tím, xanh cùng hòa quyện với nhau không những không tạo nên cảm giác khó chịu mà lại vô tình tạo sự khác biệt độc đáo giữa muôn vàn cái đẹp của của sắc màu nghệ thuật cây cảnh.
Táo gai Pyracanth
Táo gai có tên khoa học là Pyracantha coccinea, giống cây này dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện khí hậu. Dù là nơi đầy giông bão, hay những nơi cực kỳ ô nhiễm thì chúng vẫn vươn mình đâm chồi và sinh sôi.
Nhiều người cứ lầm tưởng, với cái tên nghe đầy quái lạ, gai góc thì vẻ đẹp của nó làm sao đủ để thu hút ánh nhìn hay không? Quả là một nhận định sai lầm, khác với tên gọi hoàn toàn, hoa của táo gai nở thành từng chùm, trắng tinh khôi hòa với hương thơm đầy mê đắm.
Và khi ra quả, Phyracantha coccinea lại làm bất ngờ thêm lần nữa, quả đỏ rực kết thành từng chùm làm cho bao con mắt nghệ sĩ phải phát cuồng lên bởi chính vẻ đẹp của chúng.
keyword: Cây cảnh nghệ thuật là gì? và những điều cơ bản cần biết dành cho người mới chơi