Cây henna là gì? Cây lá móng? Công dụng của cây Henna | Gony

Cây Henna được ứng dụng khá nhiều trong các lĩnh vực như làm đẹp, y học. Thế nhưng vẫn còn nhiều người không biết cây Henna là gì? Nhằm giúp bạn có thêm các thông tin về cây Henna hay gần gũi hơn là cây lá móng, GONY đã tổng hợp các thông tin qua bài viết dưới đây. Hãy cùng tham khảo để có cái nhìn đúng đắn hơn về loại cây có nhiều công dụng này nhé.

Thông tin cơ bản về cây Henna

  • Ngoài tên gọi là cây henna thì loại cây này còn có tên khác là cây lá móng, tán mạt hoa, lựu mọi, chỉ giáp hoa và cây móng tay.

  • Tên khoa học: Lawsonia inermis

  • Cây Henna thuộc họ tử vi (Lythraceae).

Đặc điểm của cây lá móng

Cây henna là gì

Lá móng là loài thực vật có thân nhỏ, chiều cao khi trưởng thành chỉ khoảng chừng 3 đến 4m. Thân cây có gai ở đầu cành tuy nhiên không quá nhọn. Lá cây mọc đối xứng, có dạng hình quả trứng, là lá đơn, mỗi phiến lá rộng khoảng 1 đến 1,5 cm và dài từ 2 đến 3 cm. 

Khi ra hoa sẽ mọc ở đầu cành, theo dạng chùm, ban đầu có màu trắng sau chuyển dần sang màu đỏ hoặc màu vàng sậm. Hoa không có mùi thơm mà mang một mùi hăng hắc khó ngửi.

Sau khi ra hoa sẽ lại giai đoạn kết quả, quả hình cầu, kích thước khoảng bằng hạt tiêu. Có 4 cạnh dọc, bên trong cũng được chia thành bốn ngăn đều nhau. Trong mỗi quả sẽ chứa rất nhiều hạt nhỏ có vỏ, người ta thường nhân giống cây Henna bằng các hạt này. Vậy nhưng không phải ở môi trường nào thì cây lá móng tay cũng có thể phát triển, cây thích những vùng đất màu mỡ, khí hậu nóng, ẩm.

Phân bố

Cây lá móng tay có nguồn gốc xuất xứ từ Ai Cập sau đó duy thực và được trồng tại những vùng có khí hậu nhiệt đới. Tại nước ta bạn sẽ có thể thấy cây henna mọc hoang ở nhiều nơi. Một số vùng cũng trồng lại cây này để phục vụ cho nhu cầu nhuộm vải, sản xuất thuốc nhuộm tóc thảo dược henna.

Ứng dụng của cây Henna

Ứng dụng của cây Henna

Hầu như tất cả các bộ phận của cây Henna đều được sử dụng. Phần lá dùng làm thuốc, thân hoa và rễ cây cũng sử dụng trong một số ngành. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là phần lá cây được ứng dụng cả trong y học và làm đẹp.

Công dụng trong y học

Theo đông y lá móng có thể dùng để cầm máu, thu liễm và kháng nấm hiệu quả. Ngoài ra còn có tác dụng ngăn ngừa sự chảy máu của các vết thương, trị nấm da, lở ngứa. Với khả năng kháng sinh mạnh mẽ của mình tác dụng của lá móng tay đã được ghi nhận đối với các loại trực khuẩn trùng coli, Sonnei, Shiga,….

Làm mực vẽ Henna

Tại Ấn Độ người ta sử dụng dịch ép ra từ hoa của cây lá móng để vẽ Henna. Vẽ henna hay mehndi là một loại hình xăm nghệ thuật nhưng không tồn tại suốt đời. Khi nghiền những bông hoa của cây lá móng thành bột và thêm một chút thành phần tự nhiên khác sẽ trở thành một loại thuốc nhuộm vô cùng an toàn cho làn da. Khi vẽ lên sẽ có màu đen và khoảng từ 15 đến 20 phút mực sẽ khô bong ra, trên tay sẽ xuất hiện màu nâu cam vô cùng bắt mắt.

Sản xuất thuốc nhuộm tóc thảo dược

thuốc nhuộm tóc thảo dược

Nhận thấy cấu tạo tự nhiên của loài cây này có thể phù hợp để sản xuất ra các loại thuốc nhuộm từ thiên nhiên. Người ta đã nghiên cứu và phát triển thành công rất nhiều thương hiệu bột lá nhuộm tóc Henna. Tại Mỹ với sự phát triển của máy móc công nghệ cũng đã cho ra đời sản phẩm thuốc nhuộm tóc GONY an toàn, chất lượng. Sản phẩm đạt được chứng nhận an toàn và được nhiều người dùng ưa chuộng. Thuốc nhuộm GONY có tác dụng:

  • Bảo vệ và phục hồi tế bào da trong quá trình nhuộm tóc.

  • Không chứa hidro peroxide và amoniac bởi đây là những tác nhân có thể gây ra chứng bạc tóc.

  • Duy trì tình trạng đàn hồi tốt cho tóc, đồng thời bảo vệ với tóc dưới tia cực tím từ ánh mặt trời

  • Chế tình trạng gãy rụng hư tổn ở tóc

  • Cho khả năng phủ bạc cực tốt.

  • Quy trình nhuộm tóc tại nhà vô cùng đơn giản. Có hướng dẫn sử dụng bên trong mỗi sản phẩm để quý khách hàng có thể thực hiện và nhanh chóng sở hữu mái tóc đẹp.

Với sản phẩm thuốc nhuộm tóc đen và nâu thảo dược Henna bạn sẽ không còn phải lo lắng với các vấn đề và tóc như bạc tóc khô xơ sau khi nhuộm. Và hơn cả là không phải lo lắng về các vấn đề kích ứng da hay tóc hư tổn như khi sử dụng các sản phẩm hóa học khác. Liên hệ ngay với nhà GONY để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất bạn nhé!

>> Xem thêm: Ủ thuốc nhuộm tóc bao lâu? Sau bao lâu được gội? Chăm sóc tóc sau khi nhuộm như thế nào?

Rate this post

Viết một bình luận