5/5 – (1 bình chọn)
Cây dừa cảnh không chỉ có tác dụng trang trí nhà ở, sân vườn mà còn mang đến nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy cho gia chủ. Tuy nhiên hiện nay có không ít người vẫn đang băn khoăn về lợi ích và cách trồng, chăm sóc của nó. Vậy cây dừa cảnh có ý nghĩa gì? Cách trồng, chăm sóc, giá bán như thế nào? Hãy cùng sân vườn Xanhou tìm hiểu nhé!
Giới thiệu về cây dừa cảnh
Cây dừa cảnh có tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, thuộc họ nhà cau. Chúng được trồng phổ biến ở trong sân vườn của gia chủ và trở thành loại cây cảnh trong nhà không thể thiếu của gia đình. Nó không chỉ nổi bật bởi hình dáng nhỏ nhắn, chiếc lá thẳng dài mà còn có sức sống mãnh liệt, thích nghi được với nhiều môi trường sống. Do vậy, gia chủ có thể tiết kiệm được tối đa thời gian chăm sóc của mình.
Tại một số địa phương nước ta, cây dừa cảnh còn có tên gọi khác là dừa kiểng, dừa nước cảnh, cây cau cọ hoặc cây cau vàng…
Đặc điểm
Sở dĩ cây dừa cảnh trong nhà được đông đảo khách hàng lựa chọn, trang trí cho không gian sống nhà mình là do những đặc điểm nổi bật dưới đây:
– Thân: có những đốt ngắn, hơi cong và màu hơi ngả vàng. Kích thước chỉ dao động từ 2 đến 5cm.
– Lá: thuộc loại lá kép, xẻ dọc dài, đầu ngọn được bao phủ bởi màu xanh, có khi có màu hơn trắng. Nó tạo cảm giác cuốn hút và xanh mướt cho người nhìn.
– Hoa: thường mọc theo cụm, có màu trắng sữa, mùi hương thoang thoảng quyến rũ. Chúng thường mọc ở những nách lá, mỗi nách là một bông hoa khác nhau. Nếu cây sai, hoa dừa cảnh tạo nên điểm nhấn nổi bật cho không gian, kích thích nhu cầu tận hưởng của khách hàng.
– Quả: hình dạng quả hạch, hình trứng và có màu vàng khi chín. Hương vị của chúng hơi ngọt, có vị chát, tương đối khác so với những loại quả sân vườn khác.
Thông thường, cây dừa kiểng sẽ có chiều cao từ 3 – 6m. Đối với những cây bé xinh trồng trong nhà, nó chỉ tầm 1,5 đến 3m mang lại vẻ đẹp “bất tận” cho sân vườn hoặc không gian trang trí của gia chủ.
Ý nghĩa của cây dừa cảnh
Cây dừa cạn phong thủy mang nhiều ý nghĩa về tài lộc, thịnh vượng và may mắn cho người trồng. Nó không chỉ có khí chất thanh cao, trong trẻo như các loại “tre cảnh” mà còn thẳng đứng như khí chất của khách hàng. Nếu đặt 2 chậu dừa cảnh hai bên trước cửa chính nhà, chúng sẽ mang lại sự an khang, thịnh vượng cho gia đình. Đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhà ở của khách hàng.
Không những thế, cây dừa cảnh còn mang lại vận khí tốt, giảm thiểu những điều rủi ro, xui xẻo. Nó hấp thu nguồn “tươi mới”, trong lành và cản ngăn âm khí xảy đến với gia chủ. Trong một vài trường hợp khác, cây dừa nước cảnh có tác dụng mang lại “thành công”, phát tài cho người hợp mệnh. Chúng mang những biểu tượng phong thủy đáng trồng cho người chăm sóc.
Tại sao nên trồng cây dừa cảnh trong nhà?
Không chỉ có tác dụng trang trí, mang ý nghĩa về phong thủy mà cây dừa cảnh còn có nhiều tác dụng, kích thích nhu cầu trồng và chăm sóc cây dừa cảnh như:
Lọc không khí
Cây dừa cảnh có khả năng hút các chất bụi bẩn trong môi trường và lọc không khí rất tốt. Khi quang hợp, lá cây sẽ hấp thụ cacbonic độc hại, thải ra oxy giúp cho sân vườn, nhà ở trở nên trong lành, mát mẻ hơn. Đồng thời, nó giảm thiểu những ngột ngạt của không gian chật hẹp, tạo bầu không khí dễ chịu, thoải mái cho người trồng.
Hơn thế, khi trồng cây dừa cảnh trong nhà, khách hàng sẽ giảm thiểu được mùi khói thuốc và các chất độc hại. Nó mang lại nguồn không khí “trong sạch”, cải thiện sức khỏe hằng ngày.
Tăng tính thẩm mỹ
Không chỉ có chức năng lọc không khí, cây dừa cảnh còn tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhà ở và sân vườn của gia chủ. Vẻ đẹp sang trọng độc đáo cùng màu xanh mướt mọc thẳng của cây giúp cho bàn làm việc, phòng khách trở nên cuốn hút hơn. Chúng tô vẽ bức tranh cuộc sống hiện đại, trong xanh cho người trồng.
Việc trưng bày các loại dừa cảnh trong chậu xinh cũng giúp cho nhà ở trở nên nổi bật. Một vài điểm chấm phá trên lá cây, thân cây và chậu cảnh có tác dụng mang lại “vẻ đẹp” mộc mạc, chân thật cho người trồng. Yếu tố thẩm mỹ được xem là nét đặc trưng quan trọng giúp cho dừa cảnh trở nên nổi bật, cách tân so với các loại cây trồng khác.
Biểu tượng phong thủy tốt lành
Như đã nói trên, cây dừa cảnh biểu tượng cho phong thủy tốt lành. Với những nhà kinh doanh, việc trồng và trưng bày dừa cảnh trong nhà mang ý nghĩa rất lớn cho bản thân và gia đình. Nó mang lại may mắn, tài lộc và cản ngăn mọi rủi ro, khó khăn. Điều này giúp cho chủ doanh nghiệp, nhà kinh doanh nhỏ lẻ trở nên thành đạt và giàu có.
Đặc biệt, với những người được xem là hợp tuổi và hợp mệnh cây dừa cảnh, cuộc sống của họ sẽ “phất lên như diều gặp gió”, sung túc, thịnh vượng quanh năm. Tuy nhiên, thông thường khách hàng nên trồng dừa cảnh theo đôi và đặt chúng ở vị trí thuận lợi như: trước nhà, trong sân vườn và tại nơi làm việc. Đây là những vị trí cây hấp thu vận khí tốt nhất.
Cách trồng và chăm sóc cây dừa cảnh
Kỹ thuật trồng cây dừa và cách chăm sóc chúng rất quan trọng. Nó quyết định đến sự thành công của sân vườn hoặc không gian trưng bày của gia chủ. Chính vì vậy, khách hàng cũng nên lưu ý một vài cách trồng, cách chăm sóc cây dừa cảnh đơn giản và hữu hiệu dưới đây:
Cách trồng cây dừa cảnh
Có rất nhiều cách trồng cây dừa nói chung và cách trồng cây dừa cảnh nói riêng. Tuy nhiên cách nhân giống phổ biến nhất vẫn là gieo hạt và tách cây. Mỗi phương pháp đều có những phương pháp và kỹ thuật thực hiện khác nhau.
Bước 1: Chọn giống cây.
Khách hàng nên lựa chọn giống cây dừa cảnh to khỏe, không bị sâu bệnh và có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Các loại giống này phải có đầy đủ rễ để hấp thụ nguồn dinh dưỡng tốt. Đồng thời không bị xây xát khi tách cây.
Thông thường, việc lựa chọn giống mất rất nhiều thời gian của gia chủ. Bởi lẽ, đây là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định đến sự sống và phát triển của loại cây cảnh sân vườn. Nếu kỹ lưỡng hơn, gia chủ nên nhẹ nhàng trong việc nhân giống cây trồng, không nên để ra những vết xước trên thân cây hoặc rễ cây để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập.
Bước 2: Tách bụi
Nếu như việc chọn giống là yếu tố then chốt sự thành công của cây trồng thì tách bụi là bước đệm thứ 2 giống cho dừa cảnh được nhân lên rất nhiều. Để làm được điều này, gia chủ nên sử dụng các loại dụng cụ tách chiết chuyên nghiệp. Hạn chế tình trạng đứt rễ hay xây xước trên thân. Đồng thời, quá trình tách bụi phải diễn ra gọn gàng, ngăn nắp và không ảnh hưởng đến các loại cây khác.
Bước 3: Tiến hành trồng
Sau khi đã chọn giống, tách bụi, gia chủ nên đặt cây giống vào chậu đất được chuẩn bị sẵn. Trồng vào chính giữa của chậu, nén đất vừa vun kín rễ, không nên đè chặt quá nhiều khiến cho bộ rễ không phát triển, dừa cảnh nhanh chết trong quá trình trồng. Đồng thời, khách hàng cần che phủ, tưới nước hoặc đặt cây vào vị trí mát, tạo điều kiện thuận lợi cho dừa phát triển. Hơn thế, nó hạn chế được rủi ro dừa cảnh bị héo hoặc cháy khô trong thời tiết nắng gắt ban đầu.
Quá trình trồng này chỉ mất 30 – 40 phút. Tuy nhiên cách trồng và chăm sóc thì mất tương đối nhiều thời gian trong thời gian đầu. Do vậy, khách hàng nên lưu ý để dừa cảnh được sản sinh và phát triển tốt hơn.
Cách chăm sóc
Cách chăm sóc cây dừa cảnh tương đối đơn giản và giống các loại cây cọ cảnh, chuối cảnh trồng trong nhà. Nó cũng dựa trên các yếu tố như: nước tưới, ánh sáng, phân bón, đất và phòng trừ sâu bệnh.
Đất: Nên lựa chọn loại đất trồng cho cây dừa cảnh giàu chất dinh dưỡng, có độ tơi xốp và khả năng thoát hơi nước tốt. Khách hàng nên trộn thêm phân hữu cơ, trấu, xơ dừa hoặc mùn để tăng độ màu mỡ cho đất, giúp cho cây trồng lớn nhanh, sinh trưởng tốt trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.
Ánh sáng: Cây dừa cảnh là loại ưa ánh sáng, thích hợp ở vị trí sân vườn và những nơi thoáng mát. Do vậy, khi trồng và trang trí trong nhà, khách hàng nên đặt ở vị trí gần cửa sổ, sân thượng hoặc mang cây đi tắm nắng mỗi ngày. Đồng thời, hạn chế trồng cây những nơi tối tăm, có ít ánh sáng.
Nước tưới: Đối với cây dừa cảnh, gia chủ không nên tưới quá nhiều nước. Bởi lẽ bổ rễ của chúng bám rất sâu, dễ bị ngập úng và thối. Chính vì vậy, khi tưới khách hàng chỉ nên rải đều xung quanh với lượng nước vừa phải, không nên đổ trực tiếp xuống gốc. Đặc biệt, chỉ nên tưới 1 đến 2 lần/ tuần.
Phân bón: Là loại cây sinh trưởng và phát triển tốt, cây dừa cảnh không tốn nhiều phân bón. Do vậy, gia chủ chỉ nên bón phân từ 2 đến 3 tháng theo thời kỳ, hoặc bón thúc nhằm ra hoa nhanh.
Phòng trừ sâu bệnh: Để hạn chế tình trạng sâu bệnh làm hại, khách hàng có thể phun các loại thuốc trừ sâu ở mức độ vừa phải để hạn chế tối đa tình trạng này. Tuy nhiên, trước khi phun, gia chủ nên đặt ở vị trí sân vườn, nơi không có người để giảm thiểu tình trạng độc hại. Sau đó đợi khoảng 3 – 4 tiếng cho cây dừa cảnh bay bớt mùi và đặt lại nơi trang trí ban đầu.
Nhờ cách chăm sóc này, gia chủ có thể vẽ ra được cảnh sắc thiên nhiên trong lành trong nhà. Đồng thời tô điểm cho không gian nội thất thêm độc đáo, tinh tế hơn.
Giá bán cây dừa cảnh
Hiện nay tại các cửa hàng cung cấp giống cây trồng, giá cây cảnh thường giao động từ 100 đến 300 ngàn đồng tùy đặc điểm và loại giống. Do vây, gia chủ có thể lựa chọn được loại dừa cảnh mình ưa thích, phù hợp với sân vườn của gia đình.
Để quá trình mua bán cây dừa cảnh được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn, khách hàng nên tham khảo bảng báo giá cây dừa cảnh trên các diễn đàn internet hoặc các trang cây cảnh sân vườn.
Trên đây là tổng hợp về cây dừa cảnh mà kiến trúc sân vườn Xanhou đã đúc kết lại được. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho quý khách trong quá trình tìm hiểu và chăm sóc cây cảnh
Chia sẻ ngay